Hạnh phúc của người vợ ung thư, mù 2 mắt: Tôi bảo anh lấy vợ khác nhưng anh không chịu
Từ ngày mù hai mắt vì ung thư vòm mũi, di căn mắt, vòm họng, chị Đỗ Thị Thương (32 tuổi) không hề suy sụp bởi “ánh sáng” từ người chồng khi anh chăm vợ, chăm 3 con và cả cha mẹ già, anh trai bệnh tật nhưng chưa một lần than phiền.
Nhìn nghị lực của vợ, tôi có thêm sức mạnh
Những đoạn clip “nhật ký” gia đình của người đàn ông nói trên cùng cách nói chuyện nhẹ nhàng của anh với vợ khiến dân mạng ai nấy cũng rưng rưng. Người chồng như anh là một món quà “vô giá” cho vợ trong ngày 20.10.
Sinh xong bé thứ ba, chị Thương phát hiện bị ung thư vòm mũi giai đoạn 3
Sau 3 năm tìm hiểu, năm 2012, chị Thương kết hôn với anh Đồng Văn Tâm (cùng tuổi, ngụ Lào Cai). Gia đình hai bên đều nghèo khó, với vài triệu tiết kiệm, anh chị dẫn nhau đi mua cặp nhẫn cưới 2,4 triệu đồng, nhờ thêm anh chị em mỗi người một chút để ngăn phòng nho nhỏ vừa đủ kê chiếc giường cưới. Tiệc xong, dư đúng 3 triệu đồng làm vốn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau xuống TT.Phố Lu (H.Bảo Thắng, Lào Cai) bán hàng rong trên tàu kiếm sống. Sau này, anh chị đi làm thuê, tích cóp tiền bạc, 3 con lần lượt chào đời và họ tự mua căn nhà nhỏ của riêng mình.
Cuối năm 2019, sau khi sinh con thứ ba, chị Thương hay ngứa mũi, hắt hơi, mua thuốc xoang trên mạng tự điều trị nhưng ngày càng nặng hơn. Tháng 3.2020, đến bệnh viện bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vòm mũi giai đoạn 3, thời gian còn lại từ 2 – 3 năm. “Nghe tin xong, hai vợ chồng rụng rời tay chân, cả tháng chỉ đi khám, ở viện. Sau khi biết điều trị ở viện tốn nhiều chi phí, vợ bảo đi về, để tiền dành lo cho con”, anh Tâm kể.
Video đang HOT
Anh Tâm miệt mài chăm sóc, yêu thương vợ suốt bao năm qua. Ảnh NVCC
Vừa lo viện phí cho vợ, tiền ăn học cho con, anh Tâm còn phải lo cho cha mẹ già, người anh bị bệnh thần kinh nên phải bán căn nhà, dọn ra ở thuê một căn nhà nát, giá 500.000 đồng/tháng. Ai chỉ đâu, mách đâu anh đều tìm đến. Ăn uống kiêng khem, luyện tập nhưng tình hình sức khỏe của vợ cũng không mấy cải thiện. Vài tháng trước, bệnh tình vợ diễn biến nặng, anh Tâm nghỉ hẳn ở nhà lo cơm nước, giúp vợ các sinh hoạt cá nhân. Anh nói: “Áp lực chứ, nhưng tôi không bao giờ cho phép mình được yếu lòng vì tôi là người chồng, người cha, là trụ cột trong gia đình. Nhìn nghị lực vượt lên bệnh tật của vợ, tôi lại như có thêm sức mạnh”.
Biết mẹ đau bệnh, 3 chị em bảo ban nhau cùng tự giác, san sẻ việc nhà
“Hạnh phúc đến đau lòng”
Bà Phạm Thị Sự (64 tuổi, mẹ ruột anh Tâm) xúc động kể, Tâm là người con hiếu thảo. Khi vợ đổ bệnh nặng, họ hàng, làng xóm người giúp đôi chút nhưng mọi gánh nặng đều đè lên vai anh. Dù vậy, chưa bao giờ bà nghe con trai than phiền một câu. “Hai vợ chồng yêu thương, chịu khó làm ăn. Mà bệnh rồi bán nhà, giờ ở thuê nhà cũ nát như này cho rẻ thôi. Tôi cũng chỉ phụ được bằng cách nấu cơm, trông cháu”, bà Sự bày tỏ.
Chị Thương lúc còn mạnh khỏe bên cạnh chồng
Theo lời anh Tâm, biết mẹ đau bệnh nên cả 3 con dù còn nhỏ cũng đều tự giác. Hai bé đầu chia nhau rửa chén, quét nhà, trông em. Khi bố không có nhà, mẹ cần gì, nắng mưa hay xa xôi cỡ nào bé lớn cũng tự chạy bộ đi mua, nấu những món ăn đơn giản. Hiểu những đớn đau về thể xác của vợ nên đôi khi vợ cáu gắt, anh Tâm vẫn chỉ cười. Anh thường chia sẻ khoảnh khắc vợ còn khỏe mạnh để làm động lực cho những ngày sắp tới.
Thấy PV trò chuyện cùng chồng, chị Thương dù sức khỏe yếu vẫn rơi nước mắt tâm sự, cả thôn làng nói với chị anh Tâm là người quá tốt. Vợ ốm đau như thế nhưng vẫn lo chu toàn cho các con. Theo lời chị Thương, từ ngày trước anh đã chiều vợ. Mỗi khi đi làm về, anh đều tìm vợ đầu tiên, thấy vợ chưa nấu ăn, anh sẽ tự động vào bếp mà không hề phàn nàn. Ngày chị Thương bệnh nặng, anh phải chạy thêm nhiều cuốc xe đêm, gom thêm từng đồng lo gia đình.
“Khi mù rồi, tôi “thấy” anh rõ hơn cả khi còn thấy đường. Tôi thấy được anh làm rất nhiều thứ mà cả đời này chắc không ai làm được. Tôi hay nổi nóng, quát chồng nhưng anh không bao giờ để ý. Lúc nào cũng hỏi em thích ăn gì để anh mua. Anh còn quá trẻ, đẹp trai mà giờ phải chăm sóc người bệnh tật như tôi; tôi bảo anh cứ đi lấy vợ khác đi nhưng anh không đồng ý. Anh là người cha quá tuyệt vời, nếu tôi không qua khỏi cũng yên tâm giao các con cho anh. Tôi chưa một phút nào hối hận khi lấy anh, tôi hạnh phúc đó, hạnh phúc đến đau lòng khi giờ không thể làm gì cho chồng, cho con”, chị Thương nức nở.
Quê nghèo rúng động vì bể hụi tiền tỉ
Mặc dù cơ quan chức năng đã cảnh báo về tình trạng vỡ hụi khiến nhiều người trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, nhưng nhiều người vẫn không xem đây là bài học và tiếp tục trở thành nạn nhân của những vụ vỡ hụi.
Ngày 10/9, gần 100 người dân ở ấp Béc Hen Lớn, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đồng loạt có đơn gửi đến cơ quan chức năng tố cáo hai chị em ruột bà Ong Thị Kim Lợi và Ong Thị Bích Ngọc (người địa phương) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chơi hụi.
Hàng chục người dân kéo đến gặp phóng viên trình bày việc họ bị chị em bà Lợi và Ngọc giật hụi.
Theo người dân, chị em bà Lợi và Ngọc làm chủ hụi gần chục năm nay ở địa phương. Làm ăn uy tín nhiều năm, lãi trả sòng phẳng vì thế nhiều năm nay người dân cùng nhau gửi gắm vào hụi để mong có chút tiền lãi phụ cho cuộc sống gia đình. Phần đông những hụi viên tham gia các dây hụi là lao động nghèo, với các nghề như gặt lúa mướn, làm thuê, bán vé số, thợ hồ hoặc bán hàng rong, thậm chí có cả những người già neo đơn sống nhờ trợ cấp của con cháu... Bên cạnh đó, còn một phần là những người khá giả tại địa phương với những phần hụi lớn.
Cụ thể, vào năm 2010 bà Ngọc bắt đầu kêu gọi người dân địa phương góp vốn để mở nhiều dây hụi, như: hụi 500 ngàn đồng; 1 triệu đồng; 2 triệu đồng, hụi mùa... Đến năm 2014 thì bà Lợi (chị bà Ngọc) cũng kêu gọi người dân chơi hụi bằng hình thức tương tự như bà Ngọc. Tuy nhiên, đến giữa tháng 5/2022, bà Ngọc tuyên bố bể hụi khiến nhiều người hoảng hốt, lo lắng.
Nhiều người đã trình báo đến các cơ quan chức năng và đang trong quá trình xử lý thì bà Lợi cũng tuyên bố bể hụi vào đầu tháng 9/2022 khiến hàng chục người dân lại càng thêm khổ. Trong số hàng chục người mà chị em bà Ngọc và Lợi giật hụi, người nhiều nhất khoảng 1 tỉ đồng, người ít nhất vài chục triệu đồng.
Đơn tố cáo chị em bà Lợi và Ngọc giật hụi được người dân gửi đến cơ quan chức năng.
Bà Đỗ Thị Tiên (người dân địa phương) bức xúc: "Mẹ con tôi có chơi một số dây hụi do chị em bà Lợi và Ngọc làm chủ. Hằng ngày mấy mẹ con đi dặm lúa mướn, hái từng cọng rau bán để tôi mót tiền chơi hụi từ nhỏ đến lớn. Giờ hai chị em họ giật hơn 700 triệu, không trả tôi đồng bạc nào, tôi khổ quá rồi".
Khi chúng tôi tìm đến ấp Béc Hen Lớn, người dân nghe tin kéo đến rất đông, chỉ với mong ước được báo chí phản ánh, cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt để được trả lại số tiền đã mất mà không cần đến một đồng lãi nào. Bà Trần Kim Xính (người địa phương), chia sẻ: "Cả trăm hộ chúng tôi bây giờ chơi hụi của chị em bà Lợi và Ngọc. Giờ họ giật hụi đi đâu trốn đâu không biết. Chúng tôi nhờ quan chức năng vào cuộc điều tra, dân chúng tôi khổ quá rồi". Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận, nhưng đa phần đều quá tin tưởng vào chủ hụi vì người hàng xóm.
Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, xác nhận có vụ vỡ hụi trên địa bàn, người dân đã đến xã trình báo. Tuy nhiên, do vượt quá thẩm quyền nên sau khi xác minh, xã chuyển hồ sơ đến Công an tỉnh Bạc Liêu giải quyết theo thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi cho người dân nơi đây.
1 chiếc xe đạp công cộng ở TP.HCM bị treo lên cành cây Được biết, chiếc xe đạp công cộng đã được những người buôn bán hàng rong gỡ từ trên cây xuống. Ngày 29-8, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chiếc xe đạp công cộng của Tập đoàn Trí Nam bị treo lên cành cây. Qua tìm hiểu, PV xác định chiếc xe đạp bị treo ở một con đường gần Nhà hát...