Hành trình dài tìm đường

Theo dõi VGT trên

Chuyển đổi năng lượng là xu thế không thể đảo ngược, song lộ trình thực hiện lại gặp không ít thách thức để biến cam kết thành hành động đạt mục tiêu.

Sau những nhất trí đạt được tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) năm ngoái, nhiều nước đang lao vào công cuộc tìm kiếm hướng đi phù hợp cho hành trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Và cuộc tìm kiếm này cũng là nội dung bao trùm Hội nghị Tuần lễ Năng lượng quốc tế 2024 vừa diễn ra tại London.

Hành trình dài tìm đường - Hình 1
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Nhìn lại bức tranh năng lượng toàn cầu, có thể điểm lại những “mảng màu sáng, tối” nổi lên rõ nét: Sự bùng nổ năng lượng tái tạo ở Bỉ; Ấn Độ đứng thứ tư thế giới về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo; Đức lắp đặt hơn 1 triệu hệ thống pin năng lượng Mặt Trời mới trong năm 2023, tương đương công suất 14 GW, tăng 85% so với năm 2022… Bất chấp những con số ấn tượng trên, lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hoá thạch tăng lên mức kỷ lục mới. Theo Báo cáo Dự án carbon toàn cầu, lượng phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới năm 2023 lên tới 36,8 tỷ tấn, cao hơn 1,1% so với năm trước đó.

Một trong những cam kết lịch sử đạt được tại COP28 là dần dần “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Cam kết này làm dấy lên hy vọng về bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch. Thế nhưng, tương lai ấy dường như vẫn còn mù mịt, khi năng lượng hóa thạch vẫn giữ “vị trí thống trị” trong “kim tự tháp năng lượng”. Tại Tuần lễ Năng lượng quốc tế London vừa qua, ông David Whitehouse – Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK, Hiệp hội thương mại ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Vương quốc Anh, thừa nhận dầu khí vẫn chiếm 75% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Nhiều dữ liệu cho thấy thế giới đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, song hành trình “cai nghiện” năng lượng hóa thạch còn gặp nhiều trở ngại. Dễ nhận ra hơn cả là sự khác biệt lớn trong hành trình chuyển dịch giữa các nước. Những quốc gia đi tiên phong thường có lợi thế về sản xuất năng lượng tái tạo và họ đã khai thác thế mạnh này cùng với tiềm lực tài chính. Trong khi đó, nhiều nước khác, chủ yếu là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, vẫn đang loay hoay giải bài toán chuyển đổi năng lượng.

Đi đầu là những nước ở châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Phần Lan và Mỹ. Theo Chỉ số hiệu quả môi trường 2022, Đan Mạch được đánh giá là một trong những nền kinh tế xanh có mức độ thành công lớn nhất thế giới trong chuyển đổi năng lượng để bảo vệ môi trường. Đứng thứ hai và ba lần lượt là Anh và Phần Lan. Kinh nghiệm cho thấy Đan Mạch đã phát triển năng lượng điện gió trong các kế hoạch phát triển năng lượng của nước này từ năm 1976. Cho đến nay, hơn 40% sản lượng điện năng của Đan Mạch đến từ điện gió.

Nếu như lĩnh vực điện gió đang tạo ra động lực đạt các mục tiêu năng lượng xanh của nhiều nước châu Âu, thì không ít nước châu Phi vẫn đang loay hoay huy động vốn đầu tư cho nỗ lực chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hydro xanh cho những tiềm năng chưa được khai thác. Chẳng hạn như Kenya, để huy động vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm thúc đẩy nền kinh tế xanh, quốc gia Đông Phi này đang đẩy mạnh hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

Cũng có không ít tín hiệu tích cực. Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) ghi nhận năm 2023 đánh dấu “sự lên ngôi” của năng lượng tái tạo và năng lượng sạch ở cấp độ toàn cầu. Năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng gần 50%, đạt gần 510 GW, chủ yếu nhờ hơn 130 quốc gia thúc đẩy chính sách năng lượng phù hợp với xu hướng toàn cầu. Công suất năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới, nhất là ở châu Âu và Mỹ.

Video đang HOT

Những số liệu ấn tượng này chính là động lực làm dấy lên hy vọng rằng con đường hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là khó khăn nhưng vẫn còn cơ hội.

Để đi tiếp trên hành trình này, thế giới cần vượt qua những thách thức, gồm khác biệt về chính sách giữa các nước gây trở ngại cho việc áp dụng rộng rãi các giải pháp năng lượng tái tạo, chi phí vốn ban đầu cho cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, khiến các cá nhân và doanh nghiệp khó chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Ngoài ra, tính không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo có thể khiến việc cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy trở nên thách thức

Trước tình hình này, các cuộc thảo luận tại London đánh giá lại vai trò “bước đệm” của khí phát thải ít carbon như khí hydro, khí sinh học, khí tự nhiên hoá lỏng, trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Vấn đề đặt ra là quá trình khoan khai thác, chiết xuất và vận chuyển khí tự nhiên lại gây phát thải metan – một loại khí gây ấm lên toàn cầu gấp nhiều lần so với CO2.

Tại COP26, các nước đã ký Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu ở mức 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020. Đến COP28, 50 công ty dầu khí chiếm 40% sản lượng toàn cầu đã cam kết khử carbon và giảm lượng khí metan trong hoạt động từ nay đến năm 2050. Thế nhưng, tốc độ thực hiện cam kết chưa đạt kỳ vọng.

Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK David Whitehouse giải thích việc các công ty năng lượng chậm chuyển đổi là do vẫn cần nguồn thu từ dầu khí để đầu tư vào năng lượng mới. Cuộc tranh luận nóng lên khi vấp phải luồng ý kiến phản biện.

Trong khi thế giới vẫn đau đầu cân bằng phương trình “bước đệm” trong chuyển đổi năng lượng và cắt giảm khí thải metan từ các loại khí, thì một số nước chưa có nguồn đầu tư mạnh đã chọn cách tăng tiêu thụ khí tự nhiên. Ví dụ, Ấn Độ coi khí đốt tự nhiên là nhiên liệu chuyển tiếp trong quá trình hướng tới mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2070.

Trong bối cảnh đó, những giải pháp “công nghệ” đã được xướng tên, mà trước hết là công nghệ thu giữ CO2. Lâu nay, có hai luồng ý kiến trái chiều về công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2. Những người ủng hộ tin rằng công nghệ lưu giữ CO2 là “phao cứu sinh” giúp giảm thiểu lượng phát thải, song một số nhà nghiên cứu, nhà vận động và nhóm vận động môi trường cho rằng những công nghệ này không phải là một giải pháp.

Ông Jim Skea – thành viên Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đánh giá công cuộc triển khai công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2 vẫn là thách thức, so sánh việc thu giữ CO2 “chẳng khác nào nỗ lực đẩy nước lên đồi cao”. IEA cũng kêu gọi ngành dầu khí từ bỏ “ảo tưởng” rằng thu hồi carbon là một giải pháp cho biến đổi khí hậu, thay vào đó thúc đẩy các công ty năng lượng tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch.

Vậy là các nước lại chuyển sang đặt cược vào “yếu tố làm thay đổi cuộc chơi” khác. Đó là công nghệ sản xuất nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn, như hydro, amoniac và nhiên liệu tổng hợp, được kỳ vọng thay thế cho dầu mỏ và khí đốt. “Ván cược” khiến cuộc đua trong lĩnh vực công nghệ này trở nên rầm rộ. Saudi Arabia đang xây dựng nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới với vốn đầu tư khổng lồ 8,4 tỷ USD, công suất dự kiến 600 tấn hydro xanh mỗi ngày khi hoạt động vào cuối năm 2026.

Trong khi chờ đợi những kết quả hữu hình, cuộc tranh luận tại London tập trung vào thị trường giao dịch và cơ chế định giá carbon, như một công cụ chính sách để giảm phát thải khí nhà kính. Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu khuyến khích sử dụng các cơ chế thị trường như vậy, song vẫn còn những quan ngại về thị trường carbon tự nguyện, cách thức định giá và tính minh bạch trong giao dịch. Chính những vấn đề phức tạp này mà COP28 vừa qua đã “lỡ nhịp” khi không thể đạt được thỏa thuận về những quy định mới cho phép triển khai thị trường giao dịch carbon giữa các nước và giữa các doanh nghiệp.

Rõ ràng hành trình tìm đường thực hiện các mục tiêu năng lượng vẫn còn khá gập ghềnh, song các quốc gia đều phải quyết tâm vượt qua, bởi những cam kết chống biến đổi khí hậu là điều không thể từ bỏ.

Bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch

Kết thúc muộn hơn dự kiến, với các cuộc tranh luận càng về cuối càng căng thẳng, song kết quả Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) được đánh giá khá thành công.

Những văn kiện quan trọng được thông qua vào ngày đầu và ngày cuối hội nghị, liên quan đến 2 vấn đề chính: tài chính khí hậu và năng lượng hóa thạch.

Bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch - Hình 1

Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Ngay trong ngày họp đầu tiên, các nước đã nhất trí với thỏa thuận cho phép chính thức khởi động Quỹ tổn thất và thiệt hại. Ngay lập tức, quỹ cũng đã nhận được những cam kết tài chính đầu tiên, từ UAE, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Nhật Bản, với số tiền hơn 420 triệu USD. Theo Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber, đây là lần đầu tiên một quyết định được thông qua ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp LHQ về vấn đề biến đổi khí hậu. Quỹ được các nước giàu tài trợ, giúp các quốc gia hoặc cộng đồng dễ bị tổn thương phục hồi sau những tác động không thể tránh khỏi của thiên tai.

Việc thực hiện cam kết tài trợ cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu thực sự là chủ đề cấp bách cần được giải quyết, trong bối cảnh nguồn tài trợ cho các hành động khí hậu còn thấp so với nhu cầu toàn cầu và có dấu hiệu chững lại bởi nhiều nước giàu không thể tài trợ nhiều hơn do khủng hoảng chính trị và kinh tế. Phát biểu trước thềm COP28, Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell đã nhấn mạnh: "Chỉ khi đạt được tiến bộ thực sự về vấn đề tài chính mới có thể mang lại kết quả đáng kể và động lực cho các hành động về khí hậu". Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo không nên dồn trọng tâm chỉ cho 1 quỹ khắc phục tổn hại do biến đổi khí hậu mà các quỹ khác như "Quỹ Thích ứng" cũng cần nguồn lực để xây dựng khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hơn và mực nước biển dâng cao.

Hội nghị COP28 cũng ghi dấu ấn trong lịch sử khi lần đầu tiên sau nhiều thập niên, cụm từ "nhiên liệu hóa thạch" với ý nghĩa bao trùm nhất được đưa vào nội dung tuyên bố chung của hội nghị. Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của EU, ông Wopke Hoekstra tuyên bố đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua, thế giới "có thể đạt được sự khởi đầu cho hồi kết của nhiên liệu hóa thạch".

Theo tuyên bố chung, các nước nhất trí "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch" trong các hệ thống năng lượng, bắt đầu trong thập niên này, theo cách công bằng, có trật tự và phù hợp để đạt mục tiêu trung hòa khí thải năm 2050 trên cơ sở khoa học. Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber hoan nghênh thỏa thuận là gói các biện pháp "lịch sử" thúc đẩy hành động khí hậu, mang lại kế hoạch hành động xung kích để giữ mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C trên cơ sở khoa học, được nâng cấp và cân bằng.

Tuyên bố chung được 200 nước tham gia thông qua vào ngày cuối cùng của hội nghị phản ánh nỗ lực đàm phán đến phút chót của tất cả các bên về vấn đề vốn được đánh giá là phức tạp. Chính vấn đề nhiên liệu hóa thạch đã cản trở hội nghị đi đến thỏa thuận đúng thời gian dự kiến, thậm chí đe dọa đổ vỡ do các nước chia rẽ thành 2 luồng ý kiến khác nhau. Bên thứ nhất cho rằng trọng tâm của COP28 chỉ nên tập trung vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thay vì nhắm mục tiêu vào nhiên liệu hóa thạch. Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham al-Ghais đã kêu gọi các thành viên từ chối bất kỳ văn bản hay công thức nào của COP28 nhằm vào loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, thay vì hướng sự chú ý vào khí thải. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Ban thư ký OPEC can thiệp vào các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ. Trong khi đó, Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber kêu gọi các nước rời khỏi "vùng an toàn và tìm điểm chung", bao gồm cả vấn đề nhiên liệu hóa thạch, yêu cầu các bên đưa ra những đề xuất tạo cầu nối về nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng phù hợp với khoa học.

Ở phía còn lại, ít nhất 80 quốc gia, bao gồm Mỹ và EU và nhiều nước nghèo dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, đã yêu cầu COP28 đưa ra một thỏa thuận rõ ràng về việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho rằng nếu không đủ quyết liệt sẽ không thể thiết lập một cam kết chung "đột phá" trên toàn cầu, nhằm chấm dứt việc khai thác và sử dụng dầu mỏ trong vòng 30 năm tới. Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho rằng COP28 là cơ hội cuối cùng để các nước có thể cùng nỗ lực thực hiện được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, gọi đây chính là "cuộc chiến sinh tồn".

Thỏa thuận cuối cùng đã được thông qua, dù chưa bao gồm các cụm từ quyết liệt như "loại bỏ" hay "từ bỏ", nhưng chỉ riêng việc đưa cụm từ nhiên liệu hóa thạch với ý nghĩa bao trùm nhất vào thỏa thuận cũng thể hiện cộng đồng quốc tế đã nhất trí với việc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch sẽ có hồi kết. Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide đánh giá thỏa thuận đã phản ánh lần đầu tiên toàn thế giới đoàn kết xung quanh một văn bản rõ ràng nhất về việc cần phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, thỏa thuận của hội nghị cũng đã có những cam kết rõ ràng và tích cực về các vấn đề như năng lượng tái tạo, trung hòa khí thải... Có thể kể tới cam kết đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo trên toàn cầu, nhân đôi tốc độ trung bình cải thiện hiệu quả năng lượng thường niên trên toàn cầu; Tăng tốc các nỗ lực toàn cầu để trung hòa khí thải trong các hệ thống năng lượng, sử dụng nhiên liệu không phát thải hoặc phát thải thấp trước hoặc trong năm 2050; Nhân rộng quy mô các công nghệ phát thải thấp và không phát thải, và các hoạt động sản xuất hydrogen ít carbon, từ đó nâng cao các nỗ lực nhằm tìm nguồn thay thế nhiên liệu hóa thạch không giảm thiểu khí thải carbon... Tất nhiên, hội nghị vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề và dành tới các kỳ COP tiếp theo, trong đó đáng chú ý là thống nhất về quy định vận hành thị trường carbon.

Tại COP28, đoàn Việt Nam cũng chủ trì một số sự kiện và tham gia nhiều sự kiện bên lề, qua đó giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Đặc biệt, sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu toàn cầu trong khuôn khổ COP28 gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là biến đổi khí hậu; khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định mỗi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh phương châm "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện" của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là chìa khoá để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu. Lãnh đạo cấp cao nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện các mục tiêu khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

COP28 đã khép lại với những kết quả bước đầu được đánh giá tích cực, tạo tiền đề để các bên có thể cùng nhau đi đến thắng lợi, thay vì "bên thắng bên thua" trong cuộc đối đầu với "kẻ thù chung" là biến đổi khí hậu.

Ngày làm việc cuối cùng, các bên phụ trách soạn thảo thỏa thuận thậm chí phải làm việc xuyên đêm, phản ánh những nỗ lực chạy đua với thời gian đúng như lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ Antonio Gutterres "Chúng ta đang trong cuộc chạy đua với thời gian, mỗi phút lại chứng kiến Trái Đất tiến gần hơn tới ngưỡng ấm lên 1,5 độ C. Đây là lúc cần tham vọng và sự linh hoạt ở cấp độ cao nhất". Những kết quả đạt được tại hội nghị dù mới đáp ứng được phần nào các hành động khí hậu để tạo "đột phá" cần thiết, nhưng ít nhất, hội nghị cho thấy quyết tâm hành động đã là cầu nối, giúp các nước có cách tiếp cận linh hoạt, uyển chuyển hơn trong xử lý thách thức chung của nhân loại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyềnBất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền
05:41:42 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025
Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald TrumpToàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
15:06:56 28/04/2025
Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?
20:25:16 27/04/2025
Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thườngSắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường
21:29:31 28/04/2025
Sau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lụcSau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục
20:33:09 28/04/2025
Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờBộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ
06:01:42 28/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng KurskTổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
18:54:23 28/04/2025

Tin đang nóng

CQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ tai nạn liên quan con gái nghi phạm bắn người rồi tự sátCQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ tai nạn liên quan con gái nghi phạm bắn người rồi tự sát
15:14:09 29/04/2025
HOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ýHOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ý
15:08:44 29/04/2025
MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấcMXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
13:35:33 29/04/2025
Nam diễn viên Việt bí mật đám cưới, đã có con gái đầu lòng nhưng không ai hay biếtNam diễn viên Việt bí mật đám cưới, đã có con gái đầu lòng nhưng không ai hay biết
17:00:28 29/04/2025
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màuHoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu
15:43:31 29/04/2025
"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!
15:35:55 29/04/2025
Nữ diễn viên Vbiz mua nhà giá hàng trăm cây vàng, đổi xe như thay áo hiện ra sao?Nữ diễn viên Vbiz mua nhà giá hàng trăm cây vàng, đổi xe như thay áo hiện ra sao?
13:46:42 29/04/2025
Hướng Hoa Cường: "Ông trùm" bắt Thành Long quỳ, đoạt mệnh kẻ hại Lưu Gia Linh?Hướng Hoa Cường: "Ông trùm" bắt Thành Long quỳ, đoạt mệnh kẻ hại Lưu Gia Linh?
14:48:32 29/04/2025

Tin mới nhất

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

19:37:49 29/04/2025
Trong các cuộc đàm phán thương mại cấp cao gần đây, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí theo đuổi thỏa thuận toàn diện trước ngày 8/7, khi thời hạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày kết thúc.
Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

19:26:21 29/04/2025
Về hợp tác nông nghiệp, theo dữ liệu từ Agroexport năm 2024, Nga tăng lượng nông sản xuất khẩu sang Triều Tiên lên 22.000 tấn, trong đó bột mì chiếm 69%, đường 10% và dầu hướng dương 6%.
Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

18:45:12 29/04/2025
Dự luật cũng sẽ thiết lập mức phí 550 USD cho mỗi kỳ 6 tháng đối với giấy phép lao động và 1.500 USD cho việc nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú để lấy thẻ xanh trước tòa án di trú.
ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

18:41:17 29/04/2025
ESA hiện quản lý ngân sách 7,7 tỷ euro, hợp tác với nhiều đối tác quốc tế, trong đó có Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Tuy nhiên, ngân sách của ESA vẫn nhỏ hơn đáng kể so với mức 25,4 tỷ USD của NASA.
Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

18:35:06 29/04/2025
Trước đó, cũng trong ngày 28/4, Kiev và Washington đã đạt được thỏa thuận viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine trước thời điểm ký kết thỏa thuận, theo đó khoản tài chính này sẽ không được tính là nghĩa vụ nợ trong hợp tác song phương về đất...
Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

18:24:29 29/04/2025
Sự nhượng bộ của Mexico đã giúp tránh được nguy cơ bị áp thuế nặng nề hơn và một cuộc đối đầu ngoại giao với Mỹ trong bối cảnh ông Trump đang triển khai các chính sách thương mại mới.
Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

18:18:01 29/04/2025
Nó phải được Quốc hội phê chuẩn. Các thỏa thuận đã đạt được xác định là tài liệu này không bao gồm hỗ trợ được cung cấp trước khi ký kết , ông Shmyhal nói.
Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắn mới tại Gaza

Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắn mới tại Gaza

18:13:57 29/04/2025
Trước đó cùng ngày, kênh truyền hình Al-Qahera đưa tin Giám đốc Tình báo Ai Cập Hassan Mahmoud Rashad dự kiến gặp nhóm đàm phán Israel tại Cairo để thúc đẩy tiến trình đàm phán.
Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền

Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền

16:22:39 29/04/2025
Cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc bỏ phiếu đặc biệt với chiến dịch tranh cử chỉ kéo dài vỏn vẹn 36 ngày giữa hai ứng cử viên chính là lãnh đạo đảng Tự do Mark Carney và lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre.
Nigeria: Đánh bom ven đường làm ít nhất 26 người thiệt mạng

Nigeria: Đánh bom ven đường làm ít nhất 26 người thiệt mạng

16:22:12 29/04/2025
Kể từ khi phong trào nổi dậy bùng phát ở Nigeria năm 2009, xung đột đã lan rộng sang các nước láng giềng CH Chad, Niger và Cameroon, buộc lực lượng quân sự khu vực phải hợp tác chiến đấu chống các phần tử cực đoan.
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài

Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài

15:08:30 29/04/2025
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên podcast của nhà tổ chức bảo thủ Charlie Kirk vào thứ Hai (28/4), ông Vance nhấn mạnh: "Nếu điều này không chấm dứt, người Ukraine sẽ không thắng trong cuộc chiến".
Hội nghị Ngoại trưởng BRICS tìm giải pháp cho thế giới đa cực đầy thách thức

Hội nghị Ngoại trưởng BRICS tìm giải pháp cho thế giới đa cực đầy thách thức

15:00:59 29/04/2025
Ông Vieira khẳng định BRICS được thành lập năm 2009, với Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là các nước thành viên sáng lập, đã được củng cố với việc kết nạp thêm 11 thành viên mới.

Có thể bạn quan tâm

Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ

Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ

Nhạc việt

19:32:08 29/04/2025
Đại tá, Tiến sĩ, NSND Thu Hà nói tiết mục Đất nước trọn niềm vui dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa là vinh dự vừa là trọng trách được giao phó.
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội

Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội

Netizen

19:23:02 29/04/2025
Vụ hỏa hoạn tại căn nhà 3 tầng tại số 87A, phố Đinh Công Hạ (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 3 người chết xảy ra vào khoảng 3h20 sáng ngày 28/4. Nguyên nhân của vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm ...
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Tin nổi bật

18:05:49 29/04/2025
Chiều 29.4, ông Trần Xuân Nhương, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo H.Quỳnh Lưu (Nghệ An), cho biết cơ quan chức năng đang điều tra vụ nữ giáo viên Trường tiểu học và THCS Quỳnh Thắng bị hành hung tại trường học.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?

Ẩm thực

18:04:41 29/04/2025
Dịp nghỉ lễ, một số người đi du lịch, một số người lại chọn cách ở nhà và nấu những món ăn ngon để tận hưởng kỳ nghỉ. Vậy nên ăn gì trong ngày nghỉ lễ? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải

Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải

Hậu trường phim

17:57:02 29/04/2025
Sau 2 ngày chiếu sớm, phim điện ảnh Lật mặt 8: Vòng tay nắng của đạo diễn Lý Hải đứng top 1 phòng vé Việt và nhận về hàng loạt phản hồi tích cực.
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố

Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố

Pháp luật

17:48:27 29/04/2025
Ông H.V.T bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì giao xe mô tô cho con trai điều khiển tham gia giao thông khi chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện dẫn tới tại nạn giao thông khiến một ng...
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội

Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội

Sao việt

17:44:15 29/04/2025
NSND Thu Hiền kết hôn với anh hùng phi công Vũ Ngọc Đỉnh. Ông được phong anh hùng năm 1970 sau thành tích bắn hạ 6 máy bay Mỹ.
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"

Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"

Sao châu á

17:39:36 29/04/2025
Tài tử Kim Soo-hyun đối mặt với các vụ kiện từ các công ty có hợp đồng quảng cáo, yêu cầu bồi thường do bê bối cá nhân anh gây ra.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa

Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa

Trắc nghiệm

17:27:47 29/04/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?

Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?

Sao thể thao

16:23:51 29/04/2025
Chu Thanh Huyền, vợ của cầu thủ Quang Hải, là một trong những nàng WAGs được chú ý nhất hiện nay không chỉ bởi mối tình ngọt ngào với ngôi sao sân cỏ mà còn bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng.
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt

Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt

Phim châu á

15:46:09 29/04/2025
Bộ phim gây ra nhiều tranh cãi vì kỳ vọng càng nhiều thất vọng càng lớn. Từ diễn xuất tới kỹ xảo đều có nhiều vấn đề.