Hành trình mang công nghệ thực tế ảo lên kính lái ôtô
Jamieson Christmas, nhà sáng lập công ty Envisics tại Anh, tin rằng kính lái ôtô là môi trường sử dụng hoàn hảo cho ảnh hologram thực tế tăng cường.
Giống như hàng triệu đứa trẻ khác trên khắp thế giới, Jamieson Christmas thực sự bị cuốn hút khi lần đầu xem loạt phim Star Wars của đạo diễn George Lucas. “Tôi lớn lên cùng Star Wars từ những năm 70 của thế kỷ trước. Điều khiến tôi yêu thích là ý tưởng về ảnh ba chiều Hologram. Đạo diễn Lucas miêu tả tương lai với những con robot nhỏ có khả năng chiếu ảnh ba chiều của con người. Robot R2-D2 và tất cả những ý tưởng công nghệ đó thực sự có ảnh hưởng to lớn đến tôi”, Christmas nói.
Sau hơn 40 năm, Jamieson Christmas hiện là nhà sáng lập công ty Envisics tại Anh. Ông tin rằng mình đã tìm thấy
Công nghệ của Envisics có thể hỗ trợ giữ làn, hiển thị điểm mù và cảnh báo người qua đường….
Sản phẩm mà Envisics tập trung phát triển là hệ thống ảnh ba chiều trong xe hơi với mục tiêu biến đổi cách con người quan sát và điều khiển xe trên đường. Công ty của Christmas cung cấp giải pháp công nghệ AR chiếu hình ảnh lên kính chắn gió, tương tự loại màn hình hiển thị HUD không còn xa lạ trên máy bay, trực thăng hoặc các mẫu xe ôtô hạng sang ra mắt gần đây.
Christmas cho biết: “Máy bay là phương tiện giao thông an toàn nhất hiện nay, bởi mọi thứ trên chuyến bay đều được thực hiện theo một quy trình thiết lập sẵn từ việc bật, tắt, kiểm tra các chức năng tới cách phi công giao tiếp. Tương tự như vậy, điều Envisics muốn làm là nâng cao trải nghiệm lái xe của mọi người và từ đó giúp chuyến đi trở nên an toàn hơn”.
Hành trình xây dựng công nghệ hologram trong xe hơi
Cảm hứng từ những công nghệ tương lai trong Star Wars đưa Christmas tới Đại học Cambridge để theo học bằng tiến sĩ. Tại đây, ông cùng một số bạn học bắt đầu thử xây dựng một màn hình ba chiều như mơ ước. “Chúng tôi nhận ra công nghệ màn hình này chưa thể thành sự thực bởi nó thực sự rất khó”, ông nói.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Christmas lập công ty Two Trees Photonics Limited vào năm 2010. Ý tưởng sản phẩm cũng tương tự Envisics là tạo ra ảnh ba chiều động cho thị trường ôtô, nhưng hậu quả của cuộc sụp đổ tài chính năm 2008 khiến không có nhà đầu tư mạo hiểm nào quan tâm đến các doanh nghiệp công nghệ sâu này.
Tuy nhiên, Two Trees vẫn tiếp tục phát triển thành một doanh nghiệp nhỏ với 20 nhân viên, trước khi sáp nhập vào Daqri (Mỹ), tập trung thiết kế cho kính thực tế ảo HoloLens và Magic Leap. Nhà sáng lập của Daqri, Brian Mullins, mô tả công nghệ của Two Trees là “tuyệt tác về thị giác”. Nhưng Daqri cuối cùng cũng thất bại. Dù huy động được hơn 300 triệu USD tiền đầu tư, công ty không thể giao hàng và nộp đơn phá sản sau chưa đầy 10 năm hoạt động.
Video đang HOT
Daqri sụp đổ, Jamieson Christmas lại bắt đầu từ con số 0.
Envisics nhìn từ một khía cạnh khác chính là bản nâng cấp của Two Trees. Mục tiêu thâm nhập ngành công nghiệp ôtô giống nhau, nhưng công nghệ bên trong sản phẩm đã có bước phát triển nhảy vọt. Sản phẩm của Envisics là một thiết bị chiếu ánh sáng nằm bên trong taplo phía trước vô lăng, ánh sáng sau khi đi qua một khe hở sẽ bật lên kính chắn gió tới mắt người điều khiển.
Christmas nói: “Chất lượng hiển thị của Envisics có thể coi là Retina của thế giới ôtô. Các thiết bị của chúng tôi thường hoạt động ở độ phân giải gấp từ ba đến bốn lần độ phân giải của mắt người. Tài xế sẽ có được hình ảnh rõ nét hơn nhiều so với những gì bạn thường thấy trên xe hiện nay”.
Các thông tin liên quan tới hành trình liên tục được hiển thị không khác gì game đua xe.
Phiên bản thế hệ đầu của công nghệ này hiện có mặt trên một số sản phẩm của Jaguar Land Rovers với chức năng chiếu bảng điều khiển kỹ thuật số. Phiên bản thế hệ thứ hai, với nhiều nâng cấp đáng giá, sẽ xuất hiện trên Cadillac Lyriq của GM, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2023.
Lý do để tin vào tương lai của AR
Trên thực tế, có rất nhiều công ty khởi nghiệp bằng ý tưởng AR nhưng rồi nhanh chóng biến mất. Dù có khởi đầu rất tốt, hầu hết start-up trong lĩnh vực này gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng phổ thông chi tiền để sử dụng sản phẩm. Một số tên tuổi lớn như Daqri và Magic Leap đều đã vấp ngã. Thậm chí nỗ lực của “ông lớn” Google với dự án Google Glass cũng chịu chung số phận.
Nhưng theo Digital Trends, Christmas có lý do để thúc đẩy AR trên ôtô. Ông chia sẻ: “Tôi từng tham gia một cuộc họp với một người đeo Google Glass, và tình huống diễn ra khá bối rối. Đôi khi người đó có vẻ như đang nhìn bạn nhưng thực sự họ đang xem xét thứ khác”. Còn bên trong không gian ôtô, người dùng có thể tận hưởng không gian tương đối riêng tư, không phải lo lắng về ánh nhìn của người khác khi tương tác với AR.
Tiếp theo là phần công nghệ. Kính thực tế ảo AR đòi hỏi tích hợp rất nhiều công nghệ tiên tiến vào một thân máy nhỏ gọn, dẫn tới trải nghiệm AR chưa đủ chân thực. Trong khi xét về không gian, một chiếc ôtô có lợi thế hơn khi dễ dàng lắp các bộ cảm biến và bộ xử lý cần thiết.
Công nghệ AR trong xe hơi cũng không phải lo lắng quá nhiều về một thách thức thường gặp phải ở kính AR: Mọi người di chuyển đầu quá nhanh. Một chiếc ôtô cũng di chuyển rất nhanh nhưng người điều khiển hiếm khi chuyển hướng xe đột ngột. Điều này giúp dễ dàng chiếu hình ảnh một cách trơn tru, có kiểm soát, cho phép đẩy thông tin theo ngữ cảnh lên kính lái mượt mà, tránh tình trạng co giật mắt do ánh sáng nhấp nháy ở các kính AR truyền thống.
Tuy nhiên, lý do lớn nhất giúp AR trên xe hơi có thể thành công là nó có tiềm năng giải quyết vấn đề an toàn giao thông. Christmas nói: “Xu hướng trên các phương tiện giao thông hiện nay là có màn hình điều khiển lớn, độ phân giải cao và hầu hết đều cảm ứng. Nếu bạn đang lái xe mà muốn đổi kênh radio hoặc điều chỉnh nhiệt độ trong xe, khả năng cao bạn sẽ phải chuyển tầm nhìn ra khỏi đường và thực hiện phối hợp tay mắt nhằm tương tác với màn hình. Thời gian mất tập trung càng lâu, việc lái xe sẽ càng trở nên rủi ro. Khả năng giải phóng người lái xe khỏi sự phân tâm, từ đó tham gia thông an toàn chính là triển vọng của công nghệ AR”.
Trong công nghệ AR, thông tin có thể được đẩy lên dần dần vào đúng thời điểm hơn, vì vậy người điều khiển không cần phải cân nhắc giữa việc tập trung vào việc lái xe hay tương tác với màn hình. Christmas giải thích thêm, có một số tình huống ứng dụng cho công nghệ này khá phù hợp. Một là cảnh báo người lái về các mối nguy hiểm trong môi trường giao thông đô thị, như người đi bộ bất ngờ băng qua đường, các nút giao thông phức tạp, điều kiện thời tiết nguy hiểm hay chỉ là hành vi điều khiển phương tiện của các tài xế khác. Hai là vấn đề chỉ đường. Hiện tại, tính năng chỉ đường trong ôtô chủ yếu được thực hiện thông qua lời nói hoặc chỉ dẫn điều hướng trên màn hình. Trong cả hai trường hợp, tài xế thường phải mất vài giây để tưởng tượng và thực hiện. Với tương tác thực ảo AR, những thông tin này đều sẽ nổi lên trên chính con đường trước mặt bạn.
Tháng trước, Envisics công bố đã huy động vốn thành công với 50 triệu USD. “Chúng tôi sẽ đầu tư hơn nữa để tăng tốc quá trình hiện thực hóa công nghệ thế hệ tiếp theo, hứa hẹn mang lại nhiều chức năng nâng cao hơn nữa”, Christmas nói.
Phi hành gia NASA tập bay bằng thiết bị thực tế ảo
Hàng loạt phi hành gia đang thực hành nhiệm vụ lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu CST-100 thông qua công nghệ thực tế ảo.
Boeing, hãng sản xuất tầng đẩy đầu tiên của tên lửa Saturn V từng đưa người lên Mặt trăng, đang huấn luyện phi hành gia rời mặt đất bằng phi thuyền CST-100 Starliner và thực hiện nhiệm vụ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thông qua công nghệ thực tế ảo (VR).
Chuyến bay thử nghiệm không phi hành đoàn đầu tiên của CST-100 được tiến hành ngày 20/12/2019 và gặp sự cố phần mềm, khiến nó không thể tiếp cận ISS theo kế hoạch. Boeing dự kiến thực hiện chuyến bay không tổ lái thứ hai mang tên mã "Boe-OFT 2" vào cuối năm nay trước khi lên kế hoạch thử nghiệm với chuyến bay có người.
Boeing cho biết 3 phi hành gia đang sử dụng thiết bị Varjo VR-2 của Phần Lan để làm quen với hệ thống bảng điều khiển và nội thất bên trong phi thuyền Starliner.
Bảng điều khiển Starliner tái hiện trên hệ thống VR-2.
"Đây là hệ thống huấn luyện di động có thể mở ra nhiều cơ hội đào tạo phi hành gia ở những địa điểm khác nhau. Nó chính là tương lai. Quá trình huấn luyện thực tế diễn ra ở thành phố Houston, Texas, nhưng hệ thống VR sẽ cho phép các phi hành gia ở bang Florida cùng lúc tham gia nhiệm vụ mô phỏng với đồng đội ở Houston", Connie Miller, kỹ sư phần mềm của Boeing tại Texas, cho biết.
Loại bỏ giới hạn về vị trí địa lý rất có ích khi một trong các phi hành gia trên chuyến bay đầu tiên của Starliner là người Nhật Bản. Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cũng có thể trả tiền cho Boeing và SpaceX để đưa người lên không gian từ lãnh thổ Mỹ.
"Đây là thiết bị đặt vừa trong valy và có thể dùng ở bất kỳ nơi nào có kết nối Internet. Bạn có thể cắm nó vào mọi hệ thống huấn luyện, dù là ở Houston, Florida hay nơi nào đó trên thế giới", Steven Siceloff, phát ngôn viên Boeing, cho hay.
Công nghệ được Boeing và Varjo sử dụng không thuần túy là thực tế ảo, mà có thể coi là thực tế hỗn hợp (mixed reality). Các phi hành gia dùng tay cầm điều khiển và kính VR của Varjo để huấn luyện với những kịch bản đòi hỏi ký ức cơ bắp và khả năng ra quyết định chớp nhoáng. Họ có thể nhìn và tương tác với các công tắc trên bảng điều khiển trong khoang tàu Starliner, cũng như đọc dữ liệu thời gian thực trên màn hình dạng tablet của tổ lái.
"Starliner có mức độ tự động hóa cao, nhưng vẫn có một số tính năng thủ công. Khoang lái có chưa đến 100 công tắc, chúng được thiết bị VR mô phỏng với chi tiết như thật", Miller nói.
Yêu cầu mô phỏng thực tế khiến Boeing chọn mẫu Varjo VR-2 với độ phân giải 60 PPD (pixel per degree). Mỗi người dùng có thể thấy 3.600 pixel trong tầm nhìn, chủ yếu tập trung vào hố thị giác, khu vực cho góc nhìn rõ nét nhất trong mắt con người. VR-2 cũng được tích hợp thiết bị theo dõi chuyển động mắt và tay.
Các phi hành gia NASA đã được huấn luyện làm việc trên không gian bằng công nghệ thực tế ảo từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, độ phân giải thấp của các bộ kính VR trước đây khiến việc đào tạo các kịch bản liên quan đến an toàn bay, như vận hành phi thuyền và ráp nối với ISS, vẫn chưa thể thực hiện.
"Giờ đây phi hành gia có thể thấy tay mình tương tác với nút bấm và công tắc trong buồng lái VR, mô phỏng chính xác hành động trong buồng mô phỏng thực tế. Một người có thể ngồi trong buồng mô phỏng và vận hành các kịch bản tại Houston, trong khi một phi hành gia khác chứng kiến toàn bộ quá trình đó qua VR. Đó là một trải nghiệm chia sẻ", Miller cho hay.
Phi hành gia làm quen buồng lái Starliner trên hệ thống VR-2.
Quá trình phóng tàu vũ trụ thường mất khoảng 12 phút, từ lúc rời mặt đất đến khi đạt quỹ đạo ổn định, nhưng các phi hành gia phải trải qua nhiều năm chuẩn bị với hàng trăm giờ huấn luyện trên hệ thống mô phỏng phức tạp để bảo đảm nhiệm vụ trôi chảy.
Những buồng mô phỏng được dùng suốt hàng chục năm qua có thể coi là một dạng VR, nhưng không thể đạt mức độ mô phỏng như thiết bị VR hoàn chỉnh. "Với kính VR hiện đại, bạn có thể cảm nhận mình đang trong phi thuyền thực tế, thay vì ngồi trong một buồng lái cố định trên mặt đất", Siceloff nói.
Dù SpaceX thu hút phần lớn sự chú ý gần đây, Boeing mới là tập đoàn có lịch sử lâu dài với các chương trình không gian của NASA.
"Chúng tôi đã phối hợp với NASA từ khi cơ quan này thành lập, cũng là nhà thầu chủ chốt trong dự án ISS và phối hợp với NSSA trong các chương trình trạm vũ trụ từ trước năm 1993. Chúng tôi có những kỹ sư đang làm việc cùng NASA để duy trì và nâng cấp ISS. Boeing chưa bao giờ tách khỏi những hoạt động của con người trên vũ trụ", Siceloff nói thêm.
Lần đầu tiên ITU World được tổ chức online trên nền tảng thực tế ảo do Viettel phát triển Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết: mấy năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt thế giới vẫn chỉ là "địa chỉ gia công". Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 (ITU World 2020) được tổ chức trực tuyến là cơ hội để thế giới có cái nhìn khác....