Hạnh phúc giản dị của học trò 12
Suốt những năm tháng cuối cùng của tuổi học trò, hạnh phúc đơn giản là…
- Có được một giấc ngủ trưa trọn vẹn khi chuẩn bị học tiếp vào buổi chiều. Lớp 12, giấc ngủ được ví như vàng ngọc. Ai ai cũng đi ngủ sau 11 giờ và thức trước 5 giờ khi có những bài kiểm tra…Thế nên 15 phút ngủ trưa không mộng mị đã là quý giá lắm…
- Trống tiết. Nghe thì cứ nghĩ rằng: “Bọn học trò nào chả muốn thế! Toàn lười như nhau!”. Thật ra, họ chỉ muốn được vui đùa cùng bạn bè, dành thời gian để hoàn thành những môn quan trọng hơn còn dang dở. 45 phút là cả một tài sản đấy mọi người ạ.
- Nghe cô thông báo: “Dời lịch kiểm tra vào tuần sau nghen mấy em!”. Ôi, thích quá, bởi ra chưa học kĩ bài. Sự trì hoãn dù đôi khi không mấy tích cực, nhưng ít ra cũng cho ta cơ hội để hoàn thiện chính mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
- Có một ngày ở nhà “không phải làm bài tập gì cả”. Thích làm sao, vui làm sao… Ở nhà, ta sẽ được coi một bộ phim nào đó dang dở, nghe những bài hát ưa thích, online để xem thông tin tuyển sinh “sốt dẻo” cỡ nào rồi, và được…ngủ bù cho những ngày “chạy sô” vật vã…
- Được làm đề mở: Lớp 12 rồi, ngoài việc học trên trường còn biết bao xúc cảm lẫn lộn, và những điều trong cuộc sống cần lo toan. Đầu óc khó mà tập trung trọn vẹn để học thuộc lòng cả cuốn sách. Đề mở rất cần thiết để tư duy, và cũng để tránh sự phân tâm.
Video đang HOT
- Vui đùa cùng bạn bè vào những giờ chuyển tiết: Năm học phổ thông cuối cùng, ai ai cũng muốn giữ cho mình những kí ức đẹp khó phai mờ. Học căng thẳng, mệt mỏi đến mấy, thì khi được “hết mình” với bạn bè, cảm giác uể oải tan biến đi đâu.
- Được cảm thông: Sợ nhất là vừa đi học về mệt mỏi lại bị ba mẹ càu nhàu, nản nhất là khi đã cố gắng hết mình mà không được thầy cô ghi nhận, buồn thay khi bạn bè không hiểu được sự áp lực cùng những trăn trở của mình. Chỉ cần một lời động viên khi chán nản, lời khen lúc cần, và một bờ vai khi ta cảm thấy cuộc sống đáng chán. Vậy là đủ!
- Không phải nghĩ về tương lai: Tạm quên những thất bại ở quá khứ và những công việc trong tương lai đang chực chờ, teen 12 dành cho mình những phút giây nhẹ nhàng thả hồn trôi theo cơn gió, hòa mình vào những buổi chiều rực nắng trên con đường rợp bóng cây…Thật vui khi đầu óc không phải suy nghĩ quá nhiều.
- Được cười: Những tiết học hài hước luôn là liều thuốc bổ quý giá. Đã học mệt mỏi và căng thẳng mà thầy cô thì cứ giảng đều đều, học trò cứ ngáp lên ngáp xuống thì buồn quá đi thôi…
Với lớp 12, hạnh phúc như vậy đã là quá đủ.
Chọn cho mình một trường đại học
Bạn đang là học sinh cuối cấp, và đến giờ bạn vẫn chưa xác định được "điểm đến" trong tương lai của mình là trường đại học nào? Những gợi ý sau có thể sẽ rất hữu dụng cho bạn.
Nghĩ theo hướng đơn giản
Không nhất thiết phải dẫn dắt suy nghĩ theo "lối mòn" kiểu như: "Phải chọn trường phù hợp với năng khiếu, sở thích và khả năng. Ngoài ra còn phải quan tâm đến chất lượng giảng dạy cũng như cơ hội việc làm". Thực tế cho thấy, không phải bạn nào cũng "nhìn ra được" mình giỏi gì, thích gì và muốn làm gì. Có bạn vẫn rất vô tư, có thể thích tất cả hoặc...không thích điều gì. Cũng có bạn cảm thấy mình học các môn như nhau, không môn nào nổi trội. Do vậy, đừng quá căng thẳng khi chưa xác định được "bến đỗ".
Dùng biện pháp loại trừ
Trước tiên, bạn hãy tra lại hồ sơ điểm chuẩn năm vừa rồi. Điều đầu tiên, hãy chú ý đến các ngành trong những trường ĐH trước. Gạch bỏ những ngành bạn nghĩ rằng mình chắc chắn không vào.
Kế đến, chọn những ngành mình thích, và những ngành phù hợp với sở trường của mình.
Ví dụ, bạn thích Kinh Tế, và bạn học giỏi Toán - Văn - Anh, thì chọn tất cả những ngành liên quan đến Kinh Tế và những ngành tuyển khối D.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Điểm hiện tại của bạn là...
Sau khi sàng lọc, bạn đã phân ra được hai nhóm ngành: một nhóm ngành bạn cảm thấy thích, nhóm còn lại trong khả năng của mình.
Cộng điểm kiểm tra các môn gần đây, đối chiếu với điểm chuẩn và trừ đi khoảng từ 3 - 5 điểm, bạn sẽ có kết quả tương đối để so sánh khả năng của mình.
Ví dụ, điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh của trường ĐH A là 21, và tổng điểm trung bình 3 môn Toán Lý Hoá của bạn là 26. Trừ bớt một tí, bạn sẽ nhận ra rằng, mình có khả năng để chọn học ngành này. Nếu tổng điểm 3 môn là 21 hoặc dưới, bạn nên xem lại.
Bắt đầu chọn
Nếu nhắm chừng khả năng mình không thể vô trường ĐH nào đó, bạn đừng nghĩ đến nó nữa. Xét tiếp đến các ngành ưa thích và phù hợp với năng lực. Sau khi đã chọn xong rõ ràng, tìm hiểu tiếp về điều kiện vật chất và chất lượng giảng dạy tại trường ấy.
Những yếu tố khác
Ngoài ra, bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:
- Đừng quá xem thường những ngành thấp điểm. Quan trọng là chất lượng giảng dạy và cơ hội việc làm sau này. Chẳng hạn, nếu bạn học ngành quan hệ công chúng tại một trường dân lập chất lượng, dù điểm chuẩn không cao nhưng tương lai của bạn sẽ rất tươi sáng.
-Xem điều kiện hoàn cảnh có phù hợp để học trường đó hay không. Ví dụ: gần hay xa nhà, học phí thế nào...và nếu thu xếp được những khó khăn thì bạn vẫn có thể chọn trường đó.
- Chọn những ngành học thực tế: Ví dụ, từ bé đến lớn ở thành phố, chưa một lần nhìn ra ruộng vườn, không có hiểu biết về sinh vật, thì quả là thử thách khi bạn chọn ngành nào đó liên quan đến nông - lâm - ngư nghiệp, hoặc chuyên ban C mà chọn ngành kế toán thì quá...liều.
- Chúc các bạn năm cuối cấp tự tin với sự lựa chọn của mình.