Nga cảnh báo sẽ coi binh sĩ Pháp là mục tiêu hợp pháp ở Ukraine
Ngày 8/5, Nga cảnh báo Pháp rằng nếu Tổng thống Emmanuel Macron gửi binh sĩ tới Ukraine thì họ sẽ bị quân đội Nga coi là mục tiêu hợp pháp.
Ảnh minh họa binh sĩ Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang arabnews.com dẫn nguồn thông tin phương Tây cho biết, Tổng thống Macron đã gây tranh cãi vào tháng 2 khi nói rằng ông không thể loại trừ việc triển khai bộ binh ở Ukraine trong tương lai. Nhà lãnh đạo Pháp cũng cảnh báo nếu Nga thắng ở Ukraine thì uy tín của châu Âu sẽ giảm xuống mức bằng 0.
Phản hồi về ý kiến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên rằng Tổng thống Macron muốn tạo ra một loại bất ổn chiến lược nào đó cho Nga. Bà Zakharova nói: “Chúng tôi sẽ làm ông ấy thất vọng. Đối với chúng tôi, tình hình có vẻ chắc chắn hơn. Nếu người Pháp xuất hiện trong khu vực xung đột, họ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Nga. Đối với tôi, có vẻ như Pháp đã có bằng chứng về điều này”.
Video đang HOT
Bà Zakharova cho biết Nga đã thấy có ngày càng nhiều công dân Pháp nằm trong số những người thiệt mạng ở Ukraine.
Trước đó, ngày 6/5, Nga cho biết họ sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong khuôn khổ cuộc tập trận sau những lời cảnh báo từ Pháp, Anh và Mỹ.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã triệu Đại sứ Pháp tới để lên án các chính sách của Paris, sau phát biểu của Tổng thống Macron rằng binh sĩ phương Tây có thể được đưa đến Ukraine. Tuyên bố có đoạn: “Phía Nga đánh giá rằng đường lối của Paris đang dẫn đến leo thang xung đột… Những nỗ lực của chính quyền Pháp và những tuyên bố về việc có thể triển khai lực lượng phương Tây tới Ukraine chắc chắn sẽ thất bại”.
Cũng trong ngày 6/5, viết trên Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói: “Việc phương Tây gửi quân đến lãnh thổ Ukraine sẽ khiến quốc gia của họ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến và chúng tôi sẽ phải đáp trả. Và thật không may, không phải chỉ trên lãnh thổ Ukraine. Sẽ có một thảm kịch toàn cầu”.
Ngày 3/5, Điện Kremlin đã chỉ trích những bình luận mới của Tổng thống Macron, trong đó ông nhắc lại quan điểm không nên loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: “Tuyên bố này rất nghiêm trọng và nguy hiểm”. Theo ông, Tổng thống Macron tiếp tục nói về khả năng can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine và đây là xu hướng hết sức nguy hiểm.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã đưa quân đến Ukraine. Trên trang mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ: “Không đúng. Pháp không đưa quân đến Ukraine”.
Bộ Ngoại giao Pháp đưa ra tuyên bố trên để phủ nhận các thông tin gần đây khẳng định Paris đã triển khai Quân đoàn nước ngoài tới Ukraine.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tờ Economist ngày 2/5, Tổng thống Macron tái khẳng định quan điểm rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine, cho rằng vấn đề này sẽ hợp pháp nếu Nga xuyên thủng chiến tuyến của Ukraine và Kiev đưa ra yêu cầu như vậy.
Hồi tháng 2, một số quốc gia thành viên NATO, trong đó có Mỹ, đã nhanh chóng phản đối khi Tổng thống Macron lần đầu tiên tuyên bố Paris không loại trừ khả năng đưa quân vào Ukraine.
Tổng thống Ukraine kêu gọi đồng minh hỗ trợ hệ thống phòng không
Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường hỗ trợ hệ thống phòng không cho Kiev, cho rằng sự gián đoạn trong hỗ trợ của Mỹ đã khiến Ukraine gặp khó khăn trên thực địa trong cuộc xung đột với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Zelensky phát biểu như trên trong cuộc họp trực tuyến với các nước ủng hộ do Mỹ dẫn đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết cuộc họp tập trung vào tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ vừa thông qua gói hỗ trợ 61 tỷ USD dành cho Ukraine sau nửa năm trì hoãn. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã nhanh chóng thông báo gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD dành cho Kiev, trong đó chú trọng tới nhu cầu cấp thiết về đạn dược phòng không và đạn pháo của Ukraine. Washington hi vọng những hỗ trợ mới này sẽ giúp Ukraine xây dựng lại năng lực phòng thủ, tuy nhiên không cho rằng Kiev nên triển khai các chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga trong thời gian trước mắt.
Nga nhiều lần lên tiếng phản đối phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhấn mạnh việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine "không dẫn tới điều gì khác ngoài ngõ cụt".
Nguyên nhân Pháp chuyển sang quan điểm cứng rắn về xung đột Nga - Ukraine Ngoài việc thể hiện vai trò lãnh đạo ở châu Âu, nhà lãnh đạo Pháp muốn tạo ra "sự mơ hồ chiến lược" với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Paris ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Telegraph ngày 17/3, Tổng thống...