“Hạnh phúc là còn được nghe ba má la”
“Điều hạnh phúc em đang có là gì?”. Đáp án của một học sinh vốn được xem là “cá biệt” làm nhiều người xúc động: “Điều hạnh phúc nhất mà em đang có là vẫn còn được nghe ba má la mỗi ngày”.
Câu chuyện trên được ghi nhận trong phần bài tập tại lớp học về giá trị sống dành cho 50 học sinh, thanh thiếu niên chưa ngoan trong độ tuổi 13 – 18 đến từ 10 phường thuộc quận 1, TPHCM diễn ra trong ngày 21/3.
Trong bài dạy của mình dành cho lớp học đặc biệt này, ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm TPHCM) cho học trò “khởi động” bằng các hoạt động vui chơi theo nhóm. Tiếp đó, các em tỏ ra rất thích thú khi được xem những clip nói về mối quan hệ cha mẹ con cái, lòng tốt… và câu hỏi bài tập khơi gợi giá trị bản thân, giá trị cuộc sống.
Các em học sinh, thanh thiếu niên chưa ngoan Q.1 trong giờ học về giá trị sống.
Với câu “Điều hạnh phúc em đang có là gì?”, nhiều em có câu trả lời: “Hạnh phúc là có người để yêu thương. Hạnh phúc khi được là người bình thường”; “Hạnh phúc là khi còn ba còn mẹ và nếu chỉ còn một trong hai người cũng là hạnh phúc”; hay “Điều hạnh phúc nhất mà em đang có là vẫn còn được ba má la mỗi ngày” làm cho những học sinh khác cũng xúc động.
Những điều chia sẻ trên tưởng chừng rất bình thường nhưng với không ít nhiều em tại lớp học này lại là thứ quá xa xỉ. Một số em đã bỏ học, và còn lại đang đứng trước nguy cơ bỏ học rất cao… Nhiều em cũng được “ghi tên” trong hồ sơ tệ nạn như trộm cắp, đua xe, đánh nhau… Sự sa ngã của các em chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, các em thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ người thân.
Chị Lê Thị Ngọc Hân – Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Q.1 bày tỏ, hầu hết các em xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, bố mẹ khó khăn, ly hôn, tù tội… “Việc tiếp cận để các em tham gia chương trình học này cũng rất khó khăn, các em tìm mọi cách để khước từ. Khi các bạn trong Hội Liên hiệp thanh niên đến vận động, có em còn hỏi: “Đi học được tiền không cô?”.
Thiên Chi, 16 tuổi, lần đầu tiên viết lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chi quyết tâm đi học lại sau nhiều năm bỏ nhà đi bụi.
Video đang HOT
Em Thiên Chi, 16 tuổi, nhà ở phường Cầu Kho, Q.1 cho biết bố mẹ mình bỏ nhau từ lâu, em sống với ba và hai chị gái. Năm lên lớp 6, em nghỉ học, bỏ nhà đi bụi nhiều năm liền cho đến ngày ba tìm về. Mới đây em mới quyết định quay lại đi học lớp 7 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
“Có lẽ lâu nay em đã để phung phí rất nhiều thứ. Phung phí thời gian, phung phí tình yêu thương của ba, của chị dành cho mình… Đã đến lúc em phải bắt đầu lại tất cả”, Chi chia sẻ.
Được biết, ngày học đặc biệt này nằm trong hành trình “Tuổi xanh sống đẹp” thuộc chủ trương của Quận uỷ Q.1, do Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – Quận đoàn 1 thực hiện nhằm trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu niên chưa ngoan.
Cuối tháng 3, các em sẽ tiếp tục được tham gia trải nghiệm thực tế ở Vũng Tàu, đến các trường khuyết tật và thăm các di tích lịch sử. Sau đó, các em sẽ được Hội Liên hiệp Thanh niên các phường nơi mình cư ngụ giám sát, quản lý, hướng các em đến lối sống đẹp, sống có ích. Các thanh thiếu niên này sẽ được tạo điều kiện đến trường nếu có nhu cầu đi học, còn không các em sẽ được định hướng để học nghề.
Theo dân trí
Phụ huynh ép trẻ học chữ trước
Việc học chữ khi tâm lý chưa sẵn sàng rất nguy hại cho trẻ. Thế nhưng năm nào cũng vậy, phụ huynh lại rầm rộ cho con đi học chữ trước khi vào lớp 1. Có nhiều lý do nhưng trước hết chính là tâm lý "lo con không theo kịp bạn bè".
Lo con thua... bạn
Dự tính sẽ không cho con học chữ trước khi vào lớp 1, nhưng khi thấy nhiều bé học lớp 5 tuổi cùng con mình đã đọc chữ thành thạo, chị Minh Hồng (ngụ ở Q.5, TPHCM) quyết tâm đưa con đến lớp luyện chữ. Chi nghĩ rằng, nếu con mình không biết viết, biết đọc như các bạn thì khi vào học chắc chắn sẽ không thể nào theo kịp.
Mặc cho vợ phản đối, anh Nguyễn Minh Đạo, có con đang theo học tại một trường mầm non ở Q.3, TPHCM cũng mời gia sư về nhà kèm cặp học chữ để tháng 9 tới cháu đến trường. Không chỉ học chữ, tin tưởng vào gia sư là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm TPHCM, anh còn cho cháu học trước môn Toán lớp 1.
Người cha này cho rằng, nhờ học trước bây giờ con anh đã có thể đọc truyện vanh vách, làm toán và tỏ ra rất yên tâm con mình sẽ vào lớp 1 một cách "ngon lành".
Bé gái tên Vân (nhà ở Q.12, TPHCM), ngồi trước nhà làm học viết, học đọc sau khi từ lớp học chữ về. Tháng 9 tới, Vân mới vào lớp 1.
Tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè là một trong những nguyên nhân đầu tiên phụ huynh "gò" con học chữ trước. Chẳng những học chữ, nhiều trẻ đang độ tuổi lớp Lá đã phải học nguyên chương trình lớp 1 về Toán, Tiếng Việt... theo yêu cầu của bố mẹ để "đón đầu" kiến thức, để hơn bạn bè.
Tuy nhiên, vấn đề phụ huynh chưa nhìn nhận một cách thấu đáo là liệu việc con học trước có đảm bảo cho việc trẻ sẽ theo kịp bạn bè hay không? Họ muốn con phải học giỏi ngay, phải bằng bạn ngay trong những ngày đầu đi học mà không biết học là một quá trình.
Không để con đi học trước, chỉ một lời dặn của GV về nhà anh chị kèm cặp thêm, rèn chữ thêm cho cháu họ đã quy ngay... con mình không theo kịp bạn. Thậm chí cò người còn nghĩ cô giáo "làm khó" con mình và tự trách sao không cho con học trước. Họ chưa nhìn thẳng rằng, trẻ học trước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Trước lo lắng của nhiều phụ huynh, nếu con không biết chữ trước thì lúc đầu rất khó khăn cả bố mẹ lẫn con, nhiều GV nhấn mạnh việc học chữ đầu năm lớp 1 không quá phức tạp. Khó khăn giúp con học chữ ban đầu đơn giản hơn rất nhiều việc phải "chỉnh" lại thái độ, nề nếp học tập và khả năng tập trung cho những em "chạy trước" hay học chữ sai cách.
TS Trần Lan Hương, chuyên gia nghiên cứu trẻ em của Bộ GD-ĐT cho rằng, nhiều phụ huynh cho con đi học chữ trước khi vào lớp 1 vì họ ngộ nhận sự chuẩn bị là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập, những thứ cơ bản trẻ học ở lớp 1 như viết, đọc, đếm... Trong khi sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ vào lớp 1 là phát triển các chức năng tâm sinh lý để đảm bảo cho việc học với 4 yếu tố: sẵn sàng về mặt thể chất, về cảm xúc và quan hệ xã hội, về mặt ngôn ngữ và về mặt nhận thức.
Chuyên gia này cảnh báo, trẻ không hào hứng và chưa "chín" về các kỹ năng như phát triển cơ tay nhỏ, khả năng tập trung... mà bị ép học thì các con chữ, chữ số sẽ trở thành nỗi sợ hãi của trẻ. Điều này làm mất hứng thú học tập, mất tập trung và khi việc học ổn định, trẻ sẽ rất khó khăn để bắt đầu rèn lại kỹ năng tập trung.
Làm gì để phụ huynh yên tâm?
Cùng với nỗi lo con thua bạn, việc phụ huynh muốn con học chữ trước, theo nhiều nhà giáo là hậu quả của việc có thời kỳ một số trường tiểu học ở các thành phố lớn thực hiện khảo sát HS vào lớp 1. Việc khảo sát này thực hiện chưa đúng và trước đây bậc mầm non chưa có chương trình chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị đi học.
Hơn nữa, phải thừa nhận có những GV dạy lớp 1 nhưng dạy trên tâm thế... các trẻ đều đã biết chữ nên phụ huynh khó tránh được lo lắng nếu con mình không học trước.
Cần để trẻ được học những dòng chữ đầu đời đúng với tuổi, tâm sinh lý.
Vì thế, muốn "chặn" việc học chữ trước thì phải đẩy mạnh tuyên truyền một cách khoa học, giúp phụ huynh hiểu vấn đề. Giữa bậc mầm non và tiểu học cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giúp trẻ đến trường dễ dàng; đòi hỏi GV dạy lớp 1 phải thật sự tâm lý, kiên nhẫn, đảm bảo chương trình, không "đốt" giai đoạn.
Trước tình trạng một lớp có trẻ biết chữ trước và chưa biết chữ, GV cần phát huy cách dạy theo phương pháp cá thể hóa giúp trẻ đã biết chữ không bị nhàm chán, còn trẻ chưa biết chữ không có tâm lý sợ hãi.
Đầu năm học trước, Sở GD-ĐT TPHCM đã ra quy định yêu cầu GV tuyệt đối không phân biệt HS biết hay chưa biết đọc, viết, không bỏ qua bài học. Hai tuần đầu tiên, không nên cho điểm HS mà chỉ ghi nhận xét mang tính động viên, khích lệ các em. Đồng thời không dọa nạt, to tiếng làm trẻ sợ hãi mà cần nhẹ nhàng để trẻ tự tin, thích thú với việc đi học.
TS.BS tâm lý Phạm Toàn, nguyên trưởng khoa Tâm lý trị liệu, Trung tâm sức khỏe tâm thần Hamilton - Madison New York, Hoa Kỳ cho hay phụ huynh ở Việt Nam cho con học trước vì họ gặp sức ép từ những người xung quanh, từ nhà trường và tâm lý sợ con mình thua bạn bè.
Thế nên việc thay đổi cần cả hệ thống. Ngành giáo dục cần có chương trình tốt, phù hợp, còn phụ huynh vượt qua tâm lý lúc nào cũng bắt con "chạy" theo bạn, vì còn người này học thì người kia sẽ học.
"Ỏ Mỹ trẻ không "cày" chữ trước như ở Việt Nam, chương trình nào thì người ta học tốt chương trình đó. Việc học trước tuổi có thể gây căng thẳng, chán ngán cho trẻ dẫn đến việc không muốn học, ảnh hưởng lâu dài về sau", TS Phạm Toàn nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
Đủ kiểu làm trẻ "loạn chữ" trước khi vào lớp 1 Chuẩn bị cho con vào lớp lớp 1, nhiều phụ huynh lại tất tả cho học học chữ bất chấp hệ luỵ việc dạy chữ chưa đúng cách hay những cảnh báo không nên cho con học chữ trước. "Thầy" nào cũng... xong Liên tục hai tuần nay, tuần 3 buổi, đón con từ trường về, chị Hà Thị Lan (ngụ ở Q....