Hành trình ‘lột xác’ gian nan mà ngoạn mục của nam PT 9X, trở thành nguồn động lực to lớn cho nhiều bạn trẻ ‘cò hương’
Không từ bỏ khao khát hoàn thiện bản thân, Hoàng Văn Phi Phi đã thành công tăng gần 20kg sau nhiều lần thất bại
Con người ta sẽ trưởng thành và dần trở nên tốt đẹp hơn nếu nhận thức rõ được những khuyết điểm của bản thân. Hoàng Văn Phi Phi (SN 1997) may mắn là một trong số đó. Chàng trai gốc Huế đã sớm nhận ra những mặt bất lợi nếu cứ giữ mãi vẻ ngoài “cò hương” của mình và từ đó quyết tâm thay đổi bản thân.
Hành trình “lột xác” của Phi Phi diễn ra không hề đơn giản. Bắt đầu từ cuối năm 2015, sau khi tốt nghiệp THPT, chàng trai 9x đã lần đầu tiên đến phòng gym, bắt đầu tập luyện để tăng cân. Tuy nhiên do còn thiếu kiến thức và tập luyện theo bản năng nên quá trình cải thiện cân nặng diễn ra không mấy hiệu quả. Cuối cùng, Phi Phi đã phải dừng tập sau gần 1 năm vì lý do cá nhân.
Thời điểm này, anh cao 1m78 và chỉ nặng có 55kg.
Mãi tới tháng 4/2017, Phi Phi mới bắt đầu tập luyện trở lại. Do đã chuẩn bị kỹ về các kiến thức liên quan và chuyên tâm hơn nên cân nặng đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng vui mừng chẳng được bao lâu thì đầu năm 2018, chàng trai lại phải bỏ ngang vì căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoại hình của Phi Phi không thay đổi mấy sau nhiều lần phải bỏ tập giữa chừng
Chưa từ bỏ hy vọng “tân trang” vẻ ngoài của bản thân. Cuối năm 2018, Phi Phi đã quay trở lại tập luyện khi bệnh tình đã phục hồi khoảng 60%. Anh cho hay: “Bắt đầu lại lần thứ 3, mình cực kì quyết tâm và nỗ lực hết mình, bỏ công sức nhiều hơn, dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để chuyên tâm mày mò nghiên cứu tất cả các kiến thức về thể hình từ các nguồn nghiên cứu khoa học chính thống, sách,… chứ không chỉ còn lên mạng đọc vu vơ như lần trước. Mình tập luyện chăm chỉ, kiên trì, kỉ luật và luôn luôn cố gắng học hỏi thêm từ đó cho tới nay, và cuối cùng có một kết quả tạm thời gọi là chấp nhận được như những hình ảnh mà mọi người thấy gần đây.”
Video đang HOT
Thời điểm hiện tại, Phi Phi đã cao 1m80 và nặng 73kg
Phi Phi đang là một PT freelancer, sinh sống và làm việc tại TP HCM
Chia sẻ về chế độ ăn uống và luyện tập trong quá trình tăng cân, chàng trai 9x cho biết: “Trong mỗi buổi tập, mình luôn tập với cường độ cao để tối đa sự phát triển lên cơ bắp. Nhưng mình chỉ tập đủ bài và tập không quá lâu để tránh việc quá tải trong tập luyện. Về chế độ ăn uống thì mình dành ưu tiên cho việc tự chế biến tất cả các món ăn để đảm bảo chính xác những gì mình nạp vào cơ thể. Chế độ ăn của mình giàu đạm, đủ lượng chất xơ, chất béo tốt và các vitamin khoáng chất cần thiết, dư thừa calories ở mức vừa đủ để tăng cân, tăng cơ, tránh việc dư thừa quá nhiều dẫn đến tích mỡ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”
Khi chia sẻ câu chuyện “lột xác” gian nan mà ngoạn mục của bản thân, nam PT hy vọng có thể truyền động lực tới cho tất cả mọi người, giúp họ cải thiện vóc dáng, phát huy tối đa sức khỏe và lối sống tích cực, đặc biệt là đối với các bạn trẻ.
Ngủ dậy là bị tê tay, chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì?
Một số bệnh lý ở giai đoạn đầu sẽ chỉ biểu hiện triệu chứng cảnh báo vào buổi sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy và biến mất dần chỉ sau vài tiếng.
Biết cách "giải mã" những triệu chứng này, chúng ta có thể chặn đứng bệnh tật ngay từ trong trứng nước.
Cứng khớp
Nếu có hiện tượng cứng khớp khi vừa thức dậy, khiến cử động kém linh hoạt và triệu chứng kéo dài hơn 30 phút, thì bạn cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ mắc các bệnh về khớp, cụ thể:
- Cứng khớp ở ngón tay (Thường kéo dài hơn 1 giờ): Cảnh báo nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
- Cứng khớp gối: Cảnh báo nguy cơ viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp
- Cứng ở vùng eo và lưng: Cảnh giác với bệnh căng cơ thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, viêm cột sống.
Ngoài các vấn đề về xương khớp, tình trạng cứng khớp buổi sáng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh dị ứng và một số loại bệnh tự miễn.
Phù nề
Nếu thường thức dậy với các vùng cơ thể bị phù và hiện tượng phù giảm dần sau một thời gian, hãy coi chừng với các bệnh lý ẩn sâu bên trong cơ thể:
- Phù ở niêm mạc (chủ yếu ở mặt và mí mắt): Cảnh giác với các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp.
- Phù ở mí mắt, bắp chân, eo và hông: Có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy tim, suy thận.
Bên cạnh các vấn đề nghiêm trọng kể trên, hiện tượng phù có thể chỉ là do bạn đã lỡ uống quá nhiều nước vào đêm hôm trước hoặc do mệt mỏi và thiếu thời gian nghỉ ngơi.
Tê tay
Cảm giác tê bì tay vào mỗi buổi sáng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, với mỗi vùng tay bị tê lại cảnh báo các căn bệnh khác nhau, cụ thể:
- Với những người thường xuyên phải làm việc tại bàn như dân công sở, nếu xuất hiện cảm giác tê tay lặp lại liên tục vào mỗi sáng, hãy cẩn thận với bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Với đầu bếp, nội trợ, những người thường xuyên thực hiện vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay, việc bị tê tay vào buổi sáng hoặc lúc nửa đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh đang bị chèn ép.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có hiện tượng tê ở cả 2 bàn tay và cảm giác giống như đang đeo găng tay, thì rất có thể đang gặp phải các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
Cần lưu ý rằng, nếu hiện tượng tê tay đi kèm với các triệu chứng như bị yếu một chi, méo miệng, phát âm không rõ, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, bởi rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của một cơn tai biến mạch máu não.
Chóng mặt
Hiện tượng chóng mặt sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về huyết áp:
- Cảm giác chóng mặt vào sáng sớm dù là đang nằm hay đã dậy vận động có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh cao huyết áp. Để chắc chắn, có thể tự đo huyết áp ngay sau khi thức dậy, nếu kết quả lớn hơn 135/85 mmHg nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp.
- Nếu hiện tượng chóng mặt xảy ra khi đột ngột ngồi/đứng dậy, kèm theo triệu chứng nổi đom đóm mắt thì hãy cảnh giác với bệnh huyết áp thấp.
Ho
Các vấn đề về hô hấp sẽ có biểu hiện rõ ràng vào thời điểm sáng sớm, và ho là một trong những tín hiệu cảnh báo phổ biến nhất cho vấn đề sức khỏe này, theo đó:
- Nếu là trẻ em thường ho vào buổi sáng và kéo dài liên tục 4 tuần trở lên, triệu chứng ho tăng lên khi thời tiết lạnh thì có khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn.
- Nếu bạn ho đi kèm với hiện tượng khó chịu và có đờm ở vùng họng, rất có thể dịch ở mũi đã giọt xuống họng trong đêm, do các vấn đề như viêm mũi, viêm xoang.
Đau mỏi vai gáy - dấu hiệu sớm của thoái hóa đốt sống cổ Hỏi: Tôi hay bị đau ở vùng sau gáy, cử động vùng cổ khó khăn, đau đầu, chóng mặt. Xin hỏi bác sĩ, đó có phải dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ? Đồng Thị Trang (51 tuổi, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội). Ảnh minh họa. Đáp: Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở tuổi...