Hành trình kiện tụng 5 năm với nhà thầu Trung Quốc tại dự án thập kỷ Thượng Kon Tum
Các năm qua, Vĩnh Sơn – Sông Hinh vẫn đang bước hai chân song song tại dự án này, một mặt tiếp tục triển khai, một mặt giải quyết vụ kiện với nhà thầu cũ. Trong khi hồ sơ được duyệt vào năm 2009, công trình thủy điện liên tục lùi tiến độ và nâng tổng mức đầu tư. Đây có thể sẽ là dự án vắt qua tới ba thập kỷ khi khả năng đi vào hoạt động trong năm 2019 đang ngày càng thấp.
Thông tin từ CTCP Vĩnh Sơn – Sông Hinh (mã VSH) mới đây cho biết Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 14/11/2019 đã có Quyết định về việc hủy toàn bộ Phán quyết Trọng tài đề ngày 10/04/2019. Phán quyết bị hủy Hội đồng trọng tài 24/14 đã buộc Vĩnh Sơn – Sông Hinh phải bồi thường số tiền tương đương 2.163,23 tỷ đồng cho Tổ hợp nhà thầu gồm Viện thiết kế Hydro China Huadong và Công ty TNHH Cục đường sắt số 18 Trung Quốc.
Vụ kiện số hiệu 24/14 liên quan tới Hợp đồng số 885/2010/HĐ-VSH-TH về việc Thiết kế và Thi công tuyến năng lượng giai đoạn 2 dự án Thượng Kon Tum giữa hai bên đến nay đã kéo dài hơn 5 năm.
Ngày 4/9/2014, Vĩnh Sơn – Sông Hinh nhận được Thông báo số 526/VIAC của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Tổ hợp nhà thầu Huadong – CR18G gồm Tổng Công ty Công trình HydroChina Huadong và Công ty TNHH Cục Đường sắt số 18 Trung Quốc là nguyên đơn yêu cầu Công ty bồi thường về việc vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty đã gửi đến VIAC hồ sơ tự bảo vệ. Vĩnh Sơn – Sông Hinh cũng đưa ra phản tố và yêu cầu bồi thường ngược lại vào ngày 20/11/2014.
Sau gần 5 năm, Phán quyết từ Hội đồng Trọng tài đề ngày 10/4/2019 buộc công ty phải thanh toán bổ sung và bồi thường cho tổ hợp nhà Huadong – CR18G với tồng sổ tiền tương đương 1.974 tỷ đồng. Vào ngày 2/5/2019, doanh nghiệp thủy điện này đã nộp hồ sơ đến Tòa án Nhân dân Hà Nội yêu cầu hủy phán quyết trên.
Giữa tháng 6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nêu trên thuộc thẩm quyền giải quyết. Quyết định hủy phán quyết được Tòa án này được đưa ra sau hơn nửa năm kể từ ngày Vĩnh Sơn – Sông Hinh nộp hồ sơ.
Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc chưa có phán quyết nào đối với vụ kiện giữa hai pháp nhân trên. Hiện khoản tiền bồi thường liên quan đến vụ kiện với nhà thầu cũ Trung Quốc được ghi nhận là một khoản nợ tiềm tàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty hoàn toàn chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ liên quan đến vụ án này trên báo cáo tài chính rieng do kết quả sau cùng của vụ kiện chưa được xác định.
Video đang HOT
Thực tế, các năm qua, Vĩnh Sơn – Sông Hinh vẫn đang bước hai chân song song tại dự án, một mặt tiếp tục triển khai, một mặt giải quyết vụ kiện với nhà thầu cũ. Nếu không kịp hoàn thành trong năm 2019 này, Thượng Kon Tum sẽ trở thành dự án thủy điện vắt qua ba thập kỷ, tính từ thời điểm được phê duyệt hồ sơ dự án (2009).
Dự án Thượng Kon Tum trong quá trình xây dựng – Ảnh: Robbins
Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ phát điện tổ máy thứ nhất vào quý I/2013 và đưa vào vận hành cả 2 tổ máy vào năm 2014. Tuy nhiên, sau thời gian dài vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc và phải đổi nhà thầu mới sau đó, dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn triển khai. Thông tin cập nhận mới nhất tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, dự án đã thi công đên giai đoạn cuối cùng và chỉ còn lại 249 m là thông hầm. Tuy nhiên, vốn cho dự án lại đang cực kỳ khó khăn. Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản nửa đầu năm vẫn giữ nhịp độ tăng tốt nhưng đến quý III vừa qua chỉ tăng thêm 139 tỷ đồng. Đầu tháng 11, Vĩnh Sơn Sông Hinh huy động được 100 tỷ đồng, thông qua việc bán trái phiếu cho cổ đông lớn là CTCP Cơ điện lạnh (REE).
CTCP Cơ điện lạnh (mã REE – HoSE), doanh nghiệp tư nhân với nhiều khoản đầu tư lớn vào các công ty thủy điện, nhiệt điện, đã mua lại phần lớn cổ phần do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn cuối năm 2016 và hiện đang sở hữu hơn 21% Vĩnh Sơn – Sông Hinh. Cùng với những biến động tại dự án trọng điểm Thượng Kon Tum, Vĩnh Sơn – Sông Hinh các năm qua cũng ghi nhận sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông.
Vĩnh Sơn – Sông Hinh sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 23/12/2019. Tại Đại hội, công ty sẽ báo cáo tiến độ, kết quả phát hành trái phiếu và tiếp tục kế hoạch huy động vốn cho dự án Thủy điện Thượng KonTum.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm gấp đôi thị giá, dự thu hơn 1.223 tỷ đồng
SCIC là cổ đông lớn thứ 3 tại Nhiệt điện Quảng Ninh, xếp sau Tổng Công ty Phát điện 1 (sở hữu 42%) và Nhiệt điện Phả Lại (sở hữu 16,35%). 2 cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Điện lực TKV (sở hữu 10,62%) và Cơ điện lạnh - REE (sở hữu 9,35%).
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 51 triệu cổ phiếu CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (HoSE: QTP), tương đương 11,42% vốn.
Giá khởi điểm được đưa ra là 23.800 đồng/cp, cao hơn 2 lần so với thị giá hiện tại. Tổng số tiền thu về theo đó ước tính hơn 1.223 tỷ đồng.
Hiện, SCIC là cổ đông lớn thứ 3 tại Nhiệt điện Quảng Ninh, xếp sau Tổng Công ty Phát điện 1 (sở hữu 42%) và Nhiệt điện Phả Lại (sở hữu 16,35%). 2 cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Điện lực TKV (sở hữu 10,62%) và Cơ điện lạnh - REE (sở hữu 9,35%).
Về Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty đang vận hành Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 &2 với tổng công suất 1.200 MW, sản lượng là 7,2 tỷ kWh/năm. Nhiệt điện Quảng Ninh có ý nghĩa tăng cường độ tin cậy cấp điện cho khu vực tam giác kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh; giảm vốn đầu tư xây dựng lưới điện 110/220 KV tại khu vực và trở thành một trong các trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, Nhiệt điện Quảng Ninh ghi nhận doanh thu thuần 7.384 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp thu về 734 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Nhiệt điện Quảng Ninh đạt 264 tỷ lợi nhuận trước thuế, cùng kỳ lỗ hơn 35 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản Công ty ở mức 11.148 tỷ đồng, vốn chủ 4.476 tỷ đồng và 6.672 tỷ đồng nợ phải trả. Hiện, Nhiệt điện Quảng Ninh đang lỗ lũy kế hơn 230 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu QTP tăng trần đột biến lên 12.800 đồng/cp trong phiên 18/11, ngay sau thông tin được bán đấu giá được công bố.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Genco 3 muốn thoái vốn tại thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh Tổng công ty phát điện 3 (EVNGenco 3, UPCoM: PGV) công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn góp tại Công ty thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (HoSE: VSH). Ảnh Internet Genco 3 sở hữu 30,55% vốn tại Vĩnh Sơn Sông Hinh với giá gốc đầu tư 961 tỷ đồng. Việc thoái vốn tại công ty thủy điện...