Hành trình dài tìm đường

Chuyển đổi năng lượng là xu thế không thể đảo ngược, song lộ trình thực hiện lại gặp không ít thách thức để biến cam kết thành hành động đạt mục tiêu.

Sau những nhất trí đạt được tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) năm ngoái, nhiều nước đang lao vào công cuộc tìm kiếm hướng đi phù hợp cho hành trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo . Và cuộc tìm kiếm này cũng là nội dung bao trùm Hội nghị Tuần lễ Năng lượng quốc tế 2024 vừa diễn ra tại London.

Hành trình dài tìm đường - Hình 1
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Nhìn lại bức tranh năng lượng toàn cầu, có thể điểm lại những “mảng màu sáng, tối” nổi lên rõ nét: Sự bùng nổ năng lượng tái tạo ở Bỉ; Ấn Độ đứng thứ tư thế giới về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo; Đức lắp đặt hơn 1 triệu hệ thống pin năng lượng Mặt Trời mới trong năm 2023, tương đương công suất 14 GW, tăng 85% so với năm 2022… Bất chấp những con số ấn tượng trên, lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hoá thạch tăng lên mức kỷ lục mới. Theo Báo cáo Dự án carbon toàn cầu, lượng phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới năm 2023 lên tới 36,8 tỷ tấn, cao hơn 1,1% so với năm trước đó.

Một trong những cam kết lịch sử đạt được tại COP28 là dần dần “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Cam kết này làm dấy lên hy vọng về bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch . Thế nhưng, tương lai ấy dường như vẫn còn mù mịt, khi năng lượng hóa thạch vẫn giữ “vị trí thống trị” trong “kim tự tháp năng lượng”. Tại Tuần lễ Năng lượng quốc tế London vừa qua, ông David Whitehouse – Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK, Hiệp hội thương mại ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Vương quốc Anh, thừa nhận dầu khí vẫn chiếm 75% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Nhiều dữ liệu cho thấy thế giới đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng , song hành trình “cai nghiện” năng lượng hóa thạch còn gặp nhiều trở ngại. Dễ nhận ra hơn cả là sự khác biệt lớn trong hành trình chuyển dịch giữa các nước. Những quốc gia đi tiên phong thường có lợi thế về sản xuất năng lượng tái tạo và họ đã khai thác thế mạnh này cùng với tiềm lực tài chính. Trong khi đó, nhiều nước khác, chủ yếu là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, vẫn đang loay hoay giải bài toán chuyển đổi năng lượng.

Đi đầu là những nước ở châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Phần Lan và Mỹ. Theo Chỉ số hiệu quả môi trường 2022, Đan Mạch được đánh giá là một trong những nền kinh tế xanh có mức độ thành công lớn nhất thế giới trong chuyển đổi năng lượng để bảo vệ môi trường. Đứng thứ hai và ba lần lượt là Anh và Phần Lan. Kinh nghiệm cho thấy Đan Mạch đã phát triển năng lượng điện gió trong các kế hoạch phát triển năng lượng của nước này từ năm 1976. Cho đến nay, hơn 40% sản lượng điện năng của Đan Mạch đến từ điện gió.

Nếu như lĩnh vực điện gió đang tạo ra động lực đạt các mục tiêu năng lượng xanh của nhiều nước châu Âu, thì không ít nước châu Phi vẫn đang loay hoay huy động vốn đầu tư cho nỗ lực chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hydro xanh cho những tiềm năng chưa được khai thác. Chẳng hạn như Kenya, để huy động vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm thúc đẩy nền kinh tế xanh, quốc gia Đông Phi này đang đẩy mạnh hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

Cũng có không ít tín hiệu tích cực. Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) ghi nhận năm 2023 đánh dấu “sự lên ngôi” của năng lượng tái tạo và năng lượng sạch ở cấp độ toàn cầu. Năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng gần 50%, đạt gần 510 GW, chủ yếu nhờ hơn 130 quốc gia thúc đẩy chính sách năng lượng phù hợp với xu hướng toàn cầu. Công suất năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới, nhất là ở châu Âu và Mỹ.

Video đang HOT

Những số liệu ấn tượng này chính là động lực làm dấy lên hy vọng rằng con đường hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là khó khăn nhưng vẫn còn cơ hội.

Để đi tiếp trên hành trình này, thế giới cần vượt qua những thách thức, gồm khác biệt về chính sách giữa các nước gây trở ngại cho việc áp dụng rộng rãi các giải pháp năng lượng tái tạo, chi phí vốn ban đầu cho cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, khiến các cá nhân và doanh nghiệp khó chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Ngoài ra, tính không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo có thể khiến việc cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy trở nên thách thức

Trước tình hình này, các cuộc thảo luận tại London đánh giá lại vai trò “bước đệm” của khí phát thải ít carbon như khí hydro, khí sinh học, khí tự nhiên hoá lỏng, trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Vấn đề đặt ra là quá trình khoan khai thác, chiết xuất và vận chuyển khí tự nhiên lại gây phát thải metan – một loại khí gây ấm lên toàn cầu gấp nhiều lần so với CO2.

Tại COP26, các nước đã ký Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu ở mức 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020. Đến COP28, 50 công ty dầu khí chiếm 40% sản lượng toàn cầu đã cam kết khử carbon và giảm lượng khí metan trong hoạt động từ nay đến năm 2050. Thế nhưng, tốc độ thực hiện cam kết chưa đạt kỳ vọng.

Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK David Whitehouse giải thích việc các công ty năng lượng chậm chuyển đổi là do vẫn cần nguồn thu từ dầu khí để đầu tư vào năng lượng mới. Cuộc tranh luận nóng lên khi vấp phải luồng ý kiến phản biện.

Trong khi thế giới vẫn đau đầu cân bằng phương trình “bước đệm” trong chuyển đổi năng lượng và cắt giảm khí thải metan từ các loại khí, thì một số nước chưa có nguồn đầu tư mạnh đã chọn cách tăng tiêu thụ khí tự nhiên. Ví dụ, Ấn Độ coi khí đốt tự nhiên là nhiên liệu chuyển tiếp trong quá trình hướng tới mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2070.

Trong bối cảnh đó, những giải pháp “công nghệ” đã được xướng tên, mà trước hết là công nghệ thu giữ CO2. Lâu nay, có hai luồng ý kiến trái chiều về công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2. Những người ủng hộ tin rằng công nghệ lưu giữ CO2 là “phao cứu sinh” giúp giảm thiểu lượng phát thải, song một số nhà nghiên cứu, nhà vận động và nhóm vận động môi trường cho rằng những công nghệ này không phải là một giải pháp.

Ông Jim Skea – thành viên Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đánh giá công cuộc triển khai công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2 vẫn là thách thức, so sánh việc thu giữ CO2 “chẳng khác nào nỗ lực đẩy nước lên đồi cao”. IEA cũng kêu gọi ngành dầu khí từ bỏ “ảo tưởng” rằng thu hồi carbon là một giải pháp cho biến đổi khí hậu, thay vào đó thúc đẩy các công ty năng lượng tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch.

Vậy là các nước lại chuyển sang đặt cược vào “yếu tố làm thay đổi cuộc chơi” khác. Đó là công nghệ sản xuất nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn, như hydro, amoniac và nhiên liệu tổng hợp, được kỳ vọng thay thế cho dầu mỏ và khí đốt. “Ván cược” khiến cuộc đua trong lĩnh vực công nghệ này trở nên rầm rộ. Saudi Arabia đang xây dựng nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới với vốn đầu tư khổng lồ 8,4 tỷ USD, công suất dự kiến 600 tấn hydro xanh mỗi ngày khi hoạt động vào cuối năm 2026.

Trong khi chờ đợi những kết quả hữu hình, cuộc tranh luận tại London tập trung vào thị trường giao dịch và cơ chế định giá carbon, như một công cụ chính sách để giảm phát thải khí nhà kính. Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu khuyến khích sử dụng các cơ chế thị trường như vậy, song vẫn còn những quan ngại về thị trường carbon tự nguyện, cách thức định giá và tính minh bạch trong giao dịch. Chính những vấn đề phức tạp này mà COP28 vừa qua đã “lỡ nhịp” khi không thể đạt được thỏa thuận về những quy định mới cho phép triển khai thị trường giao dịch carbon giữa các nước và giữa các doanh nghiệp.

Rõ ràng hành trình tìm đường thực hiện các mục tiêu năng lượng vẫn còn khá gập ghềnh, song các quốc gia đều phải quyết tâm vượt qua, bởi những cam kết chống biến đổi khí hậu là điều không thể từ bỏ.

Bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch

Kết thúc muộn hơn dự kiến, với các cuộc tranh luận càng về cuối càng căng thẳng, song kết quả Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) được đánh giá khá thành công.

Những văn kiện quan trọng được thông qua vào ngày đầu và ngày cuối hội nghị, liên quan đến 2 vấn đề chính: tài chính khí hậu và năng lượng hóa thạch.

Bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch - Hình 1

Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Ngay trong ngày họp đầu tiên, các nước đã nhất trí với thỏa thuận cho phép chính thức khởi động Quỹ tổn thất và thiệt hại. Ngay lập tức, quỹ cũng đã nhận được những cam kết tài chính đầu tiên, từ UAE, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Nhật Bản, với số tiền hơn 420 triệu USD. Theo Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber, đây là lần đầu tiên một quyết định được thông qua ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp LHQ về vấn đề biến đổi khí hậu. Quỹ được các nước giàu tài trợ, giúp các quốc gia hoặc cộng đồng dễ bị tổn thương phục hồi sau những tác động không thể tránh khỏi của thiên tai.

Việc thực hiện cam kết tài trợ cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu thực sự là chủ đề cấp bách cần được giải quyết, trong bối cảnh nguồn tài trợ cho các hành động khí hậu còn thấp so với nhu cầu toàn cầu và có dấu hiệu chững lại bởi nhiều nước giàu không thể tài trợ nhiều hơn do khủng hoảng chính trị và kinh tế. Phát biểu trước thềm COP28, Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell đã nhấn mạnh: "Chỉ khi đạt được tiến bộ thực sự về vấn đề tài chính mới có thể mang lại kết quả đáng kể và động lực cho các hành động về khí hậu". Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo không nên dồn trọng tâm chỉ cho 1 quỹ khắc phục tổn hại do biến đổi khí hậu mà các quỹ khác như "Quỹ Thích ứng" cũng cần nguồn lực để xây dựng khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hơn và mực nước biển dâng cao.

Hội nghị COP28 cũng ghi dấu ấn trong lịch sử khi lần đầu tiên sau nhiều thập niên, cụm từ "nhiên liệu hóa thạch" với ý nghĩa bao trùm nhất được đưa vào nội dung tuyên bố chung của hội nghị. Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của EU, ông Wopke Hoekstra tuyên bố đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua, thế giới "có thể đạt được sự khởi đầu cho hồi kết của nhiên liệu hóa thạch".

Theo tuyên bố chung, các nước nhất trí "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch" trong các hệ thống năng lượng, bắt đầu trong thập niên này, theo cách công bằng, có trật tự và phù hợp để đạt mục tiêu trung hòa khí thải năm 2050 trên cơ sở khoa học. Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber hoan nghênh thỏa thuận là gói các biện pháp "lịch sử" thúc đẩy hành động khí hậu, mang lại kế hoạch hành động xung kích để giữ mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C trên cơ sở khoa học, được nâng cấp và cân bằng.

Tuyên bố chung được 200 nước tham gia thông qua vào ngày cuối cùng của hội nghị phản ánh nỗ lực đàm phán đến phút chót của tất cả các bên về vấn đề vốn được đánh giá là phức tạp. Chính vấn đề nhiên liệu hóa thạch đã cản trở hội nghị đi đến thỏa thuận đúng thời gian dự kiến, thậm chí đe dọa đổ vỡ do các nước chia rẽ thành 2 luồng ý kiến khác nhau. Bên thứ nhất cho rằng trọng tâm của COP28 chỉ nên tập trung vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thay vì nhắm mục tiêu vào nhiên liệu hóa thạch. Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham al-Ghais đã kêu gọi các thành viên từ chối bất kỳ văn bản hay công thức nào của COP28 nhằm vào loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, thay vì hướng sự chú ý vào khí thải. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Ban thư ký OPEC can thiệp vào các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ. Trong khi đó, Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber kêu gọi các nước rời khỏi "vùng an toàn và tìm điểm chung", bao gồm cả vấn đề nhiên liệu hóa thạch, yêu cầu các bên đưa ra những đề xuất tạo cầu nối về nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng phù hợp với khoa học.

Ở phía còn lại, ít nhất 80 quốc gia, bao gồm Mỹ và EU và nhiều nước nghèo dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, đã yêu cầu COP28 đưa ra một thỏa thuận rõ ràng về việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho rằng nếu không đủ quyết liệt sẽ không thể thiết lập một cam kết chung "đột phá" trên toàn cầu, nhằm chấm dứt việc khai thác và sử dụng dầu mỏ trong vòng 30 năm tới. Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho rằng COP28 là cơ hội cuối cùng để các nước có thể cùng nỗ lực thực hiện được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, gọi đây chính là "cuộc chiến sinh tồn".

Thỏa thuận cuối cùng đã được thông qua, dù chưa bao gồm các cụm từ quyết liệt như "loại bỏ" hay "từ bỏ", nhưng chỉ riêng việc đưa cụm từ nhiên liệu hóa thạch với ý nghĩa bao trùm nhất vào thỏa thuận cũng thể hiện cộng đồng quốc tế đã nhất trí với việc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch sẽ có hồi kết. Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide đánh giá thỏa thuận đã phản ánh lần đầu tiên toàn thế giới đoàn kết xung quanh một văn bản rõ ràng nhất về việc cần phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, thỏa thuận của hội nghị cũng đã có những cam kết rõ ràng và tích cực về các vấn đề như năng lượng tái tạo, trung hòa khí thải... Có thể kể tới cam kết đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo trên toàn cầu, nhân đôi tốc độ trung bình cải thiện hiệu quả năng lượng thường niên trên toàn cầu; Tăng tốc các nỗ lực toàn cầu để trung hòa khí thải trong các hệ thống năng lượng, sử dụng nhiên liệu không phát thải hoặc phát thải thấp trước hoặc trong năm 2050; Nhân rộng quy mô các công nghệ phát thải thấp và không phát thải, và các hoạt động sản xuất hydrogen ít carbon, từ đó nâng cao các nỗ lực nhằm tìm nguồn thay thế nhiên liệu hóa thạch không giảm thiểu khí thải carbon... Tất nhiên, hội nghị vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề và dành tới các kỳ COP tiếp theo, trong đó đáng chú ý là thống nhất về quy định vận hành thị trường carbon.

Tại COP28, đoàn Việt Nam cũng chủ trì một số sự kiện và tham gia nhiều sự kiện bên lề, qua đó giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Đặc biệt, sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu toàn cầu trong khuôn khổ COP28 gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là biến đổi khí hậu; khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định mỗi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh phương châm "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện" của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là chìa khoá để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu. Lãnh đạo cấp cao nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện các mục tiêu khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

COP28 đã khép lại với những kết quả bước đầu được đánh giá tích cực, tạo tiền đề để các bên có thể cùng nhau đi đến thắng lợi, thay vì "bên thắng bên thua" trong cuộc đối đầu với "kẻ thù chung" là biến đổi khí hậu.

Ngày làm việc cuối cùng, các bên phụ trách soạn thảo thỏa thuận thậm chí phải làm việc xuyên đêm, phản ánh những nỗ lực chạy đua với thời gian đúng như lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ Antonio Gutterres "Chúng ta đang trong cuộc chạy đua với thời gian, mỗi phút lại chứng kiến Trái Đất tiến gần hơn tới ngưỡng ấm lên 1,5 độ C. Đây là lúc cần tham vọng và sự linh hoạt ở cấp độ cao nhất". Những kết quả đạt được tại hội nghị dù mới đáp ứng được phần nào các hành động khí hậu để tạo "đột phá" cần thiết, nhưng ít nhất, hội nghị cho thấy quyết tâm hành động đã là cầu nối, giúp các nước có cách tiếp cận linh hoạt, uyển chuyển hơn trong xử lý thách thức chung của nhân loại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cận cảnh máy bay Ấn Độ cất cánh trước khi rơi làm hơn 260 người thiệt mạngCận cảnh máy bay Ấn Độ cất cánh trước khi rơi làm hơn 260 người thiệt mạng
10:04:25 13/06/2025
Rơi máy bay ở Ấn Độ: Lời kể người sống sót duy nhấtRơi máy bay ở Ấn Độ: Lời kể người sống sót duy nhất
08:46:08 13/06/2025
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Các nước gửi lời chia buồn với Ấn ĐộVụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Các nước gửi lời chia buồn với Ấn Độ
22:05:51 12/06/2025
Vụ máy bay rơi ở Ấn Độ: Air India đã đưa ra thông báo cuối cùng về số phận các hành khách trên chuyến bayVụ máy bay rơi ở Ấn Độ: Air India đã đưa ra thông báo cuối cùng về số phận các hành khách trên chuyến bay
08:12:06 13/06/2025
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Gia đình nạn nhân được kêu gọi cung cấp mẫu xét nghiệm ADNVụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Gia đình nạn nhân được kêu gọi cung cấp mẫu xét nghiệm ADN
05:56:51 13/06/2025
Thành phố Florence (Italy) dỡ bỏ 'quái vật kim loại' sau 20 năm gây chướng mắtThành phố Florence (Italy) dỡ bỏ 'quái vật kim loại' sau 20 năm gây chướng mắt
19:07:19 11/06/2025
Tỷ phú Elon Musk bày tỏ hối hận khi đã đăng bài chỉ trích Tổng thống TrumpTỷ phú Elon Musk bày tỏ hối hận khi đã đăng bài chỉ trích Tổng thống Trump
20:03:19 11/06/2025
Nhân chứng kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ rơi máy bay ở Ấn ĐộNhân chứng kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ rơi máy bay ở Ấn Độ
23:05:55 12/06/2025

Tin đang nóng

Vũ trụ gái xinh "trình" nhất lúc này: Tên độc lạ, toàn Thủ khoa - Á khoa, thạo 3 - 4 thứ tiếngVũ trụ gái xinh "trình" nhất lúc này: Tên độc lạ, toàn Thủ khoa - Á khoa, thạo 3 - 4 thứ tiếng
06:50:22 13/06/2025
Cô dâu Kiên Giang gây sốt với ảnh đính hôn 14 năm trước, nhan sắc giờ thế nào?Cô dâu Kiên Giang gây sốt với ảnh đính hôn 14 năm trước, nhan sắc giờ thế nào?
06:55:44 13/06/2025
Sau nghi vấn thuê biệt tự trăm tỉ theo giờ để "phông bạt", Ngân Collagen lại bị "bóc phốt" thuê Tây balo đóng giả đối tác, giá thuê nghe mà ngao ngán!Sau nghi vấn thuê biệt tự trăm tỉ theo giờ để "phông bạt", Ngân Collagen lại bị "bóc phốt" thuê Tây balo đóng giả đối tác, giá thuê nghe mà ngao ngán!
06:45:14 13/06/2025
Con gái sao Việt sở hữu tài năng chỉ 1% người trên thế giới có được: Gây chú ý ở tuổi 12, đã tài năng còn được dạy dỗ cực khéo!Con gái sao Việt sở hữu tài năng chỉ 1% người trên thế giới có được: Gây chú ý ở tuổi 12, đã tài năng còn được dạy dỗ cực khéo!
11:24:30 13/06/2025
Câu trả lời cho việc "Em Xinh hay Chị Đẹp mới xứng tầm?"Câu trả lời cho việc "Em Xinh hay Chị Đẹp mới xứng tầm?"
07:07:24 13/06/2025
Đây là lý do trước nhà không nên có ao nướcĐây là lý do trước nhà không nên có ao nước
10:17:01 13/06/2025
Màn ảnh Hoa ngữ có tân nương dị vực đẹp hết phần thiên hạ: Nhan sắc như tiên nữ, nghiêng nước nghiêng thành cũng chỉ đến vậyMàn ảnh Hoa ngữ có tân nương dị vực đẹp hết phần thiên hạ: Nhan sắc như tiên nữ, nghiêng nước nghiêng thành cũng chỉ đến vậy
08:17:09 13/06/2025
Chú rể Quảng Nam thẫn thờ nhìn rạp cưới ngập lưng chừng vì mưa lớnChú rể Quảng Nam thẫn thờ nhìn rạp cưới ngập lưng chừng vì mưa lớn
07:16:21 13/06/2025

Tin mới nhất

Airbus nâng dự báo nhu cầu máy bay trong 20 năm tới bất chấp căng thẳng thương mại

Airbus nâng dự báo nhu cầu máy bay trong 20 năm tới bất chấp căng thẳng thương mại

08:24:26 13/06/2025
Ngành hàng không vũ trụ đã chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng với nguy cơ Liên minh châu Âu trả đũa và các biến động thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ ký lệnh bãi bỏ các quy định về khí thải của bang California

Tổng thống Mỹ ký lệnh bãi bỏ các quy định về khí thải của bang California

08:21:36 13/06/2025
Cùng tham dự buổi lễ ký sắc lệnh tại Nhà Trắng với Tổng thống Trump có Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy, Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright, Giám đốc EPA Lee Zeldin, các thành viên Quốc hội và đại diện từ các ngành năng lượng, vận tải và ...
Tổng thống Trump lên tiếng trước những 'đồn đoán' Israel sẽ tấn công Iran

Tổng thống Trump lên tiếng trước những 'đồn đoán' Israel sẽ tấn công Iran

08:17:51 13/06/2025
Bên cạnh đó, một quan chức cấp cao Iran khác vào ngày 12/6 cũng đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ bất chấp việc nước này đã nhận được cảnh báo về cuộc tấn công quân sự của Israel.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật thu hồi 8,3 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật thu hồi 8,3 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài

08:07:20 13/06/2025
Dự luật hiện đang được chuyển đến Thượng viện Mỹ, cũng do đảng Cộng hòa kiểm soát, để thông qua. Dự kiến, Thượng viện sẽ tranh luận về dự luật trong mùa Hè này.
Xuất khẩu khí đốt của Israel tăng vọt nhờ các mỏ ngoài khơi

Xuất khẩu khí đốt của Israel tăng vọt nhờ các mỏ ngoài khơi

07:59:42 13/06/2025
Khí đốt Israel chủ yếu được xuất khẩu sang Ai Cập qua đường ống EMG và hệ thống truyền dẫn khí tại Jordan. Ai Cập nhập khẩu khoảng 10 BCM khí mỗi năm từ Israel, còn Jordan mua khoảng 3,1 BCM.
ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài tại Gaza

ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài tại Gaza

07:56:22 13/06/2025
Tuần tới, LHQ dự kiến sẽ tổ chức hội nghị cấp cao về việc thực hiện giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine. Sự kiện này do Pháp và Saudi Arabia đồng bảo trợ.
UNOC 3 hướng đến mục tiêu mục tiêu quản lý và khai thác bền vững đại dương

UNOC 3 hướng đến mục tiêu mục tiêu quản lý và khai thác bền vững đại dương

07:55:44 13/06/2025
Về chủ đề quản trị, công lý và tính bao trùm, các đại biểu nhấn mạnh quyền của người bản địa, công lý về đại dương và kêu gọi tăng cường hỗ trợ các quốc gia dễ tổn thương.
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Tổng thống Mỹ tuyên bố sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Tổng thống Mỹ tuyên bố sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết

07:32:18 13/06/2025
Hãng hàng không Air India cho biết có 242 hành khách trên máy bay gặp nạn, trong đó có 169 người Ấn Độ, 53 công dân Anh, 7 công dân Bồ Đào Nha và 1 công dân Canada.
Israel có thể tấn công Iran vào ngày 15/6, Mỹ không hỗ trợ quân sự

Israel có thể tấn công Iran vào ngày 15/6, Mỹ không hỗ trợ quân sự

06:17:32 13/06/2025
Thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận tại Israel xuất hiện trước khi Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lần đầu tiên trong vòng 20 năm chính thức tuyên bố rằng Iran không tuân thủ các nghĩa vụ hạt nhân...
Thêm một cựu Thủ hiến bang Gujarat của Ấn Độ chết do tai nạn máy bay

Thêm một cựu Thủ hiến bang Gujarat của Ấn Độ chết do tai nạn máy bay

05:58:25 13/06/2025
Nghị sĩ thuộc BJP, ông Sambit Patra, gọi sự ra đi của ông Rupani là sự đau đớn tột cùng và một cú sốc lớn. Sự ra đi của ông là một mất mát không thể bù đắp, không chỉ với bang Gujarat mà với cả nền chính trị Ấn Độ.
Chiếc máy Karaoke đầu tiên - Cột mốc công nghệ của thế giới

Chiếc máy Karaoke đầu tiên - Cột mốc công nghệ của thế giới

05:54:45 13/06/2025
Chiếc máy karaoke nguyên bản có hình khối lập phương, mỗi cạnh dài 30 cm, cực kỳ nhỏ gọn so với những gì chúng ta thấy ngày nay. Chiếc máy bao gồm một micro, một đầu phát băng từ và một hộp đựng tiền xu để thanh toán.
Vụ xả súng tại Áo: Nghi phạm có thể là game thủ mê trò bắn súng trực tuyến

Vụ xả súng tại Áo: Nghi phạm có thể là game thủ mê trò bắn súng trực tuyến

23:05:32 12/06/2025
Trong quá trình khám xét nhà của đối tượng này sau vụ việc, cảnh sát đã phát hiện các kế hoạch để thực hiện một vụ tấn công bằng bom cùng một quả bom không hoạt động. Hiện tại, các nhà điều tra vẫn đang cố gắng xác định động cơ gây án c...

Có thể bạn quan tâm

Lợi dụng thiếu nữ say bia, nam thanh niên đưa vào nhà nghỉ để hiếp dâm

Lợi dụng thiếu nữ say bia, nam thanh niên đưa vào nhà nghỉ để hiếp dâm

Pháp luật

13:07:38 13/06/2025
Sau cuộc nhậu, chị T. có biểu hiện say, không làm chủ được hành vi, nôn ói và nói lảm nhảm. Lợi dụng tình trạng này, Thanh đã đưa chị T. về nhà nghỉ rồi thực hiện hành vi hiếp dâm.
Mưa như trút, vỡ đập thủy lợi, người dân đưa ô tô lên cầu tránh lũ

Mưa như trút, vỡ đập thủy lợi, người dân đưa ô tô lên cầu tránh lũ

Tin nổi bật

12:53:49 13/06/2025
Lo ngại mưa lớn gây lũ lụt, nhiều người dân tại rốn lũ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã đưa ô tô, xe máy lên các cây cầu trên địa bàn để tránh hư hỏng.
Quần suông, món đồ tối giản hoàn hảo cho mọi dịp

Quần suông, món đồ tối giản hoàn hảo cho mọi dịp

Thời trang

12:31:47 13/06/2025
Những phiên bản trẻ trung và giàu sáng tạo hơn của quần suông đến từ phom dáng jumpsuit cổ yếm, quần vải mềm mát, nhẹ nhàng phối cùng áo hai dây
Căng: 1 Á hậu vừa đăng quang đã bị hội chị em cạch mặt, liên tiếp công kích, đe dọa trên MXH

Căng: 1 Á hậu vừa đăng quang đã bị hội chị em cạch mặt, liên tiếp công kích, đe dọa trên MXH

Sao việt

12:29:57 13/06/2025
Drama của 3 mỹ nhân Việt khiến làng nhan sắc dậy sóng những ngày qua. Minh Anh và Thuý Hằng liên tục tung ra nhiều phát ngôn giữa drama đấu tố
Bà mẹ Hà Nội review trường THCS "hot" ở Hà Nội cùng loạt bí kíp chọn trường cực chi tiết: Điều thứ 2 rất quan trọng

Bà mẹ Hà Nội review trường THCS "hot" ở Hà Nội cùng loạt bí kíp chọn trường cực chi tiết: Điều thứ 2 rất quan trọng

Netizen

12:20:39 13/06/2025
Do đặc thù chương trình và định hướng giáo dục, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ để xem liệu có thực sự phù hợp với năng lực và mục tiêu phát triển của con không.
Điều gì xảy ra với iPhone nếu logo Apple luôn nhấp nháy

Điều gì xảy ra với iPhone nếu logo Apple luôn nhấp nháy

Thế giới số

12:12:47 13/06/2025
Những vấn đề này có thể từ nhỏ như màn hình không xoay được hay bàn phím bị đơ, cho đến những sự cố nghiêm trọng hơn như iPhone bị kẹt ở chế độ SOS hoặc logo Apple liên tục nhấp nháy mà không thể khởi động.
Rộn ràng du lịch hè

Rộn ràng du lịch hè

Du lịch

11:44:47 13/06/2025
Kỳ nghỉ hè và mùa du lịch năm 2025 đang đến gần, mở ra thời kỳ cao điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Lạng Sơn.
Sau Hải Phòng và Đà Nẵng, 'Đổi xăng lấy điện' của VinFast hứa hẹn bùng nổ tại Hà Nội và TP.HCM

Sau Hải Phòng và Đà Nẵng, 'Đổi xăng lấy điện' của VinFast hứa hẹn bùng nổ tại Hà Nội và TP.HCM

Xe máy

11:36:17 13/06/2025
Một trong những mẫu xe nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng Hải Phòng và Đà Nẵng chính là VinFast Motio. Không chỉ sở hữu thiết kế bắt mắt, dòng xe máy điện này còn phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.
Sao nữ ám ảnh đến run rẩy vì "râu xanh" ra tay trên sóng truyền hình

Sao nữ ám ảnh đến run rẩy vì "râu xanh" ra tay trên sóng truyền hình

Sao châu á

11:35:22 13/06/2025
Sau khi vụ việc phát sinh, Vu Oánh Oánh phải tạm ngừng tất cả hoạt động diễn xuất và hiện đang phải uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ tâm lý.
Con cả nhà Beckham ngày càng nhận "trái đắng" sau khi liên tục bất hiếu với bố mẹ

Con cả nhà Beckham ngày càng nhận "trái đắng" sau khi liên tục bất hiếu với bố mẹ

Sao âu mỹ

11:31:11 13/06/2025
Trong khi David Beckham liên tiếp nổ tin vui thì ở phía bên kia, cậu con cả ngỗ ngược Brooklyn Beckham gặp phải nhiều sóng gió.
Julien Nguyễn: Máy quét tiềm năng cho ĐT Việt Nam

Julien Nguyễn: Máy quét tiềm năng cho ĐT Việt Nam

Sao thể thao

11:21:05 13/06/2025
Nếu bóng đá Việt Nam đang tìm kiếm những cầu thủ Việt kiều chất lượng, thì Julien Nguyễn chắc chắn là cái tên không thể qua khi anh đã có nhiều năm trui rèn ở môi trường bóng đá Tây Ban Nha.