‘Hạnh phúc đan giữa ngón tay’ – Thành quả của nỗ lực
MC, doanh nhân Nguyễn Minh Hương ( bút danh Minh Hương. Nguyễn) vừa ra mắt cuốn sách đầu tay ‘Hạnh phúc đan giữa ngón tay’, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2022.
Thông qua những câu chuyện thực tế mà bản thân đã trải nghiệm, thực hành, tác giả chia sẻ về cách để có được hạnh phúc và bình an. ồng thời, truyền cảm hứng cho độc giả về những nỗ lực, về cái giá của thành công.
Tác giả Nguyễn Minh Hương tốt nghiệp ại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lấy bằng thạc sĩ của Đại học Canberra (Úc); nguyên là đại biểu HND TP Hồ Chí Minh; là một MC có dấu ấn của ài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. Hiện chị là giám đốc điều hành của Tập đoàn Golden Communication Group và là giảng viên thỉnh giảng cho các công ty cũng như trường đại học.
Thành quả đó đến từ quá trình dài không ngừng phấn đấu phát triển và học hỏi. Minh Hương luôn muốn thoát khỏi vùng an toàn, thử thách bản thân trong những môi trường mới. Từ sinh viên mới ra trường làm cộng tác viên không lương tại Nhà Văn hóa Thanh niên suốt 2 năm, chị dần khẳng định bản thân qua vai trò MC, phó giám đốc nhà văn hóa; tạo nền tảng để ứng tuyển làm biên tập viên, MC đài truyền hình. Sau đó, chị học cao học và trở thành giảng viên dạy tiếng Anh bậc đại học. Sau vài năm đi dạy, chị chuyển sang kinh doanh và bắt đầu học những kiến thức về marketing… Trên chặng đường đó, có không ít chông gai, trở ngại và thất bại, nhưng tất cả không cản bước được Minh Hương. Cứ thế, những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành được tác giả chia sẻ trong phần đầu của cuốn sách “ời không như là mơ, ta vẫn làm thơ” một cách chi tiết và lôi cuốn.
Không chỉ mạo hiểm và thành công với lựa chọn của mình, Minh Hương còn theo đuổi những giá trị cốt lõi tốt đẹp, sống cuộc đời phong phú và nhiều trải nghiệm, biết chăm sóc yêu thương chính mình. Do đó, những gì chị viết trong phần 2 “Hạnh phúc đan giữa ngón tay” là những đúc kết quý giá từ thực tiễn của bản thân, từ kiến thức của các chuyên gia tâm lý, các nhà xã hội học… Tinh thần và thái độ tích cực lan tỏa qua những trang sách, đưa người đọc tìm hiểu các “Nguyên tắc dẫn dắt hạnh phúc”, cách “Neo chặt hạnh phúc”, tìm “Bí kíp xua tan muộn phiền” để cuối cùng đi đến “Hành trình trở thành phiên bản tuyệt vời”… một cách tự nhiên và gần gũi.
Vậy hạnh phúc có phức tạp và khó tìm? Minh Hương có câu trả lời là không. Bởi tất cả những điều giản dị đều có thể chọn làm tiêu chuẩn cho hạnh phúc, ví như mỗi sáng thức dậy thấy mình khỏe mạnh, hít vào thở ra nhẹ nhàng là hạnh phúc. Mọi người đều có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc giản đơn và chủ động ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào: khi ăn bữa ngon, lúc tập thể dục, trò chuyện với bạn bè, hôn người thân và nghe tiếng chim hót ngoài sân đầu ngày… Tuy nhiên, chính Minh Hương cũng khẳng định: “Bạn sẽ không hạnh phúc, nếu bạn không phát triển”. Do đó: “ể trở thành một phiên bản hạnh phúc và tốt đẹp hơn, điều đầu tiên bạn thực phải thực sự muốn thay đổi bản thân, hiểu rõ cảm xúc, giá trị sống mà mình theo đuổi. Bạn cần tìm ra điều gì khiến mình hạnh phúc, vui vẻ, an yên để hướng vào đó trong suy nghĩ và hành động. Quan trọng hơn là bạn sẵn sàng đón nhận, mở lòng, mở trí não trước những khác biệt, thay đổi, mới mẻ để bước vào con đường nâng cấp năng lượng hạnh phúc, yêu thương, thành công” (trang 70).
“Hạnh phúc đan giữa ngón tay” như một lời tự tình của một người phụ nữ năng động, bản lĩnh của thế kỷ 21. ặc biệt, toàn bộ tiền nhuận bút từ sách sẽ được tác giả dùng để mua sách cho trẻ em mồ côi.
Nghe học sinh vùng nông thôn Hà Tĩnh thuyết minh về địa chỉ đỏ bằng tiếng Anh
Tích cực áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại vào những tiết học, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Video: Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tự làm video thuyết minh di tích lịch sử - văn hóa bằng Tiếng Anh.
Em Đặng Quỳnh Trâm, học sinh 10A5 (Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi) chia sẻ: "Chúng em vừa có những trải nghiệm thú vị thông qua một dự án từ bài học môn Ngữ văn. Thú vị bởi, thông qua chủ đề bài học, chúng em không chỉ được tiếp nhận kiến thức bằng những trải nghiệm thực tế mà còn hiểu biết thêm về một địa danh lịch sử văn hóa, cách mạng trên quê hương mình. Bài học cũng đã giúp em và các bạn rèn luyện hành văn và phát âm tiếng Anh".
Em Đặng Quỳnh Trâm (đứng giữa, học sinh lớp 10 A5, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi) cùng nhóm bạn thảo luận thực hiện dự án bài học Văn thuyết minh.
Bài học môn Ngữ văn mà Quỳnh Trâm nói đến là chủ đề "Văn thuyết minh" trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo chương trình mới.
Theo phân phối chương trình, chủ đề có 4 giờ học trên lớp, tuy nhiên thay vì áp dụng phương pháp giáo dục cũ (dạy và học bằng lý thuyết), giáo viên chỉ dùng một giờ học để giảng những kiến thức cơ bản còn lại hướng dẫn học sinh tham gia vào một dự án thuyết minh có tên chủ đề "Tự hào quê hương Hà Tĩnh".
Dự án được thực hiện bằng cách chia nhóm nhỏ các học sinh nhằm hoàn thành 1 video thuyết minh về địa chỉ đỏ, làng nghề, quê hương... mà các em tự chọn.
Với phương pháp học mới, các em có cơ hội thể nghiệm ở nhiều lĩnh vực, phát huy năng lực bản thân. (Trong ảnh: Nhóm học sinh lớp 10A1, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tự đạo diễn và quay video giới thiệu về quê hương Lộc Hà).
Nhóm của Quỳnh Trâm gồm 6 bạn, chọn giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Miếu Biên Sơn ở xã Hồng Lộc (Lộc Hà) bằng tiếng Anh. Đây là địa chỉ đỏ gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.
Để thực hiện video, ngoài sự tự tìm tòi kiến thức, lên phương án thực hiện thông qua hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Loan dạy môn Ngữ văn, các em còn nhờ đến sự trợ giúp của cô Trần Thị Tiếp (dạy môn tiếng Anh) và cô Nguyễn Thị Duyên (dạy môn Lịch sử). Sau khi tự lên nội dung kịch bản, phân công nhiệm vụ, Quỳnh Trâm và nhóm bạn mất 3 giờ để hoàn thành sản phẩm: quay, đọc thuyết minh và dựng video.
Cô Nguyễn Thị Loan (Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi) - chủ trì dự án dạy học "Tự hào quê hương Hà Tĩnh" cho biết: "Dạy học theo dự án được chúng tôi áp dụng 3 năm nay. Trong đó, riêng về môn Ngữ văn, chúng tôi lựa chọn những bài học có tính thực tiễn phối hợp với các giáo viên khác trong tổ hợp khoa học xã hội để thực hiện. Tùy theo điều kiện mỗi năm, dự án được triển khai theo các hình thức khác nhau nhằm tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh".
Cô Nguyễn Thị Loan (bên phải) và cô Trần Thị Tiếp (giáo viên Tiếng Anh) cùng xem video dự án của học sinh.
Sau 2 tuần, dự án bài học nhận được 23 sản phẩm là những video do các em tự quay, dựng và thuyết minh về các di tích, làng nghề, quê hương... Tất cả các video đều được các em tự đăng tải trên nhóm Facebook và thảo luận đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Theo nhận xét của các giáo viên tham gia hướng dẫn, các em đã thể hiện tinh thần tự học, làm việc nhóm rất tốt. Đặc biệt, bên cạnh thể hiện được các kỹ năng, tích hợp kiến thức liên môn, cách hành văn, sự tự tin trong cách thuyết minh, các em còn bày tỏ niềm tự hào tình yêu quê hương sâu sắc.
Không chỉ áp dụng phương pháp dạy học theo dự án ở các môn khoa học xã hội, 3 năm qua, các giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi cũng đã đồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khác vào các giờ học ở khối khoa học tự nhiên.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tham gia chủ đề STEM "Trải nghiệm chế tạo dung dịch nước sát khuẩn".
Thầy Lê Tiến Võ - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi cho biết: "Hiện, nhà trường đã thành lập câu lạc bộ STEM với sự tham gia của giáo viên và học sinh. Thông qua CLB, giáo viên sẽ triển khai đăng ký các chủ đề STEM và hướng dẫn học sinh các kế hoạch trong giờ học chính khóa và ngoại khóa".
Năm học 2021-2022, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đã lên kế hoạch thực hiện hàng chục chủ đề dạy học STEM, như: Vận dụng kiến thức lượng giác để học sinh thiết kế máy bắn đá (Toán, Vật Lý 10); thiết kế, chế tạo đèn ngủ dùng nguồn điện từ rau, củ, quả (Vật lý, Hóa học, Sinh học 11); hoạt động trải nghiệm chế tạo dung dịch sát khuẩn (Hóa học cho cả 3 khối 10,11,12)...
Trao quà chung kết chủ đề STEM "Trải nghiệm chế tạo dung dịch nước sát khuẩn".
Việc áp dụng các mô hình, phương pháp dạy học tích cực vào thực tiễn không chỉ giúp học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi thêm hứng thú với những bài học, tiếp nhận, tích lũy kiến thức liên môn mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn, tự tin phát triển bản thân, hòa đồng với bạn bè và xã hội.
Dạy học từ trải nghiệm thực tế Để dạy học gắn với thực tiễn mang lại hiệu quả cao cho học sinh, trong những năm qua, các giáo viên Trường THPT Kỳ Anh chủ động "trải nghiệm trước". Nhờ đó, giờ học luôn cuốn hút, học sinh hào hứng tham gia. Học sinh Trường THPT Kỳ Anh thực nghiệm trồng hoa hướng dương trong một giờ học. Học hỏi để...