Hành trình chinh phục ước mơ của cậu học trò tí hon
Cao chưa tới 1m, nặng 25 kg, nhưng Nguyễn Đình Phước (17 tuổi, học sinh lớp 11/2 trường THPT Phan Bội Châu, Quảng Nam) không bao giờ chịu đầu hàng trước số phận.
“Sức sống xương rồng”
Không may mắn như những đứa trẻ khác, khi mới sinh ra đã phải mang trong mình di chứng của căn bệnh chất độc da cam quái ác. Năm nay 17 tuổi, nhưng nhìn thân hình Phước chỉ như một em bé mới học tiểu học.
Cô Trần Thị Thu Thủy (mẹ Phước) tâm sự:”Ngày em cất tiếng khóc chào đời, cả gia đình rất hạnh phúc.Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang, vợ chồng cô như chết lặng khi nghe các bác sĩ kết luận đứa con trai đầu lòng của mình không được bình thường như bao đứa trẻ khác”.
Phước luôn rất lạc quan và không ngừng vươn lên trong học tập.
Thời gian sau đó, những trận ốm đau cứ kéo dài mãi theo năm tháng. Năm lên 3 tuổi, chân tay Phước bắt đầu co rúm lại, các ngón tay ngắn ngủn và hai cánh tay bắt đầu trở nên bị khoèo, dị dạng. Mỗi lúc chuyển trời, cơn đau lại hành hạ cơ thể Phước, thương con đứt ruột nhưng ba mẹ em chỉ biết đứng nhìn con mà khóc trong sự bất lực.
Rồi lên 6 tuổi, thấy các bạn cùng trang lứa hàng ngày được cắp sách đến trường, được đánh vần ê a những bài thơ, câu chữ mà Phước cứ ao ước được một lần đi học… Thương con, ba mẹ em phải chạy ngược chạy xuôi khắp nơi mới kiếm được trường mẫu giáo chịu nhận Phước vào học…
Cứ thế, hàng ngày, bất kể dù nắng hay mưa, cậu học trò tí hon vẫn kiên trì đến lớp trên lưng của cha mẹ. Hơn 11 năm đi học là chừng đó khoảng thời gian Phước phải đối mặt với bao sự trêu chọc của bạn bè và những cái nhìn hiếu kỳ, thiếu thiện cảm của mọi người xung quanh…
Rồi có nhiều lúc do cha mẹ bận rộn đi làm nên không thể đến trường đón em kịp giờ tan học thì Phước lại phải lặn lội đi bộ một mình. Tuy quãng đường từ trường về nhà không xa lắm nhưng đối em là cả một chặng đường đầy gian nan, thử thách.
Video đang HOT
Viết cổ tích
Cứ ngỡ rằng, những bất hạnh và sự mặc cảm đó sẽ làm gục ngã cậu học trò tí hon. Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường, hằng ngày Phước vẫn quyết tâm đến lớp để theo đuổi ước mơ của mình.
Và không phụ sự kỳ vọng của gia đình và những người đã đặt niềm tin vào em. Trong tất cả những năm học vừa qua, cậu bé có sức sống của xương rồng này luôn là học sinh khá giỏi và nhiều lần lọt vào danh sách học sinh có thành tích xuất sắc nhất trường.
Năm 2012, Phước tốt nghiệp trung học cơ sở với tấm bằng loại giỏi và vinh dự được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh cùng nhiều bằng khen khác của hội khuyến học.
Khi được chúng tôi hỏi về dự định cho tương lai của mình, cậu cười lạc quan: “Em muốn học thật tốt để sau này trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin. Dù biết rằng để thực hiện được điều đó là không phải dễ, nhưng em tự hứa với bản thân là sẽ cố gắng hết sức để chinh phục được ước mơ và báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ”.
Thầy Trần Văn Trắc, giáo viên chủ nhiệm lớp 11/2, cho biết: “Phước là một trong những học sinh ngoan ngoãn và có thành tích học tập đứng đầu lớp chọn của trường. Tuy sinh ra đã phải mang nỗi đau đớn của bệnh tật nhưng em không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Phước rất xứng đáng là một tấm gương sáng về ý chí và sự nổ lực rèn luyện mà các bạn cùng trang lứa cần phải học hỏi noi theo”.
Theo TTVN
Cậu bé liệt tứ chi mong được đi học mãi mãi
Chỉ ngồi nghe giảng, không thể chép bài nhưng học lực của Mạnh không thua các bạn cùng lớp. Ước mơ của cậu là được đi học mãi mãi, tự tay cầm bút và lật trang sách.
Trong ngôi nhà nhỏ ở xã Nghi Kiều (Nghi Lộc, Nghệ An), khi mẹ nấu cơm trưa, em gái và bạn hàng xóm chơi đùa ngoài sân thì Phạm Văn Mạnh (9 tuổi) ngồi yên trên ghế nhựa tại góc học tập. Giờ Mạnh chỉ có thể giơ hai cánh tay teo tóp, mềm nhũn ngang vai, còn chân không thể bước đi vì không còn cảm giác.
Thấy người lạ bước vào, cậu bé có khuôn mặt thông minh, lém lỉnh liền cười tươi rồi chào to. Như để giải thích cho việc phải ngồi một chỗ, Mạnh tự bạch: "Cháu không bước đi được, còn bò thì đau lắm...".
Tiếp lời con trai, chị Nguyễn Thị Mười cho biết, Mạnh được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương kết luận, thoái hóa cơ tủy. "Bác sĩ bảo đưa cháu về nhà tự chăm sóc vì bệnh của cháu không chữa được nữa", chị kể.
Tư thế duy nhất Mạnh có thể ngồi ở nhà và ở lớp. Ảnh: Văn Hải.
Chào đời năm 2005 khỏe mạnh nhưng được 3 tháng thì chân tay của Mạnh mềm nhũn, teo lại. Vợ chồng chị Mười nhiều lần mang con đi các bệnh viện nhưng rồi họ lại phải đưa về tự chăm sóc.
Dù mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống, vệ sinh đều do bố mẹ giúp nhưng lên 4 tuổi Mạnh cũng đòi mẹ cho đến lớp cùng các bạn. Ngày hai lần, Mạnh được bố mẹ thay phiên nhau cõng đi học. Do không thể tự ngồi nên hôm nào cậu được chở bằng xe đạp thì phải có người ngồi giữ phía sau.
"Ngày Mạnh lên lớp 1 bắt đầu bập bẹ đọc từng chữ cũng là lúc vợ chồng tôi bật khóc vì quá vui mừng", chị Mười nhớ lại, mắt rơm rớm. Rồi chị cho hay, vì cần tiền chữa bệnh cho con và nuôi gia đình nên anh Hưởng (bố Mạnh) đã vào miền Nam làm công nhân, hàng tháng gửi tiền về cho vợ.
Thấy mẹ khóc, Mạnh liền quay sang nhìn chăm chú vào cuốn sách Tiếng Việt lớp 2 rồi đọc rành mạch từng câu chữ. Như để xua đi nỗi buồn của người mình yêu quý nhất, Mạnh nhờ mẹ lật hộ sang trang tiếp theo rồi lại ê a đọc bài.
"Ngồi đọc sách cũng mỏi người lắm nhưng cháu vẫn thích. Khi nào mỏi quá thì cháu vặn mình ngó nghiêng nơi khác để đỡ đau. Mấy lần cháu tập ngậm bút để viết nhưng đau răng lắm, chưa viết được. Nhưng cháu sẽ tập bằng được...", Mạnh nói, người vẫn ưỡn về phía trước, sát với cạnh bàn.
Sau Mạnh là 2 đứa em gái sinh đôi, cả 3 anh em đều học cùng trường. Ảnh: Văn Hải.
Ở lớp, Mạnh được cô giáo xếp ngồi ở bàn đầu, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào cô giáo, bạn bè và hai em gái Thanh Nga - Thanh Ngân học cùng trường.
"Ban đầu thấy Mạnh ngồi bất động trên ghế, bạn bè trêu đùa, nhưng dần dần các em đã không kỳ thị bạn nữa", cô Đinh Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 2A, Tiểu học Nghi Kiều 2, cho biết.
Theo cô Duyên, dù chỉ có thể ngồi nghe giảng nhưng kiến thức Mạnh tiếp thu được không thua kém các bạn cùng lớp. Cậu đọc thạo môn Tiếng Việt, giải được các bài toán cơ bản trong sách và trên lớp cô giáo giao.
Còn cô Nguyễn Thị Minh Đức - Hiệu phó Tiểu học Nghi Kiều 2 cho hay, Mạnh rất thông minh, hòa nhập tốt.
Mọi sinh hoạt của Mạnh đều do mẹ và người thân giúp đỡ. Ảnh: Văn Hải.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, cậu bé trầm tư vài giây rồi hồn nhiên trả lời, miệng cười tươi: "Cháu muốn đi học mãi mãi, muốn tự tay cầm bút, lật trang sách. Sau này cháu muốn làm giám đốc để được dùng máy tính".
Theo VNE
Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest. Gặp gỡ cô "rồng" Lê Quỳnh Anh - người nuôi mơ ước đạt 900 điểm TOIEC để được truyền cảm hứng học tập và nghị lực cuộc sống trên giảng đường EQuest. Khi viết bài báo này, tôi ước có nhiều người được trực tiếp nghe em nói hay chia sẻ bởi ngoài tình cảm thực em dành cho EQuest, em còn có...