Hạnh phúc nhỏ bé từ sách
Là giáo viên dạy văn, cũng là người mê sách, nên ngay từ khi mới ra trường tôi đã có ý thức hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Học sinh lớp 1/7 Trường tiểu học song ngữ Vũng Tàu tìm đọc sách từ tủ sách tại lớp do giáo viên và phụ huynh tặng – Ảnh: N.H.
May mắn là tôi được phân công dạy học sinh các lớp chuyên văn nhiều năm liền nên dễ dàng hơn trong việc thực hiện ý tưởng.
Với các lớp không phải chuyên văn, tôi cũng cố gắng thực hiện hầu hết các việc, chỉ có giờ ngoại khóa là khó khăn trong việc bố trí thời gian. Và tôi cảm nhận được hạnh phúc của nghề dạy học từ những công việc bé nhỏ này.
Giáo viên văn là người giới thiệu sách
Giờ học đầu tiên các lớp học do tôi phụ trách không bao giờ là bài mở đầu trong SGK mà là bài mở đầu do tôi tự soạn. Trong bài, tôi thường giới thiệu chương trình, nội dung chính của môn học trong cả năm, những yêu cầu – phương pháp học bộ môn, và đặc biệt là những cuốn sách mà học sinh cần đọc gắn với từng phần của chương trình.
Trong danh mục những cuốn sách nêu ra, tôi chia làm hai loại: sách bắt buộc phải đọc, thậm chí phải mua (nếu chưa có, các em nên bổ sung trong tủ sách gia đình, như Truyện cổ tích Việt Nam, Thần thoại Hi Lạp, Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Maksim Gorky, Chekhov, Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa… tùy theo từng lớp, từng cấp học); và sách khuyến khích đọc, gồm cả sách văn học, sách công cụ và sách về kỹ năng sống.
Cùng với việc giới thiệu tên sách, tôi nói với các em về tác dụng của việc đọc sách, chọn sách, tác hại của việc lười đọc đối với một người và đối với cả một dân tộc. Với học sinh lớp lớn, tôi thậm chí nói rằng việc đọc sách nhiều hay ít có mối liên hệ với thu nhập bình quân đầu người – GDP của một quốc gia.
Để tăng sức thuyết phục cho việc cần đọc sách, tôi thường dẫn câu nói của một ai đó, đại ý rằng nếu không đọc sách, chúng ta chỉ sống một cuộc đời; còn nếu đọc sách, chúng ta được sống nhiều cuộc đời. Tôi cũng chia sẻ với các em quan điểm của mình rằng sách vừa là thầy, sách vừa là bạn.
Còn để tạo ấn tượng cho việc chọn sách, tôi thường kể cho học sinh cảm xúc của mình khi đọc tiêu đề một bài trên báo Tuổi Trẻ khoảng chục năm trước, đó là tiêu đề “Những cây nấm độc hại người” – cứ tưởng bài viết về món ăn, ai dè “những cây nấm độc” đó chính là những cuốn truyện tranh có nội dung bạo lực và hình thức in ấn kém chất lượng. Tôi thường khuyên học sinh chọn sách như chọn bạn.
Những giờ ngoại khóa về sách
Cũng trong giờ học đầu tiên ấy, tôi nêu kế hoạch và hướng dẫn học sinh thực hiện việc đọc sách trong năm học. Với những tác phẩm có trong chương trình, bằng những cách khác nhau, tôi kiểm tra việc đọc sách của học sinh trước khi dạy về tác phẩm đó. Và thưởng điểm là một cách khuyến khích cho những học sinh chăm đọc.
Video đang HOT
Với những tác phẩm ngoài chương trình, mỗi học kỳ tôi tổ chức một buổi ngoại khóa (với lớp chuyên thường được tăng tiết hoặc có giờ bồi dưỡng) có tên là “Chia sẻ – cuốn sách tôi quý”.
Để thực hiện thành công, trước đó tôi đã yêu cầu học sinh chuẩn bị bài viết, khuyến khích các em nói trong khoảng thời gian 5-7 phút và gợi ý các em nên tập trung giới thiệu những nội dung gì, thường là vài nét về tác giả, tóm tắt sơ lược tác phẩm, chủ đề, nội dung ý nghĩa, nhân vật, nét đặc sắc về nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách với bản thân…
Tôi khuyến khích học sinh tìm cách giới thiệu sáng tạo, mới mẻ, có thể tưởng tượng mình trò chuyện hoặc hóa thân vào nhân vật… Gần đến buổi học ngoại khóa, mỗi tổ sẽ chọn ra 3-4 học sinh trình bày. Buổi học đó tôi sẽ giao cho một học sinh làm MC, giáo viên lắng nghe và cuối buổi nhận xét, đánh giá, không hạn chế lời khen và thưởng quà.
Thưởng sách
Cho đến nay, sau mấy chục năm giảng dạy, tôi không biết mình đã thưởng bao nhiêu sách cho học trò. Phần thưởng có thể dành cho những học sinh phát biểu hay trong giờ học, có thể đạt điểm cao trong kỳ kiểm tra, kỳ thi; có khi thưởng cho những học sinh có tiến bộ, bài làm sau cao hơn bài làm trước từ 2 điểm trở lên.
Những cuốn sách mà tôi thưởng cho trò, tùy lớp học mà khác nhau, có thể là Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Thơ Trần Đăng Khoa, Truyện cổ tích Việt Nam, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Truyện ngắn Nam Cao, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bí mật của may mắn (Good look), Cà phê cùng Tony, Trên đường băng…
Hầu hết, qua ánh mắt của học sinh, tôi đọc được niềm vui của các em khi được nhận sách.
Trao đổi sách và ghi chép
Thu nhập của hầu hết giáo viên, trong đó có giáo viên dạy văn, là “khiêm tốn” so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội nên để mua sách thưởng cho trò, dẫu số tiền không nhiều lắm, vẫn có lúc khiến tôi phải cân nhắc, nâng lên đặt xuống một cuốn sách.
Trong khi đó, mong muốn của tôi là các em được đọc càng nhiều sách càng tốt. Vì thế, sau khi thưởng sách cho trò, tôi khuyến khích các em đọc xong sớm và trao cho các bạn khác trong lớp đọc.
Có những cuốn sách quý, giá tiền khá cao, chỉ mua được một cuốn cho mình, tôi giao cho học sinh lần lượt đọc, mỗi em quy định trong mấy ngày. Với cách làm như vậy, một năm học, mỗi học sinh được đọc ít nhất 5-7 cuốn sách.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi cũng khuyến khích các em làm sổ tay văn học, trong đó sưu tầm ghi chép văn thơ và ghi cảm nhận sau khi đọc một cuốn sách hay. Mỗi học kỳ tôi dành thời gian xem sổ tay của các em một lần, nhận xét, khuyến khích các em.
Qua cuốn sổ, tôi nhận thấy nhiều học sinh biết yêu văn chương, yêu vẻ đẹp của cuộc sống, tâm hồn, tư tưởng của các em rất phong phú.
TRẦN THỊ BÍCH HÀ
Theo tuoitre
1 mét 50 và nghề giáo
Chiều cao của cô chưa với tới 1,48m, hơn 15 năm theo nghề giáo với nhiều thách thức, rào cản nhưng cô chưa bao giờ hối hận với lựa chọn của mình. Và cô cũng chưa bao giờ thấy khó khăn nào của nghề cần phải khắc phục bằng chiều cao.
Đó là tâm tư của cô Lê Lan Anh, giáo viên Văn ở TPHCM trước thông tin ngôi trường cô theo học - Trường ĐH Sư phạm TPHCM ra tiêu chí, sinh viên Sư phạm phải cao từ 1,5m trở lên.
Theo công bố chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019 của ĐH Sư phạm TPHCM vừa công bố trường quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên (GV) đối với nam phải cao từ 1,55 m trở lên và nữ cao từ 1,5 m trở lên.
Xét về hình thế, đúng là cô Lan Anh cũng ước giá mình cao thêm một chút để dễ nhìn, để mặc đồ đẹp hơn chứ chưa bao giờ gắn chiều cao với việc để đáp ứng yêu cầu công việc của một cô giáo dạy Văn.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM đưa ra tiêu chí giáo viên phải cao từ 1,5m. (Ảnh minh họa)
Nghề giáo có những áp lực đặc thù như lương bổng; chịu nhiều lớp quản lý, ràng buộc; tương tác với đối tượng nhạy cảm là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên; đối mặt với các yêu cầu, kỳ vọng từ xã hội, phụ huynh... 15 năm theo nghề với đủ thăng trầm nhưng cô Lan Anh chưa từng gặp cản trở gì vì chiều cao chưa đến 1,48m của mình và cũng không thấy khó khăn nào của nghề cần được khắc phục bằng chiều cao.
"Hai tiêu chí quan trọng của người thầy là tri thức và đạo đức chứ không phải là cao hay lùn. Cao đẹp thì cũng thích nhưng khi đặt ra cần phải phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công việc", cô Anh bày tỏ và cho rằng nếu theo tiêu chí này thì cô không thể theo nghề. Nếu vậy, cô phải từ bỏ nghề nghiệp vừa là truyền thống của gia đình, vừa là đam mê của cô còn ngành Sư phạm mất đi một GV mà cô tự tin để nói rằng là tâm huyết.
Trước thông tin Trường ĐH Sư phạm TPHCM quy định định điều kiện xét tuyển đào tạo GV phải từ 1,5m trở lên, một nhà giáo thâm niên ở TPHCM bày tỏ, cô cũng có nghe về tính pháp lý là điều kiện không sai trái với quy định pháp luật, hướng đến tiêu chuẩn hình thể, thể chất người học trong những năm về sau mà GV là hình ảnh mẫu mực
Tuy nhiên, từng là GV và hiện làm công tác quản lý ở trường học, cô hy vọng nhà trường sẽ xem xét thấu đáo về kiện kiện mới mẻ này. Nhiều đồng nghiệp, em út có năng lực, tâm huyết của cô nói đùa với nhau rằng suýt "chết hụt" may không rơi vào thời điểm có tiêu chí chiều cao. Còn không, họ đã đánh mất đi ước mơ học ở ngôi trường mong muốn để theo đuổi nghề nghiệp này.
Theo cô, trường Sư phạm nghĩ ra tiêu chí có thể muốn tốt về "hình ảnh đẹp" của người thầy, người cô đứng trên bục giảng. Bản thân cũng thích nhìn GV dáng cao ráo, mơ ước thầy cô mình sẽ được như vậy.
Thế nhưng, với thực tế như hiện nay, theo cô có rất nhiều chính sách, nhiều vấn đề trong giáo dục cần được quan tâm thật sự: về chương trình mới của những năm sắp tới, về những thay đổi lớn trong tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học sinh và cô cũng nghĩ nhiều hơn về chất lượng của đội ngũ.
Cô nói lên mong đợi của mình về một chính sách tài chính tiền lương căn cơ hơn, tốt hơn, có tầm nhìn cho giáo dục hơn, của nhà nước sẽ được thực hiện 2-5 năm tới. Ngắn hạn hơn là 1-2 năm tới, có một chính sách và đề án đào tạo đội ngũ GV hiện nay.
Cô nhấn mạnh, chúng ta đang có một đội ngũ GV được đào tạo từ nhiều năm, một nguồn tài nguyên tốt; giờ làm sao để kích những giá trị tích cực và năng lượng của đội ngũ này, phải là một phần rất quan trọng trong đề án đổi mới.
Đối với tuyển sinh để đào tạo GV, theo cô cần nhìn vào sự dịch chuyển của chính sách và đội ngũ GV hiện tại, rồi từ đó có thể đưa thêm các tiêu chí, cả chiều cao cân nặng hình thể và kết quả THPT...
Nhiều năm qua, ngành Sư phạm đang mất đi sức hấp dẫn với các bạn trẻ. (Ảnh minh họa)
Là một người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, chị Nguyễn Thị Mai, ở Tân Bình, TPHCM cho hay việc đưa tiêu chí chiều cao từ 1,5m trong đào tạo GV là không cần thiết, trừ việc áp dụng cho GV Thể chất.
Còn nhìn chung, GV cần các tiêu chuẩn về năng lực, kỹ năng sư phạm, yêu nghề, đạo đức... Và liệu có nghiên cứu nào chứng minh là người thấp thì không giỏi, không thông minh, không yêu nghề, không đáp ứng được tiêu chí của một GV không? Nhất là trong điều kiện thể lực của người Việt dù đã được cải thiện nhưng rất chậm và không đồng đều ở các tỉnh thành.
"Đọc tiêu chí này, tôi liên tưởng đến việc từng có đề xuất người ngực lép không được lái xe. Tiêu chí không đưa ra không liên quan gì đến yêu cầu thực tế", chị Mai ví von.
Theo chị Mai, nghề giáo nhiều năm gần đây đã rất khó thu hút nhân lực, tình trạng lãng phí chất xám khỏi ngành Giáo dục là vấn đề nhức nhối thì điều kiện "1 mét 50" thêm một bước "đẩy" những người tâm huyết, người giỏi ra khỏi nghề.
Nói về về tiêu chí 1,5m, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng cho rằng đây là tiêu chí, quy định thiếu hiểu biết. "Lùn" không bị luật cấm trong chuẩn GV. Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV thì các tiêu chí để đánh giá GV không có tiêu chí về cao - lùn.
"Bục giảng cần những thầy cô tỏa sáng về trí tuệ, nhân cách, chứ không cần những hình nộm, đẹp bề ngoài mà phía trong rỗng tuếch, có chiều cao mà thấp trí tuệ", ông Hưng nói.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Giáp tết, giáo viên kêu cứu vì cho rằng bị kỷ luật oan sai Thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Trường Võ Trường Toản, quận 12 cho rằng, mình bị kỷ luật oan sai, nhưng Hiệu trưởng Định nói kỷ luật không sai. Những ngày giáp tết Kỷ Hợi 2019, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn kêu cứu của thầy Phạm Quốc Đạt (giáo viên Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản,...