Hành trình chàng trai Nam Phi tìm đến TP.Huế để ăn tô bún bò
Đi nhiều nơi ở Việt Nam, thấy đâu đâu cũng có tiệm bún bò, Robin Van Wyk nghĩ món ăn này sẽ rất ngon nên quyết định đến TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để thưởng thức cho bằng được.
Đi bộ với… cây đàn
Robin Van Wyk (26 tuổi), đến từ Nam Phi, là nghệ sĩ đường phố, có hơn 40.000 người theo dõi trên YouTube. Cuối tháng 10.2023, chàng trai đăng tải video lên trang YouTube cá nhân kể về hành trình từ TP.Đà Nẵng đến TP.Huế để thưởng thức món bún bò với nhiều trải nghiệm thú vị.
Robin mang theo cây đàn bên mình trên hành trình đến với TP.Huế CHỤP MÀN HÌNH
Xuất phát từ chùa Linh Ứng, TP.Đà Nẵng, Robin bắt đầu hành trình đi bộ ra TP.Huế ăn bún bò. Để có chi phí cho chuyến đi, chàng trai Nam Phi đã đến một khu chợ kiếm tiền bằng tiếng đàn guitar.
Dọc đường, thấy Robin đi một mình mà không có phương tiện, nhiều người đã hỏi thăm, giúp đỡ bằng những chuyến xe miễn phí, chở chàng trai tắm biển, uống cà phê và cho nước mang theo. Nghe Robin đàn, có người ủng hộ 5.000, 10.000 đồng, đủ để anh mua 1 phần cơm và trứng ăn no bụng.
Robin kể khi đi đến trưa, trời nắng nóng và đã đuối sức, nên đứng dưới một tán cây để tìm xe đi nhờ. May mắn, chàng trai gặp được một nhóm thanh niên đang trên đường đến TP.Huế và đồng ý cho quá giang xe qua đèo Hải Vân.
“Nói thật là không nghĩ mình có thể đi đến TP.Huế vì nó cách TP.Đà Nẵng 100 km, nhưng những người bạn đã đưa tôi suốt chặng đường đến đây, và giờ tôi đang ở trung tâm của thành phố này”, Robin chia sẻ.
Ở Huế, Robin nói khi thấy mình đi bộ trên đường, nhiều người hỏi thăm, dù biết chàng trai không có tiền, họ cũng không ngại nói rằng: “Đi đâu anh chở, không tốn tiền đâu”.
“Con bao nhiêu tuổi? Có vợ chưa? Nhìn con vui tính nhỉ?”
Khi đến Việt Nam, Robin đã học tiếng Việt nên có thể giao tiếp cơ bản với mọi người. Trên đường đến chợ Đông Ba (TP.Huế), chàng trai kể gặp một người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi nghỉ trên cầu, và 2 người đã có cuộc trò chuyện ấn tượng với nhau.
“Con bao nhiêu tuổi? Có vợ chưa? Nhìn con vui tính nhỉ? Ở bên Nam Phi có người vui vẻ không?”, người này hỏi. Robin đáp: “Có nhiều lắm cô, có người rất nghèo, nhưng mà tim rất to, không có tiền nhưng có tình yêu. Cũng giống như ở Việt Nam, người nghèo, người khổ, người giàu. Còn ở Việt Nam có tốt không?”.
Người phụ nữ Huế trả lời: “Ở đâu cũng có người tốt, người xấu, chỉ cần bình an và hạnh phúc. Bình an là cuộc sống không xảy ra chuyện gì bất trắc, hạnh phúc là cuộc sống an toàn, nghề nghiệp vững chắc, không làm điều bất lương, không trộm cắp, lừa đảo, tệ nạn xã hội. Và mình giúp đỡ những người nghèo”.
Trước khi tạm biệt người phụ nữ lớn tuổi, Robin cảm ơn và lấy một ít tiền chia sẻ với bà. Đây là tiền mà cậu đã được mọi người cho làm lộ phí trước đó.
Video đang HOT
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Robin và người phụ nữ lớn tuổi ở TP.Huế, mang lại cho chàng trai nhiều bài học sống CHỤP MÀN HÌNH
Buổi chiều, Robin nói mình tiếp tục đến chợ chơi đàn guitar để kiếm tiền mua bún bò. Đây là món mà chàng trai rất trông chờ, bởi đi nhiều nơi ở Việt Nam, đâu đâu Robin cũng gặp tiệm bún bò và nghĩ món ăn này phải có gì đó rất đặc biệt.
Khi đã có tiền cho bữa tối, du khách Nam Phi được người đàn ông tên Phú chở đến một quán ăn địa phương để thưởng thức bún bò Huế. Robin cho biết cảm xúc khi ăn được tô bún bò tại TP.Huế rất là ngon. Anh nhớ lúc ăn đã luôn tấm tắc khen: “Ngon quá!”.
Robin muốn mời ông Phú bữa ăn này vì mình đã kiếm được nhiều tiền, nhưng người đàn ông ở Huế nhất quyết từ chối. Ông Phú nói với Robin: “Nếu được nhiều tiền thì tối nay ở khách sạn, không ở ngoài, trời mưa và lạnh lắm, em có thể bị bệnh, không tốt đâu. Hãy chăm sóc bản thân tốt nhé”.
Sau khi vượt đoạn đường khoảng 100 km từ Đà Nẵng, Robin có bữa ăn bún bò Huế cùng ông Phú CHỤP MÀN HÌNH
Anh Trần Đặng Trung Nam (30 tuổi, quê tại tỉnh Quảng Ngãi), hiện làm công việc tự do, đi nhiều nơi bằng xe ô tô, cho biết từng gặp Robin cách đây khoảng 1 tháng trước. Khi đó anh Nam cùng bạn đi từ TP.Đà Nẵng đến TP.Huế thì gặp chàng trai người nước ngoài xin quá giang xe.
“Tôi thường gặp và tiếp xúc với nhiều người nước ngoài ở Việt Nam nên đã quen, không e dè. Lúc gặp Robin, cậu ta chỉ mặc quần ngắn và áo thun ba lỗ, hành trang đơn giản. Tôi hỏi mục đích chuyến đi của Robin, bạn nói muốn đi bộ khám phá mọi nơi, nhưng phía trước là một cái đèo nên phải nhờ giúp. Tôi thấy bạn đang đi cùng hướng với nhóm nên đã cho quá giang, chàng trai này cũng là một vị khách khá ngầu, muốn làm điều mình thích”, anh Trần Đặng Trung Nam kể lại.
Anh Trần Đặng Trung Nam (ngoài cùng bên trái) và những người bạn chụp ảnh kỷ niệm cùng Robin khi đến TP.Huế BISKO
Sau khi xem video Robin Van Wyk đăng tải, ngoài cảnh đẹp và hành trình thú vị của chàng trai, người xem cũng ấn tượng với tình cảm chân thành và sự giúp đỡ nhiệt tình của người Việt Nam dành cho vị khách ngoại quốc.
Nhiều người đã để lại bình luận dưới video của chàng trai Nam Phi: “Người dân quá tình cảm và chân thành, mọi người thực sự đáng yêu mà”; “hành trình của bạn rất chân thật, giản dị, người Việt Nam luôn thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ nếu có thể”; “quá nhiều hình ảnh tích cực từ con người đến cảnh sắc”; “tự hào vì người Việt Nam hiếu khách, trân quý vì bạn thật thà, tốt bụng”…
Ông chủ quán bún bò gần 20 năm nuôi hàng chục sinh viên ăn học: 'Tôi không có vợ con nên tự do. Tôi muốn giúp ai thì giúp!'
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học.
Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập.
Căn bếp sáng đèn từ 4g30. Ông chủ đã ngoài 60 vẫn khệ nệ với những cái âu to chứa đầy xương hầm. Sau khoảng 45 phút chuẩn bị, ông bắc một cái ghế tựa và ngồi gần cửa quán.
"Bố ơi, tính tiền cho chú Năm."
"Ông ơi, thối lại cho chị Tư."
"Bố ơi, bố gọi giao thêm rau thơm nhé."
Ba bốn nhân viên trẻ măng quay ra gọi ông, trong khi tay vẫn thoăn thoắt bê bún, múc nước dùng. Điều này khiến những vị khách mới ghé quán lần đầu thắc mắc: Sao ông chủ lớn tuổi như thế nhưng những đứa con mới vừa trạc đôi mươi. Bởi, mấy ai biết được, tiếng gọi nghe thân thương là thế nhưng họ không chung máu mủ mà vẫn ngày ngày nương tựa nhau như người trong gia đình.
Không có vợ, hơn 20 năm người đàn ông một mình nuôi gần 100 người con
"Tao không có vợ con nên cho tiền tụi bây tiêu xài xả láng đó" câu nói được ông Hùng cười đùa khi nói chuyện cùng những người phụ tá, hay gọi thân thương là những đứa con nuôi của mình. Những tưởng cuộc sống gà trống nuôi con rất khó khăn, thế nhưng hơn 20 năm qua, ông Hùng đã nuôi gần 100 người con nên người. "Tôi không có vợ, con, gia đình nên cuộc sống khá tự do. Tôi muốn giúp ai thì giúp, muốn sống thế nào cũng được", ông Hùng vui vẻ cho biết.
May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đối với ông, việc này không phải là làm thiện nguyện mà chỉ là ông đang trả "nợ đời". Vì cuộc đời đã cho ông công ăn việc làm, có điều kiện hơn nhiều người nên ông mong muốn san sẻ bớt với những ai khó khăn hơn.
Món "nợ đời" ấy bắt đầu được trả dần vào năm 2002, khi những đứa trẻ đầu tiên được ông lo cho ăn học. Ông Hùng chia sẻ, "Tôi cảm thấy thương cảm và trân quý những đứa trẻ tuy không có gia đình trọn vẹn hoặc hoàn cảnh khó khăn thế nhưng vẫn nỗ lực học tập để thay đổi cuộc sống của mình". Chính nghị lực của họ là động lực để ông Hùng quyết định giúp đỡ và nhận nuôi những người dưng xa lạ. Tính đến nay, ông chủ này đã giúp đỡ 84 sinh viên nghèo viết tiếp ước mơ đến trường.
Đại gia đình không cùng dòng máu
Ở quán bún bò, ông dành một lầu riêng có 2 căn phòng nhỏ để các con được tự do sinh hoạt và vui chơi. Mọi thứ trong nhà đều do một tay ông chuẩn bị chu đáo.
Anh Minh Tuấn (26 tuổi) cho biết, hầu như các con không tốn chi phí nào trong suốt thời gian sống với ông. Từ các vật dụng như dầu gội, kem đánh răng, bột giặt... đến những món có giá trị cao hơn như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh... đều một tay ông lo liệu.
Không chỉ là tổ ấm cưu mang những bạn sinh viên xa nhà, mà quán bún bò còn là nơi tạo việc làm giúp các bạn kiếm thêm thu nhập. Ông Hùng cho rằng mình có thể lo cho họ chỗ ăn, chỗ ở và trợ cấp cho họ có thể tiếp tục viết tiếp ước mơ giảng đường. Thế nhưng với chi tiêu cá nhân, chính họ phải tự lo lấy để từ đó có ý thức về những đồng tiền mà họ đang được nhận. Nếu ai sau khi được ông nhận nuôi mà dựa dẫm và không có chí cầu tiến thì ông sẽ không nhận nuôi nữa.
Ngoài bảo bọc, yêu thương, ông dần nghiêm khắc hơn với các con để có thể giúp họ nên người. Ông luôn dạy những đứa con của mình không được chửi thề, nói tục, tranh cãi lớn tiếng hay nhuộm tóc xanh, tóc đỏ khi còn đi học. Anh Tú (21 tuổi), một người con đang được ông nuôi dạy chia sẻ: "Vào đây thì không có rượu, bia, thuốc lá, đi chơi, nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc, dậy đúng giờ, làm việc thì phải nghiêm túc". Đôi lúc, chính nhờ sự nghiêm khắc và tận tâm ấy, nhiều bạn sinh viên có thể ăn học thành tài.
Các con của ông có người lập nghiệp trong nước, có người bôn ba nơi xứ người nhưng, dù ở đâu, họ vẫn luôn nhớ về người cha nuôi đã giúp họ có được thành công. Hàng năm, vào ngày sinh nhật của ông Hùng hay những dịp lễ tết, những người con xa thường trở về cùng ông quây quần. Cả cuộc đời dù chưa từng nghĩ đến việc lấy vợ, nhưng hiện tại, ông đang có một đại gia đình với những người con nuôi ở khắp mọi nơi, với ông vậy là hạnh phúc rồi.
"Nếu tôi dừng lại, có thể nhiều đứa trẻ ham học ngoài kia sẽ mất đi cơ hội"
Một đại gia đình không thể có những đứa trẻ chưa ngoan, làm ơn cũng có ngày mắc oán. Ông Hùng tâm sự, hơn ba năm trước, ông có nhận nuôi một thanh niên quê Nghệ An vì thấy cậu chăm chỉ, chịu khó làm việc. Nhưng sống trong nhà một thời gian, cậu thanh niên đem chiếc xe máy của ông Hùng đi cá độ đá banh và thua sạch tiền. Mỗi lần thua độ, người này đều đến để cầu cứu ông. Vi còn thương nên ông vẫn nhiều lần giúp đỡ.
Nhưng, cậu thanh niên ấy đã tái phạm đến lần thứ 9, khiến ông phải từ chối thẳng. "Lần nào giúp, tôi cũng tâm niệm rằng có thể đây là lần cuối. Nếu lần cuối cùng này mình không giúp thì người ta không còn cơ hội quay lại. Nhưng đến lần thứ 9 thì tôi dứt hẳn, cái tính này đã ngấm vào người nên không thể bỏ. Tôi để tiền giúp những người khác xứng đáng hơn", ông Hùng cho biết.
Những lần làm ơn mắc oán khiến ông từng nghĩ đến việc dừng lại, không mở lòng và giúp người khác nữa. Nhưng sau đó, ông Hùng xem là một bài học cho mình. Ông tâm niệm: "Nếu đêm về suy nghĩ đến số tiền đã mất, so đo tính toán sợ giúp lầm người thì mình sẽ không thể nào giúp ai khác được nữa. Trời lấy một số tiền này nhưng lại giúp quán bún của tôi đông khách hơn. Tôi có thu nhập, tiền tôi có thể kiếm lại được nên không tiếc. Nhưng nếu dừng lại, có thể nhiều đứa trẻ ham học ngoài kia thật sự cần giúp đỡ sẽ mất đi cơ hội".
Gánh bún riêu "Bà Điếc" nổi đình nổi đám, ngày bán cả nghìn tô Nhắc đến ẩm thực đường phố, không thể bỏ qua những món ăn đã làm nên đặc trưng của Việt Nam như bún bò, phở, bún riêu,... Nếu như bún bò thu hút thực khách bởi nước dùng đậm đà thì bún riêu là sự kết hợp hòa quyện từ thanh cua đến thịt bằm và các loại rau ăn kèm. Không khó...