Hạnh phúc nghề giáo!
Chờ đón ngày Nhà giáo Việt Nam, tình yêu với học trò, tình đồng nghiệp và hơn tất cả là tình yêu với nghề để lại trong tôi bao cảm xúc!
Học sinh Trường THPT Phú Điền trong giờ học Ngữ văn
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “ Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.” – nghề gắn với sự nghiệp trồng người.
Chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của Trường THPT Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cũng là thời gian 15 năm gắn bó với nghề, tôi đã chứng kiến bao sự đổi thay.
Ngày đó, Trường chỉ có 8 lớp 10 với hơn 250 học sinh, cơ sở vật chất thuộc diện “khiêm tốn” nhất trong huyện, với 4 phòng học lắp ghép, 1 phòng máy tính thực hành, phải chia thành 2 buổi học. Để đáp ứng nhu cầu học của người dân, nhà trường với 13 giáo viên chỉ còn cách chia làm 2 buổi học.
Video đang HOT
Nhưng đến nay, Trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm hoạt động giảng dạy, với quy mô 19 lớp học, hơn 750 học sinh, 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bao nhiêu năm gắn bó dưới mái trường này, cộng tác với nhiều đồng nghiệp và dẫn dắt bao thế hệ học trò, có lẽ tôi may mắn khi tìm được niềm hạnh phúc với nghề.
Hạnh phúc dẫu là nhỏ nhoi nhưng tôi luôn tự hào, làm chất men cho mỗi bài giảng khi lên lớp. Đó là khi nhìn thấy học trò của mình thành đạt về giúp ích cho quê hương; là khi được thấy các em trưởng thành biết chia sẻ, biết quan tâm giúp đỡ nhau qua những đợt quyên góp dưới cờ ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt; nuôi heo đất giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vui xuân đón tết; thu gom chai nhựa gây quỹ giúp bạn mua bảo hiểm y tế.
Hạnh phúc khi thấy các em biết nỗ lực, biết cố gắng vượt lên chính mình để đạt kết quả cao trong các cuộc thi học sinh giỏi văn hóa, hội khỏe phù đổng và nhiều cuộc thi khác. Đôi khi đó còn là những buổi thầy trò cùng nghiên cứu hình thành ý tưởng khởi nghiệp, khoa học kỹ thuật, cùng nhau vẽ bảng phụ cho bài giảng, cùng nhau chăm sóc bồn hoa, trang trí lớp, là những giờ phụ đạo, là những chuyến đi về nguồn.
Hạnh phúc còn là khi nhìn thấy các em biết nhận lỗi và sửa lỗi, hay đơn giản chỉ là những cái gật đầu chào nhau, những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt các em khi bài kiểm tra điểm cao, khi tham gia những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy hăng say… Hạnh phúc với nghề đơn giản như thế đấy!
15 năm! Thời gian không dài so với đời người nhưng cũng đủ cho tôi bao niềm vui trong nghề. Dường như với tôi, Trường THPT Phú Điền đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, tôi đã được sống trong bầu không khí thân thiện, cởi mở của tình đoàn kết, yêu thương và sự giúp đỡ hết lòng của đồng nghiệp, sự tin yêu của phụ huynh và học sinh. Nơi đây gắn với tuổi thanh xuân, bao tâm huyết, ước mơ và hoài bão cùng những va vấp trong nghề đã giúp tôi trưởng thành hơn, mạnh mẽ, tự tin hơn.
Giữa bộn bề của nền kinh tế thị trường, xã hội có nhiều đổi thay, giá trị cuộc sống được đo bằng nhiều thứ vật chất khác. Nhiều nghề trở nên mới mẻ, thu hút, thế là nghề giáo được đưa lên cân nhắc “chọn hay không chọn?”.
Với tôi, nếu dòng thời gian có quay trở lại, được chọn lại một nghề để gắn bó, tôi vẫn sẽ ngẩng cao đầu chọn nghề giáo, để được hát mãi “Bài ca người giáo viên nhân dân”, để tiếp tục khơi dậy và truyền ngọn lửa đam mê văn chương, giáo dục nhân cách lòng yêu nước cho bao thế hệ học sinh .
Bởi, với tôi không có nghề nào hạnh phúc hơn nghề giáo!
Nghề giáo đã chọn tôi nhưng tôi yêu nghề
Tốt nghiệp THPT, tôi thi đậu vào một trường ĐH ở TP.HCM và một trường CĐ sư phạm ở tỉnh nhà. Giữa hai con đường tôi phải chọn một: Nghề giáo hoặc hướng dẫn viên du lịch.
Giáo viên, nếu sống lâu với nghề, lòng yêu nghề sẽ tăng lên (Ảnh minh họa) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Học đại học theo ngành mình ưa thích để có thể thực hiện ước mơ từ thuở nhỏ là trở thành hướng dẫn viên du lịch thì phải đóng học phí cao. Học sư phạm tại tỉnh nhà không đóng học phí nhưng phải theo nghiệp "gõ đầu trẻ" - nghề mà tôi không thích cho dù cả ba và mẹ tôi đều làm nghề giáo.
Đứng trước sự chọn lựa cho tương lai quả thật nan giải nhưng rồi trước thực tế cuộc sống tôi đành phải chọn học CĐ sư phạm để sớm có nghề nghiệp ổn định và để ba mẹ tôi yên tâm lo cho những đứa em của tôi.
Suốt khoảng thời gian học sư phạm, tôi vẫn luôn trau dồi kiến thức của những bộ môn xã hội với hy vọng sẽ có cơ hội để đến với cái nghề mà tôi yêu thích.
Những ngày đầu tiên bước lên bục giảng, tôi thật sự thất vọng. Thực tế không giống như những phương pháp giảng dạy được tiếp thu tại trường sư phạm. Cảm giác lạc lõng và bi quan bắt đầu xuất hiện trong tôi. Cả ba và mẹ tôi hiểu được tâm trạng như thế và khuyên tôi rằng có những chuyện trong cuộc sống không như ý mình muốn nhưng phải biết chấp nhận và tìm ra những giải pháp tích cực.
Rồi tháng ngày trôi qua, tôi cảm thấy mình yêu mến và đam mê nghề dạy từ lúc nào không biết! Tôi luôn tìm những phương pháp dạy học tích cực để học trò mình hiểu bài và yêu thích môn học mình phụ trách hơn. Tôi học hỏi từ sách vở, đồng nghiệp, mạng internet... để làm phong phú thêm kiến thức chuyên môn của mình.
Học trò tôi có được những kết quả tốt khi dự những kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, tài năng tiếng Anh và quan trọng hơn nữa là các em tự tin sử dụng vốn tiếng Anh của mình vào thực tế cuộc sống. Với những em học sinh vùng nông thôn, những thành tích như thế thật đáng trân trọng.
Bên cạnh đó, tôi cũng làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học trò mình để giúp các em có định hướng tốt khi bước chân vào đời. Vốn kiến thức tích lũy để mong trở thành hướng dẫn viên du lịch lại trở thành những kỹ năng mềm không những phục vụ cho công tác giảng dạy mà còn giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống.
Khi phải chọn nghề không đúng sở thích của mình nhưng nếu hoạt động với năng suất cao và khi ở lâu với nghề thì lòng yêu nghề sẽ tăng lên. Nghề giáo đã chọn tôi và tôi yêu nghề với những khát khao cống hiến giữ được ngọn lửa đam mê trong sự nghiệp "trồng người".
Giáo dục bằng tình thương và câu chuyện về những chuyến đò mang tên "hạnh phúc" Muốn học sinh được hạnh phúc, giáo viên cũng cần thấu hiểu và bao dung, đừng vội vàng đánh giá mà hãy nghĩ cách giúp các em vượt qua lỗi lầm. Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về hành trình 13 năm gắn bó...