Hành trang gì cho teen du học?
Sau khi hoàn tất thủ tục du học chỉ chờ ngày lên đường, nhiều bạn luống cuống không biết mình nên chuẩn bị gì khi đến một nơi xa lạ.
Chuẩn bị tâm lí và tình cảm cho sự thay đổi
Cứ lo lắng chuyện mình sẽ mua sắm những gì, thiếu thốn ra sao, ít bạn nào nhớ chuẩn bị cho mình tâm lí tốt. Chẳng lạ khi thấy những bạn du học sinh khi mới đi học khóc ròng vì tủi thân. Phải mất một khoảng thời gian dài mới cân bằng được.
Chuyện tình cảm khi đi du học lại càng éo le nếu “anh ở đầu sông em ở cuối sông”. Mặc dù biết trước rằng sẽ xa nhau nhưng nhiều cặp vẫn không thể tránh khỏi sự xáo trộn khi chia lìa đôi lứa. Do đó, không chỉ người ra đi, mà cả người ở lại, hai bạn nên động viên nhau và xác định mục tiêu lâu dài.
Chớ quên chuẩn bị lời chia tay với gia đình, bạn bè và đằng ấy nếu bạn đi du học xa và có khả năng ít được về. Dù chỉ vài lời nói thôi cũng đã khiến… xúc động lòng người rồi ấy. Bản thân bạn cũng cảm thấy nhẹ nhỏm hơn khi có thể bày tỏ hết cảm xúc của mình lúc còn ở bên gia đình, bạn bè và đằng ấy.
Khi xa nhà, cũng cần chuẩn bị một chút cho sự thay đổi và hòa nhập của bản thân khổ chủ. Bởi khi đến một quốc gia khác, mà thói quen và tính tình bạn vẫn chẳng khác gì ở nhà thì sẽ khổ lắm. Nhiều bạn du học sinh ở nhà tính tình ít nói, khó chịu. Nhưng từ ngày đi du học lại thoải mái hơn. Đơn giản vì chẳng ai thích kết bạn với người… cáu bẳn cả. Mà không có bạn bè thì buồn khỏi nói luôn.
Mua một vài thứ quen dùng, tại sao không?
Dụng cụ học tập luôn rất cần thiết.
Nghe chắc sẽ rất buồn cười nếu như biết nhiều du học sinh xa nhà lại thích mang những thứ như: tương ớt Việt Nam, bánh tráng Việt Nam, mì gói, ngũ vị hương ở Việt Nam. Nhưng sự thật là vậy. Ở nhà thì có lẽ những món ăn đó là quá thông thường, nhưng khi ra nước ngoài, lạ vị, thì những món ăn đó lại vô cùng hấp dẫn.
Jenny Trần (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Mình rất thích ăn bánh tráng Việt Nam. Cả bánh tráng trộn lẫn bánh tráng để cuốn thịt luộc, chiên chả giò. Lần nào qua mình cũng mang rất nhiều mà không đủ. Mình nhớ món bánh tráng trộn ở Việt Nam lắm. Ở nhà, mua chừng 5k là ăn ngon hết xẩy. Qua Mỹ rồi, chẳng chỗ nào bán, tự làm ăn 1 lần phải mất 10$ Úc (khoảng 200k) mà vẫn thòm thèm”.
Video đang HOT
Khoảng thời gian đầu mới đi du học, thường các teen sẽ rất khó tìm những thứ hợp với sở thích và thói quen tiêu dùng của bản thân. Từ thực phẩm đến đồ dùng cũng vậy. Do đó, làm một list những thứ thật-sự-quen-dùng không thừa chút nào đâu. Nhưng nhớ đừng mua tham quá nhé, số kg có hạn, mà nhiều thứ cần chuẩn bị lắm í.
Đừng quên dụng cụ học, thuốc thang và cả trang phục theo mùa
Cần chuẩn bị một vài dụng cụ cá nhân nhé.
Ở một số nước, nhất là các nước Châu Âu và Châu Mỹ, dụng cụ học tập, bút, sách, tập khá đắt đỏ. Một cây bút bi, mua ở Việt Nam, loại dùng được chỉ khoảng 10k, nhưng khi xa nhà thì nó vào khoảng 10$ vẫn còn là rẻ. Không chỉ thế, để đi mua dụng cụ học tập trong thời gian đầu khá khó khăn. Vì nhiều bạn chưa biết đường đi lối về, lại không có phương tiện đi lại. Thế nên chuẩn bị sẵn sẽ có lợi và tiết kiệm được một khoản kha khá.
Mải mê mua sắm, ít bạn nào nhớ đến thuốc thang cũng là một trong những thứ quan trọng cần chuẩn bị. Tiền đi khám bác sĩ ở nước ngoài cực kì đắt. Thế nên khi gặp những trường hợp như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng… thì ít ai lại bỏ ra một khoản tiền để đi bác sĩ ngay. Thế nên một bịch thuốc gia đình là rất cần thiết. Nhất là những căn bệnh thường gặp, thêm một vài loại thuốc bổ nữa là không thừa chút nào đâu.
Khi sắm sanh quần áo, bạn chớ quên chuẩn bị trang phục theo khí hậu ở quốc gia bạn đến. Tất nhiên, chỉ nên mua một, hai cái. Không nên mua nhiều. Nếu bạn ở những quốc gia lạnh, hay có tuyết, thì mua ở bên đó là tốt nhất. Đôi khi áo lạnh mua sẵn ở nhà mỏng, ngắn và không thích hợp, chỉ dùng tạm được thôi. Nếu không nhất thiết phải dùng đồ hiệu, thì quần áo ấm cũng không “dao” lắm đâu bạn ạ.
Làm quen trước với bạn bè ở đó, hay chứ nhỉ?
Nếu làm quen với bạn mới thì sẽ dễ thích nghi hơn rất nhiều.
Trước khi đi du học, bạn nên tìm xem bạn bè mình có ai ở đó trước chưa. Tham khảo ý kiến mọi người cũng quan trọng không kém. Nếu có người quen thì quả là một may mắn. Bạn có thể hỏi han về trường lớp, cách thức đi lại, nói chung là tất tần tật thắc mắc của bạn một cách chính xác. Không chỉ thế, khi xa nhà, nếu có một vài người bạn cùng học tập, cùng sinh sống thì sẽ bớt cảm thấy cô đơn hơn đấy bạn ạ!
Theo PLXH
Nước mắt người mẹ giam con gái 10 năm trong lều
Trong căn nhà nhỏ nằm nép mình bên góc vườn um tùm chuối và cây dại, tiếng kêu la đến lạc giọng của một người con gái không ngừng phát ra.
Đây chính là nơi sinh sống của chị Bùi Thị Hải hơn 10 năm nay, nơi chứng kiến những ngày dài chị chìm trong vô thức vì bệnh tật.
Buổi chiều định mệnh
Một chiều hè tháng 6/2010, chúng tôi đến làng Đại Đồng, Lê Hồng (Thanh Miện - Hải Dương) trong cái nắng oi ả. Mặt trời chênh chếch chiếu những tia nắng rực lửa khiến miền quê đang vào vụ gặt càng thêm ngột ngạt. Trong căn nhà nhỏ nằm nép mình bên góc vườn um tùm chuối và cây dại, tiếng kêu la đến lạc giọng của một người con gái không ngừng phát ra. Đây chính là nơi sinh sống của chị Bùi Thị Hải hơn 10 năm nay, nơi chứng kiến những ngày dài chị chìm trong vô thức vì bệnh tật.
Sinh năm 1982, 10 năm trước cô gái mang tên Hải bước vào tuổi mười chín, đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của thời thiếu nữ. Nhà nghèo, chị Hải đã nhường phần học cho hai em, còn mình ngày ngày ôm nón, vác liềm đi khắp làng trên, xóm dưới làm thuê kiếm tiền phụ mẹ nuôi em.
Nhà tuy ít ruộng nhưng nhờ bàn tay chịu khó của Hải, những luống khoai, triền lúa mùa nào cũng xanh mướt. Bà con ai cũng khen bố mẹ Hải có phúc khi có cô con gái chịu thương chịu khó, xinh đẹp. Nhưng cũng chính từ cái tính hay làm ấy, chị phải gánh chịu bi kịch có lẽ sẽ đeo đẳng suốt cuộc đời.
Căn nhà chất chứa nỗi buồn của chị Hải
Vào một buổi chiều tháng 5 hơn 10 năm về trước, khi trời vẫn còn nắng gay gắt, Hải đã mang liềm ra đồng gặt cố đám ruộng của nhà để hôm sau sang đồng bên gặt thuê. Ruộng gần hết, cô bỗng gục xuống và ngất lịm đi. Mặc dù được bà con quanh đồng đưa đến bệnh viện kịp thời nhưng cơn cảm nắng do làm cố sức đã để lại di chứng hết sức nặng nề với Hải. Đó là căn bệnh "tâm thần phân liệt" không thể chữa khỏi. Gánh lúa cuối cùng Hải gặt giúp mẹ mãi mãi không được cô mang về. Người con gái đương tuổi xuân thì ấy từ đó mất đi trí nhớ, ngô nghê trong những tràng cười vô định.
Dường như kí ức cuối cùng của cô gái thảo hiền ngày nào chỉ là những ngày làm đồng tuy vất vả nên từ ngày lâm bệnh đến nay, cô có một sở thích đi lội dưới đồng ruộng. Dù ngày nắng hay khi trời đổ mưa; dù là đám lúa mướt màu xanh hay chỉ là cánh đồng trơ đất, có "cơ hội" thoát khỏi sự trông nom của gia đình là cô lại chạy ào ra đồng sau nhà thỏa sức chạy lội. Nhiều khi, những đám lúa non mới cấy cũng bị cô dẫm nát, bố mẹ Hải phải ngậm ngùi cấy lại cho hàng xóm.
Bạn bè cùng trang lứa với Hải giờ đã yên ấm bên chồng con. Thời gian trôi đi, chỉ có cô là cứ mãi ngây ngô với kí ức xa xăm.
Bạn bè cùng trang lứa với Hải giờ đã yên ấm bên chồng con, chỉ có ccứ mãi ngây ngô với kí ức xa xăm
Mất kiểm soát về bản thân, nhiều lúc Hải có những hành động phá phách làm phiền lòng những người hàng xóm. Những lúc ấy, người đau khổ nhất là bố mẹ cô. Thương con nhưng chẳng biết làm sao, bố mẹ cô lại ngậm ngùi xúc thóc đền hàng xóm. Cực chẳng đã, gia đình cô mới xây một gian nhà nhỏ ngoài vườn, kê chiếc chõng tre cho cô ở một mình và khóa trái cửa để cô không phá phách. Chỉ những lúc ăn cơm, tắm rửa hoặc vệ sinh cô mới được ra ngoài.
Và thấm thoắt đã 10 năm, cuộc sống của Hải bó gọn trong 4 bức tường của căn lều nhỏ hẹp ấy.
Nỗi lòng người mẹ
Bà Đỗ Thị Gọn (SN 1960), mẹ chị Hải, không giấu được đôi mắt ngấn nước khi kể về con. Bà cho biết, phải mất mấy năm bà mới nén lòng để chồng cho con ở một mình. Con dại nhưng là mình dứt ruột sinh ra, bà không nỡ để con phải thui thủi một mình. "Nếu khi nó lên cơn co giật không ai biết, có mệnh hệ nào thì tôi chết mất. Nhưng vẫn phải giam như vậy để nó bớt đi phá phách lung tung", bà Gọn ngậm ngùi.
Những khi Hải kêu la, lăn lộn, vệ sinh bừa bãi, bỏ cơm, bỏ thuốc... bà Gọn lại mất ăn mất ngủ. Khi nóng bức mất điện, bà lại còm cõi cầm quạt ra vườn, nhốt mình cùng con quạt cho Hải bớt nóng.
Nhiều người khuyên gia đình bà Gòn nên gửi Hải đến trung tâm điều trị tâm thần nhưng bà nhất quyết không chịu. Tình thương người mẹ suốt mười năm qua chưa bao giờ thay đổi, dù nhiều lúc quá mệt mỏi vì bệnh tật của con. Hàng xóm bà Gòn cho biết, nhiều khi đi làm đồng vất vả, trở về nhà biết tin con lại phá phách nhà này, nhà kia, bà lại cắp nón sang xin lỗi chứ chưa một lần buông lời chửi mắng con. Nước mắt người mẹ già như đã nén vào trong để hi vọng ngày con lành bệnh.
Tình thương với con gái của bà Gòn không bao giờ mất đi
Ngày ngày trong căn nhà nhỏ, Hải quanh quẩn bên chiếc chõng cũ mòn, chơi với vài viên gạch nhỏ mà chị đã dùng để kẻ vẽ kín bốn bức tường. Đôi khi với tay ra ngoài, Hải hái được bông hoa chó đẻ, rồi lại cười ré lên thích thú. Rồi mỗi khi Hải vẫn "sổ lồng", bỏ đi lang thang vô định hàng chục cây số hoặc bơi lội dưới ao. Những lúc ấy, anh em họ hàng lại phải cắt cử người chia nhau đi tìm. Cũng may người qua đường biết chuyện, đưa Hải về tận nhà hoặc nhắn cho gia đình đến đón.
Gia đình bà Gòn ngày càng túng bấn hơn khi tiền thuốc thang cho Hải tăng lên theo tình trạng bệnh của chị. Người em trai thứ của Hải phải bỏ học giữa chừng để cùng bố đi làm xa kiếm tiền phụ thêm thuốc thang cho chị và giúp gia đình xoay sở trong những lúc cùng quẫn. Còn bà Gòn không dấu được nỗi đau và sự lo lắng khi ngày một tuổi già sức yếu, bà không biết sau sau này ai sẽ thay bà nuôi con. Chỉ cần ai nhắc đến điều này, nước mắt bà Gòn lại tuôn rơi trên khuôn mặt già nua, khắc khổ.
Hiện hoàn cảnh gia đình bà Gòn rất khó khăn. Qua bài viết, mong muốn những tấm lòng hảo tâm có thể chia sẻ, giúp đỡ để giúp chị Hải điều trị bệnh tật. Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Bà Đỗ Thị Gòn, thôn Đại Đồng - xã Lê Hồng (Thanh Miện - Hải Dương).
Theo VTC