Hành động bất ngờ của Tổng thống Pháp giữa cuộc khủng hoảng bầu cử
Tổng thống Macron buộc phải lùi vào sau hậu trường và đang chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo của mình: lãnh đạo nước Pháp sau những gì được dự báo là một thất bại nặng nề vào ngày 7/7 sắp tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2, trái) tới điểm bỏ phiếu bầu cử Quốc hội ở Le Touquet ngày 30/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Politico của Mỹ ngày 4/7, lần gần đây nhất Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xuất hiện trước công chúng là khi đi bỏ phiếu tại thị trấn ven biển Le Touquet hôm 30/6, vốn đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội và các kênh tin tức.
Nhưng kể từ đó, ông Macron đã “biến mất” khỏi tầm nhìn của công chúng. Ngoại trừ các sự kiện quốc tế đã lên kế hoạch, Tổng thống Pháp rất ít xuất hiện trong gần hai tuần.
Chủ Nhật tuần trước (30/6), thay vì nhà lãnh đạo Pháp xuất hiện trên truyền hình để trấn an dư luận sau thất bại bất ngờ của đảng Phục hung do ông Macron lãnh đạo ở vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội, Điện Elysée đã ra một tuyên bố ngắn của tổng thống kêu gọi đoàn kết.
Video đang HOT
Lần đầu tiên, liên minh trung dung của Tổng thống Macron, vốn đã bị tổn thương sau thất bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, đã phải tiến hành “một cuộc chiến tuyệt vọng mà không có người lãnh đạo”.
Và thực tế là các đồng minh của Tổng thống Macron không muốn ông tham gia chiến dịch tranh cử: thậm chí hình ảnh của Tổng thống Macron còn bị xóa khỏi các áp phích vận động tranh cử.
Theo Politico, đối với vị tổng thống 46 tuổi táo bạo, hay nói và luôn thu hút sự chú ý, đưa ra những ý tưởng mới, phá vỡ hiện trạng, thì thực tế mới này không hề dễ chịu.
Nhưng ông Macron đã buộc phải lùi vào sau hậu trường và đang chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo của mình: lãnh đạo nước Pháp sau những gì được dự báo là một thất bại nặng nề vào ngày 7/7 sắp tới. Tổng thống Pháp có thể phải tham gia vào một chính phủ “liên minh” với đảng Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen, đảng được dự đoán sẽ nắm quyền kiểm soát nhóm lớn nhất trong Quốc hội.
Trong những ngày qua, Tổng thống Macron đã bận rộn củng cố ảnh hưởng của mình, bổ nhiệm một số quan chức cấp cao tại Pháp và bổ nhiệm các đồng minh nắm giữ những chức vụ quan trọng, khiến bà Le Pen cáo buộc ông đang tiến hành “một cuộc đảo chính hành chính”.
Ngày 3/7 vừa qua, người phát ngôn của Chính phủ Pháp đã công bố những bổ nhiệm mới trong lực lượng cảnh sát và an ninh sau cuộc họp Nội các hàng tuần. Hàng chục sĩ quan quân sự cấp cao cũng đã được bổ nhiệm trong các quân, binh chủng như lục quân, hải quân và không quân.
Nhiều cuộc bổ nhiệm khác đã được lên kế hoạch, nhưng trước sự phản đối ngày càng tăng về việc cải tổ bộ máy hành chính, Tổng thống Macron đã buộc phải thu hẹp kế hoạch của mình.
Theo một số quan chức Pháp, ở trong Điện Elysée, Tổng thống Macron cũng đang tính đến những kịch bản tiếp theo, bao gồm một chiến thắng vang dội cho phe cực hữu, một Quốc hội “treo” với đảng Tập hợp Quốc gia là nhóm lớn nhất và một liên minh không bao gồm phe cực hữu.
Một số đồng minh của ông Macron đã đưa ra khả năng xây dựng một liên minh lỏng lẻo, tương tự như những gì các đảng ở Tây Ban Nha hoặc Đức đã làm. “Có lẽ đây là cơ hội để thay đổi cách chúng ta quản lý”, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal phát biểu trên đài phát thanh, đồng thời nói thêm rằng “một Quốc hội đa đảng phái” có thể xuất hiện sau cuộc bầu cử, với “nhiều nhóm chính trị từ cánh hữu, cánh tả và trung dung có thể cùng nhau làm việc”.
Nhưng liên minh như vậy phụ thuộc vào kết quả bầu cử ngày 7/7 này và chỉ có thể thành công nếu ông Macron đồng ý hợp tác với phe cực tả, hoặc nếu đảng Xã hội, đảng Xanh và đảng Cộng sản đồng ý cắt đứt quan hệ với đối tác liên minh của họ là đảng Nước Pháp Bất Khuất. Cả hai triển vọng đều có vẻ rất xa vời.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Liên minh của Tổng thống Macron hợp tác với cánh tả
Ngày 1/7, phe trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả nhằm ngăn phe cực hữu chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội và kiểm soát chính phủ nước này, sau vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội mang lại kết quả bất ngờ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rời điểm bầu cử Quốc hội ở Le Touquet ngày 30/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội Pháp hôm 30/6 cho thấy đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu do chính trị gia Marine Le Pen lãnh đạo đã giành ưu thế lớn với 33% phiếu bầu, so với liên minh Mặt trận Bình dân Mới được 28% và phe trung dung chỉ được hơn 20%.
Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Tổng thống Macron ngày 9/6 giải tán quốc hội, với dự kiến cử tri Pháp sẽ giúp ông ngăn đà trỗi dậy của phe cực hữu. Tuy nhiên, đảng RN cực hữu đã đạt được kết quả "chưa từng có" trong cuộc bỏ phiếu vòng 1. Điều này được cho là có thể mở ra cánh cửa quyền lực cho phe cực hữu tại Pháp lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong bối cảnh đó, phe trung dung của Tổng thống Macron bắt đầu hợp tác với cánh tả để đảm bảo đảng RN không giành được 289 số ghế cần thiết để chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội gồm 577 ghế. Ngoài ra, các ứng cử viên đứng thứ ba đủ điều kiện vào vòng 2 đã được khuyến khích rút lui để củng cố mặt trận phản đối phe cực hữu.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Macron cũng kêu gọi thành lập một liên minh "rộng lớn" nhằm chống lại phe cực hữu, đồng thời triệu tập một cuộc họp nội các vào ngày 1/7 để quyết định hướng hành động tiếp theo.
Giới phân tích dự đoán kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội sớm nhiều khả năng dẫn đến tình trạng "quốc hội treo", có thể làm hỗn loạn và tê liệt hệ thống chính trị của Pháp trong nhiều tháng, trong bối cảnh nước này chuẩn bị đăng cai Olympic Paris 2024 cuối tháng 7 này.
'Được ăn cả, ngã về không' Vòng một bầu cử sớm tại Pháp sẽ diễn ra ngày 30/6, với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN Nguyên nhân là do các nhóm chính trị không có đại diện trong Quốc hội không kịp thời gian để tìm chọn ứng cử viên. Cuộc...