‘Hành trang Tri thức’: Chương trình thúc đẩy văn hóa đọc cho giới trẻ
Hành trang Tri thức: Chương trình thúc đẩy văn hóa đọc cho giới trẻ
Văn hóa đọc góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức trong mỗi con người.
Thúc đẩy văn hóa đọc để giúp nâng cao nhận thức của giới trẻ về giá trị của việc đọc sách
Sáng 21/4, tại Trường Đại học Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chương trình Thúc đẩy văn hóa đọc với chủ đề “Hành trang trí thức” nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên, thanh niên, học sinh về giá trị của việc đọc sách.
Triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần giáo dục và phát triển nghề nghiệp BnD Edu phối hợp tổ chức chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” năm 2022 và phát động chương trình nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên toàn quốc.
Sách là kho tàng tri thức quý giá lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại, đem lại và khai sáng cho trí tuệ con người. Sách cung cấp những kiến thức giúp giúp chúng ta hiểu được lịch sử phát triển của dân tộc, của một đất nước và cả thế giới. Sách đúc kết và ghi lại các thành tựu trên mọi lĩnh vực, đời sống xung quanh ta, bồi dưỡng cho chúng ta về tư tưởng, tình cảm, công việc như hạt giống tâm hồn đem lại cho ta những cảm xúc trong cuộc sống. Đặc biệt sách giúp ta tự học, tự đọc, tự bồi dưỡng, nuôi dưỡng ước mơ. Sách là chìa khóa mở rộng kiến thức đưa tất cả trong đó có thế hệ trẻ đi đến thành công. Sách là hành trang có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta và nhân loại.
Với ý nghĩa quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284 lấy ngày 21/4 hàng năm là “ngày Sách Việt Nam” nhằm khuyến khích và phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, phong trào đọc sách trong cộng đồng, giáo dục, rèn luyện nhân cách của con người. Văn hóa đọc là góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức trong mỗi con người.
Chương trình thúc đẩy văn hóa đọc với chủ đề “Hành trang tri thức” nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên và tầm quan trọng của văn hóa đọc; Vận động khuyến khích các đối tượng là sinh viên, thanh niên và các thế hệ trẻ duy trì thói quen đọc. Trong khuôn khổ chương trình sẽ có tọa đàm, giao lưu, đối thoại với chủ đề về văn hóa đọc; phương pháp đọc, kỹ năng sống các lĩnh vực nghề nghiệp… Dự kiến 5 chương trình sẽ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, Thái Nguyên và TP Cần Thơ. Ngoài ra còn sẽ tổ chức chương trình bình chọn những cuốn sách được giới trẻ yêu thích nhất.
Trao tặng học bổng cho sinh viên khởi nghiệp
Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam đã có những chia sẻ về văn hóa đọc trong khuôn khổ sự kiện:
“… Tôi rất vinh dự được nhiều tổ chức trên cả nước mời nói chuyện chuyên đề về văn hóa đọc trong nước, trong đó có Trung ương Hội LHTN Việt Nam cùng với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
Giá trị và chuẩn mực đọc của thế hệ trẻ hiện nay là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với đọc sách có chất lượng cao, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, tạo ra được một nền văn hóa đọc phát triển.
Văn hóa đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, quyết định đi được đến đích cuối cùng, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh. Yếu tố tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức, kể cả hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc, tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe.
Video đang HOT
Chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hóa đọc của mỗi người, mỗi thành viên trong xã hội chúng ta.
Tôi cũng là người tự tin khi tiếp cận với các cuộc tọa đàm, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, trả lời phỏng vấn… không bao giờ phải cầm giấy từ trong nước ra quốc tế, trước mọi yêu cầu của công việc, diễn giải tập trung, chặt chẽ, ngắn gọn, làm chủ thời gian cho phép.
Tôi đã từng tổng kết: Có thể đọc báo để làm giàu nhanh hơn, đọc tạp chí để làm nghề nhanh hơn, đọc sách để làm người tốt hơn. Đọc là cách tốt nhất để tự cải tạo và tôn vinh mình, tôn vinh để cải tạo và cải tạo để tôn vinh. Và qua đây cũng khuyên các bạn trẻ là: Phải luôn luôn làm tốt “4 chịu” là chịu học, chịu đọc, chịu nghe, và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn nhằm có vốn sống thiết thực hữu ích cho mình. Tất cả mọi lợi thế này đều bắt nguồn từ vốn liếng yêu sách và ham đọc của tôi…”
ông Lê Doãn Hợp phát biểu tại sự kiện
Nhân dịp này, Ban tổ chức chương trình đã trao học bổng cho các Liên chi Đoàn. Liên chi Hội và các Câu lạc bộ xuất sắc thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp – CBAM trao 100 suất học bổng khởi nghiệp. Đồng thời ra mắt website Toiyeutoquoctoi, giới thiệu về chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”…
Nhiều giải pháp phát triển văn hóa đọc
Đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc, đầu tư cho các thư viện, đưa tiết đọc sách vào chương trình học là một số giải pháp thúc đẩy thói quen đọc sách.
Theo số liệu của Hội Xuất bản các quốc gia châu Á, ở Indonesia, học sinh đọc sách 15 phút mỗi ngày trước giờ học chính thức. Ở Hàn Quốc, cha mẹ và con cùng đọc ít nhất 3 ngày/tuần và mỗi lần khoảng 30 phút.
Trong khi đó, Hội Xuất bản Thái Lan đã khảo sát với gần 56.000 hộ gia đình. Kết quả cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi đọc 71 phút/ngày, thanh niên đọc 94 phút/ngày, người ở độ tuổi lao động đọc 61 phút/ngày.
Trước những con số "đáng nể" đó, tỷ lệ 4,08 cuốn/người/năm (tính cả sách giáo khoa và sách tham khảo) của người Việt Nam vẫn ở mức thấp so với khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
Vấn đề thúc đẩy văn hóa đọc một lần nữa được đặt ra tại tọa đàm "Văn hóa đọc: Cơ hội, thách thức và những kiến nghị", được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tối 15/4. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất.
Đưa tiết đọc sách vào chương trình thời khóa biểu trong nhà trường là một trong những giải pháp thúc đẩy văn hóa đọc. Ảnh minh họa: L.Q.
Thực trạng thói quen đọc trong nước
Theo ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM - cụm từ "văn hóa đọc", nếu xét trên bình diện quốc gia, là sự hợp thành của 3 yếu tố: Nhà quản lý, cộng đồng xã hội và cá nhân. Trong đó, mục đích cuối cùng của phát triển văn hóa đọc chính là tác động đến nhận thức của từng cá nhân.
"Muốn phát triển văn hóa đọc, chúng ta cần phải thúc đẩy đồng bộ 3 yếu tố: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Việc đọc chỉ có thể trở thành thói quen khi được lặp đi lặp lại trong một thời gian nhất định với tần suất cố định", ông Lê Hoàng nói.
Là người có nhiều năm làm công tác khuyến đọc trong cộng đồng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam nhận định cản trở chính của văn hóa đọc đến từ nhà trường, gia đình và chính các đơn vị xuất bản.
Cụ thể, nhà trường chưa đưa tiết đọc sách vào khung thời khóa biểu chính thức. Tại các gia đình, nhiều bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến thói quen đọc sách từ sớm cho trẻ. Các đơn vị xuất bản cũng chưa thực sự chú trọng tới công tác thị trường và biện pháp phát triển văn hóa đọc.
So sánh với các số liệu xuất bản và tỷ lệ đọc trên thế giới, ông Lê Hoàng cho rằng những quốc gia càng quan tâm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và gia đình có biện pháp tác động mạnh đến thói quen đọc sách cho trẻ, hiệu quả kinh tế xuất bản càng cao.
Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books, người có kinh nghiệm thực hiện cải tạo thư viện tại nhiều địa phương - cho biết thực trạng thư viện hiện nay chưa được đầu tư đúng với giá trị và sứ mệnh đề ra.
"Rất ít gia đình Việt Nam có tủ sách cho con em mình. Chúng ta đang bỏ qua giai đoạn quý giá nhất của một con người để hình thành thói quen đọc. Mỗi người phải hiểu được rằng xây dựng văn hóa đọc là một nhiệm vụ lớn của quốc gia chứ không của riêng cá nhân, tập thể nào", bà Kim Thoa nêu quan điểm.
Số liệu tổng hợp từ Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Đỗ Thu.
Kiến nghị và giải pháp
Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Minh - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, chủ dự án "Sách ơi, mở ra" - có 3 yếu tố để tạo thói quen đọc cho một con người. Thứ nhất là môi trường đầy ắp sự gợi ý. Thứ hai là tần suất lặp đi lặp lại. Cuối cùng là phần thưởng để khích lệ.
"Trong độ tuổi 0-6, gia đình là thành tố quan trọng nhất giúp trẻ xây dựng tình yêu sách. Đến giai đoạn tiểu học, nhà trường chiếm vị trí then chốt. Từ giai đoạn trung học cơ sở, xã hội đóng vai trò quyết định thông qua các câu lạc bộ, hội, nhóm, trung tâm văn hóa, mô hình cà phê sách hay sự kiện về văn hóa đọc", TS Ngọc Minh nói.
Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng ở mỗi gia đình, cha mẹ cần hướng dẫn, tác động đến nhận thức của con trẻ về vai trò của sách và kỹ năng đọc, học tập suốt đời. Bên cạnh đó, phụ huynh nên gợi ý danh mục những tựa sách cho con em mình theo từng độ tuổi và đọc cùng con để đạt hiệu quả hơn.
Muốn phát triển văn hóa đọc, chúng ta cần phải thúc đẩy đồng bộ 3 yếu tố: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
Ông Lê Hoàng
Trong khi đó, nhà trường cần được cung cấp một danh mục gồm những cuốn sách bám sát vào chương trình của Bộ GD&ĐT. Khi có danh mục rồi, giáo viên và học sinh phải thực hiện tiết đọc ít nhất một tiết mỗi tuần.
Để văn hóa đọc thực sự phát triển sâu và rộng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Lê Hoàng cũng đưa ra một số đề xuất, giải pháp, tác động đến gia đình, trường học và các đơn vị xuất bản, phát hành.
Thứ nhất, ông Hoàng cho rằng cần thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc.
Thứ hai, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức nghiên cứu, khảo sát định kỳ 5 năm/lần về thực trạng đọc trong xã hội, lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ văn hóa đọc.
"Bài khảo sát sẽ thực hiện các câu hỏi như: Bao nhiều phần trăm người dân có tủ sách? Họ có đến thư viện, nhà sách không? Họ có mua sách không? Ai là người giới thiệu sách cho họ?...", ông Lê Hoàng gợi ý.
Thứ ba, cần bổ sung một số điều khoản về nội dung phát triển văn hóa đọc vào Bộ Luật Xuất bản sửa đổi sắp tới.
Tiếp đến, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đọc nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc việt Nam như: Phát động tuần lễ đọc sách, tổ chức các hoạt động, sự kiện tôn vinh sách, trao giải thưởng cho những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thúc đẩy văn hóa đọc...
Thứ năm, nhà nước cần có sự đầu tư hơn nữa cho các thư viện văn hóa - tổng hợp.
Thứ sáu, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh việc tổ chức dạy học và đọc theo hướng dẫn.
Tiếp đến, ông Lê Hoàng cũng đưa ra đề xuất "cần kích hoạt các giải pháp để khuyến khích cha mẹ đọc sách cùng con và đặc biệt, mỗi gia đình phải xây dựng được tủ sách cho trẻ".
Đối với đơn vị xuất bản, phát hành sách, việc đẩy mạnh cuộc thi, hoạt động hội sách ở cả hình thức trực tuyến và trực tiếp là rất thiết thực.
"Hội sách không chỉ được tổ chức ở Hà Nội, TP.HCM, mà nên có mặt ở 63 tỉnh, thành trên cả nước, nhằm tạo điều kiện mọi người dân được tiếp cận sách mới. Ngoài ra, các đơn vị xuất bản cần ứng dụng công nghệ 'Reading code' - giải pháp công nghệ góp phần chống sách giả và tương tác tốt với người đọc; từ đó, tạo sự chuyển động mạnh mẽ, toàn diện hơn cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm", ông Lê Hoàng nói thêm.
Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm lĩnh vực mới được xếp hạng QS năm 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2022 Ngày 06/04/2022, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng 51 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của 1543 cơ sở giáo dục đại học thế giới, với khoảng 14000 chương...