Hành trình của Thắm
Cô gái 21 tuổi Lê Thị Thắm đã không may mắn khi bị khuyết đi một phần cơ thể từ khi lọt lòng mẹ. Thế nhưng, bằng đôi chân của mình, Thắm vẫn quyết tâm tập viết chữ và viết lên những giấc mơ của riêng mình.
Chuyện của Thắm
Năm 1998, tại xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, bé gái Lê Thị Thắm chào đời trong niềm mong ngóng của gia đình và người mẹ – chị Nguyễn Thị Tình. Thế nhưng, khi sinh ra Thắm đã không có đôi tay như bao đứa trẻ bình thường khác. “Nhìn con sinh ra không được bình thường như chúng bạn, mặc dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nhưng tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà rấm rứt khóc”. – Chị Tình nhớ lại.
Lớn lên, Thắm vận động và có thể tự sinh hoạt cá nhân, giúp cha mẹ làm việc nhà bằng đôi chân khéo léo của mình.
Đến tuổi đi học, em được đến trường. Bàn chân khô cứng vốn chỉ dùng để đi lại giúp cô bé tập viết những nét chữ đầu tiên.
Lên lớp 5 em đã viết chữ, vẽ tranh, khâu vá.
“Những ngày đầu mới tập viết, hai ngón chân kẹp bút để viết bị phồng rộp, tê cứng nhưng em không từ bỏ”. – Thắm tâm sự.
Mẹ Thắm chia sẻ, ngày đó những chuyến đi đi, về về các bệnh viện trở nên quen thuộc với họ. Những năm sau đó, người mẹ luôn ở bên và động viên con gái vượt qua tất cả thử thách. Từ năm lớp 1 đến lớp 12, Thắm liên tiếp đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, nhận nhiều giải thưởng, bằng khen và học bổng…
Năm 2016 Thắm được được đặc cách vào Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Hồng Đức. Cô bé Thắm ngày nào ốm nhom, bẻng lẽn, đã là một cô thiếu nữ, sinh viên đại học.
Video đang HOT
Bay lên những ước mơ
Tới thời điểm hiện tại, con “chim cánh cụt” nhỏ bé ngày nào đã là sinh viên theo học chuyên ngành ngoại ngữ năm thứ 3. Tôi gặp lại Thắm ở giảng đường đại học đúng vào buổi em đang thi hết môn chuyên ngành của mình. Thắm của ngày hôm nay đã là một cô sinh viên khoa ngoại ngữ năng động, hòa đồng hoạt bát.
Thắm chia sẻ, “Em còn một năm nữa là ra trường. Từ ngày em được đặc cách đi học đại học, mẹ em cũng được nhận vào làm lao công của nhà trường để tiện đưa đón em đi về”.
Khi được hỏi về mong muốn hiện tại của mình, Thắm nhìn nhẹ lên và nói: “Ước mơ của em là được mở một lớp học tiếng Anh ở ngay tại nhà, để em được dạy các em nhỏ trong vùng những kiến thức mà em đã tích lũy được những năm học đại học”.
Câu chuyện chỉ dứt khi em đã bận vào giờ thi, Thắm không quên mời tôi nếu có thời gian ngày cuối tuần ghé nhà Thắm chơi.
Mở lớp để thực hiện ước mơ và gần trẻ hơn
Ghé nhà Thắm đúng vào buổi chiều ngày cuối tuần, khi ấy cô nữ sinh 21 tuổi đang say sưa dạy tiếng Anh cho vài đứa trẻ. Thắm cho biết em dạy thêm vào mỗi dịp nghỉ hè từ khi mới học năm thứ nhất.
Trong căn nhà nhỏ, mẹ Thắm – chị Nguyễn Thị Tình tay vừa rót nước vừa cho biết: Đây là lớp học tiếng Anh của Thắm dạy cho các em nhỏ quanh xóm. “Gọi là lớp học cho vui thôi, chứ thực chất, các em đến, không có bàn ghế nên ngồi học ngày tại chiếc giường của Thắm”. – Chị tâm sự.
Dù chịu nhiều thiệt thòi, Thắm luôn thể hiện tinh thần lạc quan, hăng say làm việc. “Việc dạy các em nhỏ tiếng Anh giúp em có thể nâng cao kiên thức đã được học trên lớp và giúp các em nhỏ không có điều kiện để đi học thêm, được bồi dưỡng kiến thức”.- Thắm chia sẻ.
“Em thấy vui khi ngày ngày được dạy các em nhỏ, giúp các em tiến bộ. Mong sao trong thời gian tới, em sẻ có một phòng học khang trang hơn để các em nhỏ ngồi học thoải mái”. – Thắm tâm sự.
Nhìn lại hành trình 21 năm đã qua, đến tận bây giờ, chị Nguyễn Thị Tình vẫn chưa thể tin được vào hành trình kỳ diệu của con mình. Chị xúc động nói: “Sau chừng ấy thời gian vất vả, cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, giờ đây Thắm có thể dùng chính những điều tốt đẹp đó để làm những việc nhỏ giúp các em nhỏ trong vùng, tôi thấy rất tự hào”.
Cô sinh viên Lê Thị Thắm, cô bé khuyết tật nhỏ bé ở Đông Sơn, Thanh Hóa đã và đang viết tiếp những ước mơ trên hành trình đẹp của mình như vậy.
Cao Tiến
Theo baothanhhoa
Lời giải bài toán năng suất của học sinh lớp 5 hầu hết sinh viên đại học trả lời sai
Nội dung bài toán nằm trong chương trình của học sinh lớp 5 nhưng lại khiến nhiều sinh viên đại học phải khuất phục.
Ảnh minh họa
Với bài toán này, hầu hết các sinh viên đều chọn cách đặt ẩn để giải quyết vấn đề. Cách làm của họ như sau:
Gọi thời gian làm việc của Alice là a, của Bob là b và của Charlie là c.
Ta có:
a b = 2
a c = 3
b c = 4
=> 2 (a b c) = 9 => a b c = 4,5.
Vậy tổng thời gian làm việc của 3 người để hoàn thành công việc là 4,5 giờ.
Đáp án này hoàn toàn sai. Nếu Alice với Bob cùng làm việc thì mất 2 tiếng để hoàn thành, cộng thêm sự giúp đỡ của Charlie thì thời gian làm việc chắc chắn phải ít hơn 2 giờ đồng hồ. Cách tiếp cận sai bản chất khiến nhiều người không thể đưa ra đáp án chính xác của bài toán này.
Vậy cách giải đúng là gì?
Alice và Bob mất 2 giờ để hoàn thành công việc. Điều này có nghĩa nếu chúng ta cộng % công việc mà Alice làm với % công việc mà Bob làm trong 2 giờ thì kết quả sẽ là 100% hoặc 1.
(% công việc Alice làm trong 2 giờ) (% công việc Bob làm trong 2 giờ) = 1
Vì mỗi người làm việc với tốc độ không đổi nên số lượng công việc thực hiện trong 2 giờ gấp đôi lượng công việc được thực hiện trong 1 giờ. Vậy ta có phương trình:
2 (% công việc Alice làm trong 1 giờ) 2 (% công việc Bob làm trong 1 giờ) = 1
Gọi a là % công việc Alice làm trong 1 giờ và b là % công việc Bob làm trong 1 giờ
Ta có: 2a 2b = 1
Tương tự, c là % công việc Charlie làm trong 1 giờ
Alice và Charlie hoàn thành công việc trong 3 giờ, trong khi đó Bob và Charlie hoàn thành công việc trong 4 giờ. Do đó, chúng ta có hệ phương trình:
2a 2b = 1
3a 3c = 1
4b 4c = 1
=> 12a 12b = 6
12a 12c = 4
12b 12c = 3
=> 24(a b c) = 13
=> (24/13) (a b c) = 1
Vậy mất khoảng 24/13 giờ = 1,8 giờ = 1 tiếng 51 phút để 3 người cùng hoàn thành xong công việc.
T heo Mindyourdecisions/VTC
Đại học Điện lực sẽ ký kết MOU với Đại học Chien Hsin thời gian tới Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Chien Hsin (Đài Loan - Trung Quốc) đã có buổi thăm và làm việc với Trường Đại học Điện lực. Tham dự buổi làm việc, về phía Nhà trường có sự tham gia của TS. Nguyễn Lê Cường - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Nguyễn Tố Tâm - Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý....