Hành trang cho người muốn theo nghề lập trình
Bên canh kiên thưc vê ngôn ngư lâp trinh, nhà tuyển dụng còn yêu cầu ky năng mêm va kha năng hoc hoi linh hoat từ ứng viên.
Phát triển phần mềm là một lĩnh vực năng động, trong đó các ngôn ngữ lập trình, khung phần mềm (framework) và công nghệ mới có thể chỉ tồn tại trong vòng vài năm. Bên cạnh đó, nhu cầu công việc cũng liên tục thay đổi. Trang công nghệ Tech Republic đưa ra một số gợi ý một xu hướng học tập và kỹ năng cần trang bị để trở thành lập trình viên trong thời điểm hiện tại:
Những ngôn ngữ lập trình phổ biến
Java, Python và JavaScript vẫn là những ngôn ngữ phổ biến để học tập khi muốn theo nghề này.
Hàng triệu nhà phát triển và hàng tỷ thiết bị trên toàn thế giới đang sử dụng Java. Đây là ngôn ngữ chính thức để phát triển hệ điều hành Android, 90% công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng Java để phát triển back-end, theo một phân tích từ Coding Dojo.
Python thường được sử dụng trong tính toán khoa học, khai thác dữ liệu và học máy. Đây là ngôn ngữ lập trình phát triển nhanh nhất và đang đứng thứ 3 trên TIOBE Index. Python cũng được các nhà phát triển đánh giá là ngôn ngữ lập trình được yêu thích nhất, theo trang tuyển dụng Hired.
Nhu cầu nhân sự về phần mềm và công nghệ không ngừng tăng cao hàng năm. Ảnh: Adobe Stock.
Theo SlashData, JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. 62% nhà tuyển dụng cho biết, họ đang tìm kiếm những người có kỹ năng JavaScript, tiếp theo là Java với 59% và Python là 48%.
Một số framework front-end cho JavaScript như React và AngularJS cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn hơn khi các thiết bị IoT trở nên phổ biến. Theo đó, JavaScript tiếp tục là ngôn ngữ lập trình cần thiết trong tương lai.
Video đang HOT
Theo Dice, các ngôn ngữ lập trình được yêu cầu nhiều nhất theo tin tuyển dụng vào tháng 1 là: SQL (77.000 tin), Java (63.000 tin), Python (56.000 tin), JavaScript (42.000 tin) và Microsoft C # (26.000 tin).
Kỹ năng mềm quan trọng
Ngoài năng lực kỹ thuật, các nhà tuyển dụng cũng có xu hướng rõ rệt tìm kiếm các nhà phát triển có kỹ năng mềm.
Mike Walsh, nhà sáng tập Straight Path Solutions chia sẻ: “Trước các ứng viên có trình độ đồng đều, kỹ năng mềm là yếu tố tạo nên sự khác biệt”.
Ed Szofer, Ggiám đốc điều hành kiêm Chủ tịch tại SenecaGlobal, cũng cho biết các lập trình viên phải chứng tỏ rằng họ có thể hòa nhập vào các nhóm phát triển có kỹ năng hỗn hợp.
“Để trở thành một thành viên hiệu quả, các lập trình viên phải có khả năng giao tiếp rõ ràng, báo cáo tiến độ chính xác, đưa ra vấn đề kịp thời và nhìn chung là một người chơi tốt trong nhóm. Trong môi trường cạnh tranh cao ngày nay, các kỹ năng mềm của một lập trình viên giờ đây cũng quan trọng như các kỹ năng cứng”, ông nói thêm.
Kỹ năng mềm là yêu cầu quan trọng với lập trình viên hiện đại. Ảnh: Pexels .
Theo ông Mark Wilcox, Phó chủ tịch phát triển kinh doanh của ICSynergy, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Bất kỳ lập trình viên có năng lực nào cũng có thể học một ngôn ngữ mới trong một tuần nhưng nếu họ không có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt và không liên tục cố gắng cải thiện, cuối cùng họ sẽ làm tổn hại đến dự án.
“Học hỏi nhanh cũng là yêu cầu đặc biệt đối với các vị trí lập trình viên hiện đại. Nhà tuyển dụng thực sự không quan tâm đến những gì ứng viên nghĩ rằng mình biết”, Todd Millecam, Giám đốc điều hành và cố vấn chính của SWYM Systems khẳng định.
Bên cạnh đó, bà Anna Daugherty, Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số của PITSS cũng tiết lộ các lập trình viên thường có cơ hội phát triển khi họ nhạy bén trong kinh doanh và tầm nhìn xa về vai trò của kỹ thuật.
Daugherty nói: “Lập trình viên cần có khả năng xem phần mềm hoặc ứng dụng của họ phù hợp với phạm vi rộng hơn của doanh nghiệp như thế nào. Nếu họ có kỹ năng này, họ có thể nói ngôn ngữ của các giám đốc điều hành, những người cần họ để tạo ra kết quả tốt hơn”.
Học lĩnh vực công nghệ từ nhiều nguồn
Trang Stack Overflow đã thực hiện khảo sát với các lập trình viên. Kết quả cho thấy khoảng 75% nhà phát triển chuyên nghiệp có bằng cử nhân trở lên. Bằng cử nhân về khoa học máy tính sẽ giúp thăng tiến tốt trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các lập trình viên trong nhiều lĩnh vực và đa dạng của các trường học lập trình hiện đại đã khiến lựa chọn đầu vào linh hoạt hơn. Không nhất thiết mọi ứng viên đều phải hoàn thành các chương trình đào tạo theo cách truyền thống.
Học trực tuyến là một trong những cách để lập trình viên tự trang bị kiến thức cho bản thân. Ảnh: Pexels .
Cũng theo trang trên, khoảng 87% lập trình viên tự học một ngôn ngữ hoặc công cụ mới mà không cần tham gia một khóa học chính thức. 49% lập trình viên từng tham gia một khóa học lập trình trực tuyến như một khóa học trực tuyến mở (MooC). Nhiều người khác lại lựa chọn hình thức đào tạo bootcamp.
Như vậy, bất kể nền tảng giáo dục nào, điều quan trọng là trong hồ sơ ứng tuyển, ứng viên điểm được một số kinh nghiệm công việc, dự án thực tế để giới thiệu với nhà tuyển dụng.
Trên Stack Overflow, Nick Larsen, một kỹ sư dữ liệu cho biết: “Cách dễ nhất để trúng tuyển là cho công ty thấy những gì bạn đã làm. Hãy đưa ra một danh sách các dự án và sản phẩm mà bạn đã đóng góp, nó đáng tin cậy và có giá trị hơn nhiều năm đi học”.
FUNiX "xuất khẩu" sang Nhật
FUNiX Japan chính thức đưa cách học trực tuyến FUNiX Way đến với những người trẻ Nhật Bản có đam mê, định hướng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.
Ông Hoàng Văn Cương - Giám đốc FUNiX Japan cho biết đơn vị dự kiến tuyển sinh 500 học viên trong năm 2021, 1.000 học viên trong năm 2022 và 2.000 học viên trong năm 2023. Các chương trình đào tạo chính của FUNiX tại Nhật Bản được triển khai bao gồm Phổ cập kiến thức lập trình căn bản (Language of the future - đào tạo một số ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C ) và các môn công nghệ mới như IoT, Automotive, Machine learning, Blockchain, Data Science.
"Đối tượng học viên chính của FUNiX Japan là học sinh - sinh viên các trường phổ thông, đại học và nhân viên các công ty tại Nhật Bản. Thông qua các chương trình, khóa học trên nền tảng online được thiết kế linh hoạt của FUNiX, học viên có cơ hội học tập để phổ cập, nâng cao kiến thức về công nghệ, chuyên môn, trở thành công dân của xã hội 5.0. FUNiX Japan cũng góp phần đắc lực trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng theo nhu cầu thực của doanh nghiệp tại Nhật" - ông Hoàng Văn Cương cho biết.
Lễ ra mắt cũng công bố hợp tác đào tạo giữa FUNiX Japan cùng các tổ chức Nhật Bản như ĐH Gunma và GTI Consortium đã diễn ra vào ngày 3/2. Chương trình này mở đường cho những hợp tác chuyên sâu của FUNiX về đào tạo và trao đổi đào tạo trong tương lai với các trường đại học tại Nhật Bản, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của FUNiX trong hệ thống các trường đại học tại Nhật; đặc biệt giúp tăng cơ hội việc làm cho học viên thông qua mạng lưới kết nối với các doanh nghiệp lớn.
Giáo sư Tsuda Daisuke, Phó Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Toàn cầu, ĐH Shinshu chia sẻ: "Tôi mong muốn FUNiX có thể cung cấp tài liệu học tập chất lượng cao về các kỹ năng đang thiếu hụt, và tôi tin tưởng hệ thống mentoring cũng sẽ hoạt động hiệu quả tại Nhật. Tôi cũng kỳ vọng FUNiX có thể cung cấp một hệ thống vượt qua cả học tập cá nhân, và hỗ trợ việc sinh viên chủ động học tập, đồng thời bồi dưỡng quan hệ giữa người với người - vốn thiếu hụt khi học online".
Trước đó, trong tháng 1/2021, FUNiX Japan đã đón nhận những học viên Nhật Bản đầu tiên nhập học khóa Data Science. Học viên tốt nghiệp FUNiX Japan sẽ nhận được những quyền lợi như của sinh viên FUNiX. Cụ thể: Về tuyển dụng, học viên có cơ hội được xét tuyển vào các công ty có hợp tác với FUNiX như FPT Japan, các công ty tại Việt Nam và Nhật; Về network, được tham gia mạng lưới cựu học viên FUNiX, tiếp cận các công nghệ, kiến thức mới và cơ hội việc làm; Về bằng cấp, học viên có cơ hội chuyển đổi tín chỉ tương đương với các trường đại học có ký kết hợp tác cùng FUNiX.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, trong xã hội có tính tự học cao đồng thời chú trọng đào tạo các kỹ năng 4.0 như Nhật Bản, FUNiX có cơ hội rất lớn để triển khai rộng rãi nhờ chi phí hợp lý, mang lại cho người học sự chủ động và môi trường quốc tế hóa: "Sau 5 năm, FUNiX đã có hơn 10.000 sinh viên. Tôi tin rằng đã đến lúc hợp tác với FPT Japan để giới thiệu về cách học mới này tại Nhật. Với gần 20 năm làm việc với khách hàng Nhật, tôi tin rằng các bạn trẻ Nhật sẽ làm quen rất nhanh với cách học này. Hành trình nghìn dặm bắt đầu với một bước chân. Hôm nay chính là bước chân đầu tiên của chúng tôi".
Tiến sĩ Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT tin tưởng FUNiX có thể có nhiều đóng góp cho Nhật Bản như: Giải quyết sự thiếu hụt trong ngành CNTT về các kỹ năng chuyển đổi số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IOT, Blockchain, AI, API...; góp phần chuyển đổi số về con người, đặc biệt trong giáo dục là cách học với phương pháp đào tạo trực tuyến FUNiX Way.
"Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam, chúng tôi đã cam kết với Thủ tướng hai nước rằng chúng tôi sẽ đóng góp vào chuyển đổi số. Và hôm nay, chúng tôi góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số bằng giáo dục qua việc ra mắt FUNiX Japan. Tôi hy vọng rằng các sinh viên, giáo viên, đối tác đại học và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ FUNiX Japan để thực hiện được những điều này" - ông Bình phát biểu.
Lập trình ứng dụng điện thoại: Nghề phát triển nhanh nhất thế giới Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện thoại thông minh, lập trình ứng dụng điện thoại đang là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nhu cầu nhân lực ngành CNTT luôn tăng mạnh qua nhiều năm - ẢNH: NGỌC THẮNG Trao đổi, buôn bán, cập nhật thông tin, giải trí, công việc kinh doanh......