Hành trình kêu oan của người vừa được bồi thường hơn 200 triệu đồng
Trưa 6.8, phóng viên Dân Việt đã tìm đến nhà nông dân Phạm Thanh Chệch (sinh năm 1978, ngụ ấp Tấn Công, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Ông Chệch là người vừa được bồi thường hơn 200 triệu đồng, do phải chịu tù oan hơn 9 tháng trời khi bị buộc tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tai họa tự dưng ập đến
Mới đây, VKSND huyện Thới Bình đã bồi thường oan sai hơn 205 triệu đồng cho ông Chệch.
Trước đó, ngày 24.11.2017, TAND tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm giữa nguyên đơn là ông Phạm Thanh Chệch và bị đơn là VKSND huyện Thới Bình về vụ án bồi thường oan sai. Theo đó, HĐXX tuyên buộc VKSND huyện Thới Bình phải bồi thường cho ông Chệch số tiền trên và tổ chức xin lỗi công khai tại nơi cư trú theo quy định.
Theo hồ sơ vụ án, chiều 6.12.2014, Công an huyện Thới Bình bắt giữ Trần Hoàng Hảo, Nguyễn Chí Công cùng 3 người khác về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy ở gần chòi canh tôm của gia đình ông Chệch.
Sau đó, các con nghiện cho biết số ma túy họ sử dụng mua từ ông Chệch. Từ lời khai này, Công an huyện Thới Bình bắt giữ và VKSND cùng cấp truy tố theo hướng có tội.
Vụ án được đưa ra xét xử, TAND huyện Thới Bình nhận định lời khai có sự mâu thuẫn, không nhất quán, các vật chứng thu được chưa thể chứng minh ông Chệch phạm tội, nên tuyên trả tự do cho ông Chệch tại tòa. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm bị cơ quan công tố kháng nghị.
Ông Phạm Thanh Chệch, người vừa được bồi thường oan sai hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Ngày 28.12.2015, TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm và tuyên bác kháng nghị của VKSND huyện Thới Bình, tuyên y bản án sơ thẩm. Sau đó, ông Chệnh kiện VKSND huyện Thới Bình, đòi bồi thường oan sai cho mình.
Tính từ ngày bị bắt đến khi được trả tự do, anh Chệch bị tam giam 9 tháng 5 ngày và hơn 100 ngày tại ngoại.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Chệch là con trai út trong một gia đình có 4 anh em, chí thú làm ăn, được xóm giềng quý mến. Cha là ông Phạm Công Trường, là một thương binh 3/4. Ông Chệch là lao động chính trong gia đình và cũng là bộ đội xuất ngũ. Sau khi chia tay vợ, ông ở cùng cha mẹ già và đứa con trai (sinh năm 2004).
Nhớ lại ngày bị bắt, ông Chệch chia sẻ: Hôm đó, tôi có việc phải ra ngoài, khi vừa về đến nhà thì công an ập đến bắt tôi ngay, sau đó tiến hành xét nhà. Tôi rất bất ngờ vì không biết mình đã làm gì, còn ba mẹ tôi thì như chết lặng, ai cũng hoang mang, lo lắng. Lúc này con trai tôi mới học lớp 6, vẫn còn thơ dại.
Video đang HOT
Ông Chệch cùng với cha ruột. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Chệch, giữa ông và những người khai ông cung cấp ma túy chỉ là mối quan hệ quen biết nhưng không thân. Bản thân ông cũng chưa từng liên quan gì đến ma túy, nên trong suốt quá trình điều tra ông vẫn một một mực không thừa nhận mình có bán ma túy cho các con nghiện.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Chệch nói: Ngày tôi bị bắt, thay vì khinh khi thì cả xóm đều bất ngờ và tin tôi vô tội. Điều này khiến tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều. Những hàng xóm xung quanh gia đình tôi đã tự nguyện ký tên vào 2 lá đơn kêu oan cho tôi, họ tin rằng tôi không bao giờ làm gì trái pháp luật.
Lần đầu tiên gia đình vào thăm nuôi tôi sau 6 tháng bị bắt, chúng tôi đã không thể nói với nhau một lời, chỉ biết khóc thôi. Đã có lúc tôi muốn buông xuôi, nhưng nghĩ đến cảnh cha mẹ già và con trai thơ dại không ai chăm sóc, nhà cửa không ai lo, tôi biết mình phải cố gắng hết sức – ông Chệch nhớ lại.
Chỉ mong yên ổn để sản xuất…
Trao đổi với phóng viên, ông Trường (sinh năm 1952, cha của anh Chệch), ngậm ngùi: Ngày Chệch bị bắt, gia đình tôi suy sụp, tôi và vợ đều đã lớn tuổi, vợ tôi lại bị bệnh tim. Trước đó, mọi việc trong ngoài đều do Chệch làm hết, nên khi nó bị bắt tôi không biết phải xoay sở như thế nào. Vậy mà người ta bắt oan nó, thời gian hơn 9 tháng Chệch ở tù gia đình tôi điêu đứng. Mọi người chia nhau đi lo các thủ tục, ai chỉ cách nào chúng tôi cũng làm hết, chỉ mong cháu sớm được minh oan.
Ông Chệch là lao động chính trong gia đình. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Trường, gia đình có hơn 46 công đất vuông sản xuất theo mô hình tôm – lúa, mỗi năm thu nhập trung bình từ 350-400 triệu đồng; 20 công đất vườn trồng dừa và trúc, mỗi năm cũng thu khoảng 150 triệu đồng. Khi Chệch ở tù hơn 9 tháng, diện tích đất đai này đành phải bỏ hoang vì không ai chăm sóc, cũng không mang lại thu nhập nhập gì. Sau khi cháu ra tù, gia đình phải đi vay 100 triệu bên ngoài để cải tạo lại đất đai, tiếp tục canh tác – ông Trường cho biết.
Ông Trường chia sẻ: Thật tình, số tiền hơn 200 triệu đồng mà VKSND huyện Thới Bình bồi thường không thấm vào đâu. Chỉ tính riêng tiền thuê luật sư đã mất 200 triệu đồng, gia đình mất đi lao động chính, mất thu nhập, đó là còn chưa kể rất nhiều khoản chi phí khác. Nhất là bao nhiêu tổn thất về mặt tinh thần cho Chệch và cả gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi đành phải chấp nhận kết quả này vì ai nấy trong nhà đều đã quá mệt mỏi.
Ông Chệch đang chuẩn bị dừa giống để trồng thêm trong vườn. Ảnh: Chúc Ly.
Còn ông Chệch cho biết: Tôi không muốn nhắc nhiều đến những ngày đã qua, mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ là được yên ổn để an tâm sản xuất, lo lắng tốt cha mẹ già và tương lai của con trai. Tôi cũng mong VKSND sớm tổ chức xin lỗi công khai tại nơi cư trú, điều đó xem như lấy lại danh dự cho tôi.
Sau bao sóng gió, hiện ông Chệch đã ổn định tâm lý và vui vẻ sống bên gia đình của mình. Ông cho biết đang định trồng thêm mớ dừa xiêm lùn ở những khoảng đất trống sau vườn. Con trai tôi năm nay đã lên lớp 10, lại học giỏi. Giờ có tôi ở nhà, cha mẹ tôi có thể yên tâm an dưỡng tuổi già. Cuộc sống bình an vui vẻ như thế này khiến tôi cảm thấy quá đủ rồi – ông Chệch bộc bạch.
Theo Danviet
Vụ 28 năm mang án oan giết chồng: Tạm bồi thường 13 tỷ
Ba mẹ con trong vụ án 28 năm mang án oan giết chồng, giết cha tạm thời được TAND tỉnh Điện Biên chấp nhận bồi thường số tiền hơn 13 tỷ đồng.
Ngày 23/7, luật sư (LS) Vũ Thị Nga, Trưởng Văn phòng LS Công Lý Việt, cho biết vừa cùng gia đình ông Trịnh Huy Dương (48 tuổi, trú tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên) làm việc với đại diện TAND tỉnh Điện Biên về vấn đề thương lượng bồi thường oan sai.
Ông Dương chính là một trong ba mẹ con mang án oan giết cha, giết chồng cách nay gần 30 năm chấn động dư luận, vừa được minh oan và xin lỗi công khai vào năm ngoái.
Buổi thương lượng bồi thường lần thứ hai giữa đại diện TAND tỉnh Điện Biên và gia đình bà Đặng Thị Nga.
Theo LS Nga, tại buổi thương lượng lần thứ hai, hai bên thống nhất TAND tỉnh Điện Biên sẽ bồi thường số tiền hơn 13 tỷ đồng cho mẹ con bà Nga, tăng hơn 9 tỷ đồng so với lần thương lượng đầu tiên.
Số tiền này bao gồm: thiệt hại tinh thần cho bà Đặng Thị Nga (82 tuổi) cũng như ba người con của bà (Trịnh Huy Dũng, Trịnh Thị Ngọc, Trịnh Việt Vương); tiền thuốc bồi dưỡng sức khỏe đối với bà Nga trong 28 năm; chi phí khai quật, mai táng, thuê LS; các khoản bồi thường thiệt hại cho ông Trịnh Công Hiến (con trai cả của bà Nga, đã mất); các khoản bồi thường thiệt hại cho ông Trịnh Huy Dương (con trai thứ hai của bà Nga),...
Hiện, một số chi phí bồi thường vẫn chưa được hai bên thống nhất gồm: thiệt hại do bán mảnh đất của gia đình bà Nga. Mảnh đất này chính là hiện trường nơi có chiếc giếng mà cha ông Dương bị giết chết. Cả 3 mẹ con bị kết án oan cộng với khó khăn về kinh tế, muốn đi kêu oan. Gia đình đã quyết định phải bán mảnh đất mà trước đó bà đã cho 2 con bà là anh Hiến và anh Dương để có tiền đi minh oan. Thiệt hại về danh dự và nhân phẩm bị mất cho cả cuộc đời của ông Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương, với tổng số tiền là hơn 5 tỷ đồng.
Bà Đặng Thị Nga cùng con trai Đặng.
Trước đó, bà Đặng Thị Nga cùng các con đã gửi đơn yêu cầu bồi thường oan sai đến TAND tỉnh Điện Biên. Mức bồi thường mà LS và gia đình bà Nga yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường cho gần 30 năm mang thân phận bị can vì bị hiềm nghi giết chồng, giết cha là hơn 18 tỷ đồng.
Trong đơn, bà Nga nhắc lại những ngày tháng đau khổ đến cùng cực khi phải mang tội giết chồng, hai con trai bà mang tội giết cha. Lúc bà và hai con trai bị bắt thì ba đứa con còn lại vẫn thơ dại, chưa đến tuổi thành niên. Bà băn khoăn do bị ảnh hưởng bởi những vụ án oan mà nay một người con trai của bà đã mắc bệnh trầm cảm.
"Vụ án này xảy ra với tôi và gia đình tôi là một mất mát vô cùng lớn không gì bù đắp nổi. Việc cả gia đình bao gồm tất cả người trưởng thành và chưa trưởng thành đều bị điều tra, truy tố, xét xử oan sai ngoài việc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín không chỉ tới tôi mà còn tới cả gia đình, họ tộc, dân làng, xã hội lên án không những chỉ bị suy sụp về tinh thần mà còn bị suy sụp nghiêm trọng về thể chất..." - bà Nga viết trong đơn.
Bà Nga hy vọng TAND tỉnh Điện Biên sẽ sớm tổ chức thương lượng và thực hiện việc bồi thường vì nay tuổi bà đã ở ngưỡng "gần đất xa trời".
Theo nội dung vụ án, năm 1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng bà Nga) được tìm thấy dưới giếng. Cơ quan Công an huyện Tuần Giáo đã khởi tố, bắt giam ba mẹ con bà Nga để điều tra về tội Giết người.
Năm 1990, TAND tỉnh Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) mở phiên xử sơ thẩm và phạt bà Đặng Thị Nga 36 tháng tù treo về tội Che giấu tội phạm. Hai con trai của bà Nga là Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương bị tòa buộc tội đã giết ông Tùng, tuyên án lần lượt 18 năm tù và 12 năm tù.
"Được" hưởng án treo, bà Nga lặn lội đến khắp các cơ quan trung ương kêu oan cho mình và hai con. Sau đó, tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tháng 1/1992, trong quá trình điều tra lại, VKSND tỉnh Lai Châu cũ có quyết định hủy bỏ việc tạm giam với anh Hiến và anh Dương sau 28 tháng tạm giam.
Tuy nhiên, cũng kể từ đó vụ án bị treo lơ lửng gần 30 năm mà không có bất cứ kết luận nào dù gia đình bà Nga liên tục gửi đơn kêu oan. Ba mẹ con dù được "tự do" bên ngoài nhưng tội danh giết người và che giấu tội phạm vẫn ngày ngày bám theo.
Năm 2016, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên vào cuộc để giải quyết đơn kêu oan của bà Nga và con trai.
Tháng 9/2017, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã đề nghị cơ quan tố tụng liên ngành sớm giải quyết vụ án dưới chân đèo Pha Đin.
Tháng 10/2017, cơ quan tố tụng liên ngành đã quyết định đình chỉ bị can, tuyên bố bà Nga và hai con trai không phạm tội giết người và che giấu tội phạm.
Một điều đau đớn trong vụ án này là anh Trịnh Công Hiến đã qua đời trước khi được minh oan. Theo lời kể gia đình, khi còn trong trại giam, anh xăm lên mình ba chữ "đời oan trái", nói khi nào được minh oan sẽ tự tay xóa đi. Thế nhưng vì áp lực từ tiếng xấu của kẻ giết cha quá nặng nề, anh suy sụp, có lần tự sát rồi qua đời vào năm 2004. Án chưa kịp minh oan, vết xăm chưa kịp xóa thì anh đã mất do bệnh tật.
Theo_Zing News
Gần 10 năm kêu oan, được bồi thường hơn 300 triệu đồng Bị vây đánh, anh Năm chạy vào bếp lấy con dao cầm phòng thân, sau đó thì bị khởi tố bắt giam về tội cố ý gây thương tích. Gần 10 năm, anh Năm ôm đơn kêu oan khắp nơi. TAND huyện Chư Pưh (Gia Lai) vừa xét xử vụ án yêu cầu bồi thường oan sai và tuyên anh Nguyễn Văn Năm...