Hành trình ra thế giới của smartphone Việt Nam
Mobiistar, Vsmart, Bphone đại diện cho smartphone thương hiệu Việt ‘mang chuông đi đánh xứ người’, nhưng mỗi thương hiệu lại có một câu chuyện và kết quả khác nhau.
Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, hôm 22/3 cho biết lô hàng Bphone đầu tiên đã được xuất sang châu Âu. Smartphone của Bkav nhắm vào thị trường khá đặc thù: điện thoại chuyên dụng về an ninh. Ông Quảng còn hé mở hy vọng tương lai một nguyên thủ châu Âu sử dụng điện thoại Việt Nam.
Trước đó, Bkav từng khẳng định đã bán Bphone sang Dubai và Myanmar. Vsmart, một thương hiệu smartphone Việt Nam khác, cũng đã có sản phẩm hiện diện ở châu Âu, Mỹ.
Trước khi Bphone và Vsmart vươn ra thị trường toàn cầu, có một thương hiệu đã đặt những dấu mốc đầu tiên của điện thoại Việt ra thế giới cách đây 3 năm.
Mobiistar: Đi để trở về
Khoảng tháng 5/2018, ông Ngô Nguyên Kha – CEO hãng điện thoại Mobiistar – khoe tấm ảnh các đồng sự tại một văn phòng ở Ấn Độ. Thời điểm đó, ông Kha khẳng định lập văn phòng tại đất nước tỷ dân. Ấn Độ sẽ là thị trường đầu tiên trong hành trình Mobiistar vươn ra thế giới.
Là hãng điện thoại Việt đầu tiên mở văn phòng ở nước ngoài, Mobiistar thời điểm đó tung ra thị trường các smartphone giá rẻ, tập trung vào camera selfie. Với tiềm lực vừa đủ, công ty ban đầu bán sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử, học theo cách làm của Xiaomi để cạnh tranh với những đối thủ mạnh tại thị trường thời điểm đó gồm Xiaomi, Oppo, Samsung.
Mobiistar giới thiệu smartphone ở thị trường Ấn Độ vào năm 2018.
Video đang HOT
Ở thị trường trong nước, mặc dù vẫn hiện diện trên các kênh bán lẻ, nhưng hãng điện thoại Việt lâu đời bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các thương hiệu Trung Quốc. Ông Kha từng dùng câu nói “đi để trở về”, mô tả cách Mobiistar thâm nhập thị trường nước ngoài, sau đó tiếp tục trở về củng cố vị thế của hãng tại Việt Nam.
Ông Kha, một người hoạt động lâu năm trong ngành điện thoại Việt, năm 2018 sang ở hẳn Ấn Độ, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường. Công ty đã có vài lần ra mắt sản phẩm tại đây, bán máy trên kênh thương mại điện tử, đồng thời xây dựng đội ngũ và hệ thống bảo hành.
Tuy vậy, khoảng một năm sau, khoảng giữa năm 2019, Mobiistar tuyên bố rút khỏi thị trường này. Nguyên nhân do V-Sun, đối tác sản xuất và một nhà đầu tư của Mobiistar, tuyên bố phá sản. Kể từ thời điểm đó, Mobiistar dần mất hút khỏi Việt Nam.
Kế hoạch vươn ra quốc tế của Mobiistar không thành nhưng tạo tiền đề để người dùng và doanh nhân Việt nhìn thấy smartphone thương hiệu Việt từng bán ở nước ngoài.
Vsmart và Bphone nối gót
Mobiistar dù là thương hiệu Việt nhưng gia công sản phẩm ở nước ngoài. Trong khi đó, Vsmart và Bphone lại có nhà máy sản xuất trong nước, thuần Việt hơn.
Vsmart là một trường hợp đặc biệt khi tung ra 4 mẫu smartphone đầu tiên vào tháng 12/2018 nhưng sau đó đã nhanh chóng tiến ra thị trường nước ngoài, và hiện trong top 5 hãng smartphone lớn nhất tại Việt Nam.
Vào tháng 7/2018, VinSmart tuyên bố mua 51% cổ phần hãng công nghệ BQ (Tây Ban Nha) sau đó nhanh chóng mở nhà máy để sản xuất smartphone, tung 4 mẫu máy ra thị trường Việt Nam.
Chỉ 4 tháng sau khi chính thức ra mắt người dùng trong nước, điện thoại Vsmart lần đầu xuất ngoại với việc hiện diện ở Tây Ban Nha vào tháng 3/2019.
Điện thoại Vsmart trong sự kiện ra mắt tại Tây Ban Nha năm 2019.
Cuối tháng 5 cùng năm, Vsmart tiến sang Myanmar, với việc hợp tác với các đối tác nội địa và nhà mạng Mytel (Viettel).
Đến tháng 10, thông qua TFN Trading, Vsmart có mặt tại Nga – quốc gia thứ 3 ngoài thị trường Việt Nam.
Vào đầu năm nay, Vsmart có bước tiến lớn khi thâm nhập thành công thị trường Mỹ – vốn có yêu cầu cao với các sản phẩm công nghệ viễn thông. Ba mẫu máy của VinSmart sản xuất cho AT&T được bán tại cửa hàng các nhà mạng này và một số siêu thị Walmart. Giá bán những mẫu này từ 39 USD đến 89 USD.
Hãng điện thoại Việt thuộc sở hữu của VinGroup còn hé lộ ý định sản xuất điện thoại 5G cho thị trường Mỹ.
Cùng lúc Vsmart tiến vào Myanmar, Bkav cũng mở bán sản phẩm tại quốc gia này. Vào tháng 5/2019, Bphone 3 được phân phối tại Myanmar thông qua nhà mạng Mytel.
Trước đó, tại thời điểm ra mắt Bphone 2017, đại diện Bkav cho biết có khả năng bán Bphone Gold ở Dubai, song đến nay vẫn chưa thấy thông tin chính thức về việc này.
CEO Bkav lý giải khúc mắc trong hợp đồng bán Bphone ra châu Âu
Bị nghi ngờ nguỵ tạo hợp đồng bán Bphone sang châu Âu, ông Nguyễn Tử Quảng lên tiếng giải thích.
Ông Nguyễn Tử Quảng hôm 22/3 đăng trên Facebook cá nhân một hợp đồng mua bán Bphone với đối tác từ châu Âu. Bình luận dưới bài viết này, nhiều người đặt nghi ngờ về tính xác thực của hợp đồng.
Hợp đồng mua bán Bphone được ông Nguyễn Tử Quảng đưa lên mạng.
Nổi bật trong các nghi ngờ là việc Bkav ghi tên công ty "CONG TY CO PHAN BKAV" ở bên bán. Cái tên nửa Anh nửa Việt trong một hợp đồng toàn tiếng Anh khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
Hôm nay 24/3, CEO Bkav lý giải sự việc trên fanpage của Bphone. Theo ông Quảng, việc ghi tên "CONG TY CO PHAN BKAV" là thoả thuận với phía đối tác.
Cụ thể với hợp đồng xuất khẩu Bphone mới đây, bên mua yêu cầu ghi tên của Bkav như trên. Điều này do tên của Bkav trên hệ thống ngân hàng ghi rõ là "CONG TY CO PHAN BKAV". Phía đối tác của ông Quảng đề nghị sử dụng đúng như vậy để đảm bảo tiền về đúng nơi. Cũng có thể hiểu đây là tên riêng và cần để đúng nguyên bản gốc, theo ông Quảng.
Các ý kiến nghi ngờ cho rằng ông Quảng nguỵ tạo giấy tờ trong hợp đồng đầu tiên của Bphone ở châu Âu.
Tuy vậy, ông Quảng khẳng định Bkav có tới 200 đối tác tại hàng chục quốc gia trên thế giới. Các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hàng ngày trong cả chục năm qua.
Công ty của ông Quảng ký hợp đồng và nhập xuất linh kiện với các đối tác lớn nhỏ. Từ những tập đoàn lớn như Qualcomm, Toshiba, Samsung (cảm biến), cho đến một số công ty rất đặc thù về an ninh.
Khi làm việc với nhiều đối tác như vậy, mỗi quốc gia, mỗi đối tác, mỗi ngân hàng của họ đều có những quy định trong giao dịch, phù hợp với đặc thù riêng.
"Có bên sẽ yêu cầu tên công ty phải đúng như trong giấy phép kinh doanh... Có bên thì yêu cầu tên tiếng Anh", ông Quảng lý giải.
Hôm 22/3, ông Quảng cho biết lô hàng xuất khẩu Bphone sang một nước "cường quốc quân sự" ở châu Âu. Máy sẽ được sử dụng cho các yếu nhân, VIP. Bkav cùng với đối tác phát triển hệ điều hành bảo mật riêng, dựa trên BOS (hệ điều hành trên Bphone) cho dòng máy này. Các máy xuất khẩu chính là B40, B60 giới thiệu hồi tháng 5 năm ngoái.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: LG bán mảng sản xuất smartphone là hợp lý Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng smartphone là sản phẩm tinh hoa của công nghệ và nếu bỏ smartphone là tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình. Thời gian gần đây, theo thông tin được đăng tải từ một vài trang báo Hàn Quốc như Newspim hay KoreaTimes, LG Electronics đang xem xét kế hoạch tách và bán bộ phận kinh...