Hàng tỷ thiết bị Android dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, người dùng cần thực hiện ngay điều này
Lỗ hổng bảo mật StrandHogg 2.0 này có thể ảnh hưởng đến đến hơn 1 tỷ thiết bị chạy nền tảng Android phiên bản 9.0 trở về trước.
TechCrunch dẫn lời các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật Promon ( Na Uy) cho biết vừa phát hiện một lỗi bảo mật nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng tỷ thiết bị Android. Lỗ hổng bảo mật này cho phép tin tặc có thể kiểm soát và lấy cắp dữ liệu người dùng trên thiết bị.
Theo Promon, lỗ hổng bảo mật có tên gọi StrandHogg 2.0 và có thể ảnh hưởng đến các thiết bị đang hoạt động trên nền tảng Android phiên bản 9.0 trở về trước (Android 10 không bị ảnh hưởng). Hãng nghiên cứu bảo mật ước tính, có đến hơn 1 tỷ thiết bị Android bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật này.
Thông qua lỗ hổng StrandHogg 2.0, hacker có thể triển khai các mã độc chạy dưới danh nghĩa các ứng dụng hợp pháp để đánh cắp thông tin của người dùng.
Được biết, thông qua lỗ hổng StrandHogg 2.0, hacker có thể triển khai các mã độc chạy dưới danh nghĩa các ứng dụng hợp pháp để đánh cắp thông tin của người dùng, bằng cách thay thế giao diện của ứng dụng chính thống.
Nói dễ hiểu, khi người dùng truy cập một ứng dụng chính thống, phần mềm độc hại khai thác lỗ hổng bảo mật StrandHogg 2.0 có thể chặn và chiếm quyền điều khiển hoạt động của tác vụ này để hiển thị giao diện giả cho người dùng, thay vì khởi chạy ứng dụng thực. Các hoạt động diễn ra trong bí mật khiến người dùng khó phát hiện được.
“Nếu nạn nhân nhập thông tin của họ trong giao diện này, những thông tin nhạy cảm sẽ được gửi ngay cho hacker. Sau đó thông tin đăng nhập của họ sẽ bị thu thập và khai thác”, đại diện của Promon cho biết.
Bằng cách khai thác StrandHogg 2.0, hacker có thể thực hiện một loạt các hành động như nghe lén, ghi âm cuộc gọi, chụp ảnh từ camera, đọc và gửi tin nhắn đến người khác, nhận thông báo vị trí GPS, truy cập vào nhật ký điện thoại và tất cả các tập tin trên thiết bị,…
Lỗ hổng bảo mật Strandhogg 2.0 này có thể ảnh hưởng đến đến hơn 1 tỷ thiết bị chạy nền tảng Android phiên bản 9.0 trở về trước.
Video đang HOT
Tom Lysemose Hansen – nhà sáng lập kiêm CEO của Promon cho biết, lỗi bảo mật StrandHogg 2.0 là rất nguy hiểm vì gần như không thể phát hiện ra được những ứng dụng độc hại khai thác lỗi bảo mật này. Các ứng dụng giả mạo và độc hại có thể hoạt động mà không cần đòi hỏi bất kỳ quyền hạn đặc biệt nào, nên người dùng có thể chủ quan và bị các ứng dụng này qua mặt.
Tuy nhiên, Promon cũng cho rằng, người dùng chưa cần phải quá lo ngại vì đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tin tặc khai thác lỗ hổng bảo mật StrandHogg 2.0 để thực hiện các hành vi tấn công.
Về phía Google, đại diện của “ông lớn” công nghệ này cho biết đã ghi nhận lỗi bảo mật do Promon phát hiện, và trấn an người dùng rằng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lỗi bảo mật đã bị khai thác.
“Chúng tôi đánh giá cao công việc của các nhà nghiên cứu bảo mật và sẽ đưa ra bản sửa lỗi cho vấn đề mà họ đã phát hiện”, phát ngôn viên của Google cho biết.
Chuyên gia bảo mật từ Promon khuyến cáo người dùng nên cập nhật phầm mềm trên thiết bị Android của mình lên phiên bản mới nhất có thể.
Hiện tại, do đại đa số người dùng vẫn đang chạy phiên bản Android 9.0 trở về trước nên nguy cơ bị tin tặc khai thác lỗ hổng StrandHogg 2.0 là rất lớn. Do đó, chuyên gia bảo mật từ Promon khuyến cáo người dùng nên cập nhật phầm mềm trên thiết bị Android của mình lên phiên bản mới nhất có thể.
“Người dùng Android nên cập nhật thiết bị lên các phiên bản mới nhất càng sớm càng tốt để bảo vệ bản thân trước các cuộc tấn công thông qua lỗ hổng StrandHogg 2.0″, Tom Lysemose Hansen cho biết.
Vì sao cả làng smartphone đều chạy đua zoom "khủng", số chấm to, chỉ mình Apple một kiểu mang LiDAR lên iPhone?
Những chiếc Android đầu bảng đã xác lập trào lưu camera phone cho năm nay. Nhưng dựa theo thông tin rò rỉ, Apple sẽ không chạy theo trào lưu này, thay vào đó theo đuổi một công nghệ đến giờ vẫn còn khá xa lạ với người dùng smartphone: Lidar.
2020 là năm của những con số khổng lồ. Trên mặt trận số chấm, Samsung và Xiaomi đều đang cung cấp cảm biến 108MP cho các thế hệ đầu bảng mới trong khi OPPO và Huawei đã chạm mức 48MP trở lên. Với ống zoom, Samsung có thể phóng to khung hình ở mức tối đa 100X, OPPO nối tiếp ở mức 60X. Đáng chú ý nhất, kích cỡ cảm biến đều đã được các hãng Android gia tăng lên mức kỷ lục: Samsung và Xiaomi có cảm biến 1/1.3 inch (Xiaomi mua cảm biến từ Samsung), OPPO mua cảm biến Sony đặt riêng với kích cỡ 1/1.4 inch còn Huawei một lần nữa lại là "vua của các ông số" khi dùng cảm biến 1/1.28 inch cho P40 Pro.
Nhưng có lẽ, ít nhất 1 ông lớn sẽ đứng ngoài trào lưu này: Apple. Trong nhiều năm qua, Apple vẫn giữ số "chấm" ở mức dưới 16MP. Cảm biến của iPhone luôn có kích cỡ khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 50% so với các đối thủ cạnh tranh. Và dựa theo các thông tin rò rỉ mới nhất, iPhone 2020 sẽ tập trung vào một cải tiến hoàn toàn khác biệt: một cảm biến thứ tư.
Chiếc iPhone đầu tiên có 4 camera
Bản vẽ được khai thác từ bản mẫu iOS 14 bị rò rỉ đã hé lộ cảm biến thứ 4 trong cụm camera của iPhone mới.
Dựa theo các thông tin được Concepts iPhone và tài khoản Twitter Choco_bit lần mò từ mã nguồn của iOS 14, thế hệ iPhone mới sẽ có 4 camera ở mặt sau. Cảm biến được thêm mới sẽ không phải là camera ToF (đo chiều sâu) như các hãng Android thường làm hiện nay, thay vào đó là cảm biến Lidar.
"Lidar" là viết tắt của cụm từ "Light Detection And Ranging", tạm dịch: Phát hiện và Đo lường Ánh sáng. Công nghệ này có nguyên lý hoạt động khá giống với radar: phát sóng tới các vật thể và đo thời gian sóng quay trở lại để tính toán khoảng cách từ vật thể đó tới cảm biến. Lidar sử dụng ánh sáng laser trong dải tần xanh mà mắt người không nhìn thấy được trong khi radar sử dụng sóng vô tuyến (radio). Trên các thiết bị lớn, Lidar có thể được sử dụng giúp cho máy tính có thể "nhìn" được các vật thể, số hóa toàn bộ không gian xung quanh cảm biến.
Là công nghệ đã rất quen thuộc trên xe tự lái nhưng Lidar hiện tại vẫn chưa có mặt trên smartphone. Tuy vậy, do chiếc iPad Pro vừa được ra mắt đã cài đặt sẵn cảm biến này, việc Apple đưa Lidar lên iPhone có lẽ chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Lidar dùng để làm gì?
Hoạt động với nguyên lý gần giống radar, Lidar giúp cho iPad có thể tái tạo lại không gian thực một cách dễ dàng hơn.
Trước hết, hãy cùng trả lời câu hỏi: Lidar để làm gì. Như bạn có lẽ đã đoán ra, đây là công nghệ giúp cho máy tính có thể "nhìn" được môi trường - quan trọng nhất là nhìn 3D chứ không phải là 2D. So với các công nghệ "nhìn" 3D trước đây, mà điển hình là sử dụng camera kép (iPhone 7 Plus) hay pixel kép (Google Pixel 2), Lidar đem đến độ chính xác cao hơn hẳn.
Trong giới hi-tech, Lidar không phải là một công nghệ quá mới mẻ. Công nghệ này thường xuyên được đề cập trong giới xe tự lái khi được dùng trên xe của Tesla, Google hay cảm biến của Bosch. Các lĩnh vực đòi hỏi máy móc phải tự xây dựng được mô hình 3D trong không gian như địa chất, nông nghiệp, an ninh v...v... cũng đang nghiên cứu ứng dụng Lidar.
Với riêng Apple, Lidar cũng trở thành công cụ vô cùng hữu ích cho thực tại tăng cường (Augmented Reality, hay gọi tắt là "AR"), một công nghệ là CEO Tim Cook đã liên tục ca ngợi trong nhiều năm qua. Trong AR, các vật thể ảo được sắp đặt lên trên môi trường thật. Để làm được điều này, thiết bị số trước hết cần "nhìn" được chính xác vị trí của từng vật thể thật trong không gian. iPad vốn không cần đến Lidar đã có thể hỗ trợ được AR, nhưng chắc chắn sự có mặt của cảm biến mới sẽ giúp tạo ra một bước tiến lớn cho công nghệ này trên thiết bị gắn mác Táo.
Tim Cook từng tuyên bố AR sẽ "thâm nhập sâu" vào cuộc sống của con người.
Tại sao Apple không đua số to mà lại dùng Lidar?
Nếu là một nhà sản xuất thông thường, Apple có lẽ đã theo chân Samsung và các nhà sản xuất Android "đua số" camera. Nhưng Apple không phải là một thương hiệu "thường". Trong nhiều năm, dù thất thế trước các đối thủ khi thông số phần cứng hay trên bảng xếp hạng DxOMark, iPhone vẫn cứ là bá chủ của phân khúc cao cấp.
iPhone 2020 cũng sẽ không phải là ngoại lệ, khi người dùng chỉ cần camera "đủ tốt" chứ không cần camera "tốt nhất". Dù điểm DxOMark thua xa các đối thủ từ Huawei, Samsung hay Xiaomi, những chiếc iPhone vẫn luôn thống trị các bảng xếp hạng smartphone bán chạy nhất toàn cầu.
Bởi thế, Apple không cần quá đặt nặng vào chất lượng ảnh nữa. Còn camera Lidar nói riêng và công nghệ AR nói chung lại mang đến một lợi thế hoàn toàn mới: đây sẽ là trải nghiệm mà chỉ riêng Apple tập trung theo đuổi trên thiết bị di động vào thời điểm này. Công nghệ AR của các hãng khác giờ chủ yếu được phát triển trên các thiết bị riêng biệt (ví dụ như kính của Microsoft); AR của Android chủ yếu chỉ tồn tại trên một vài dự án nghiên cứu nhỏ của Google. Ngay cả smartphone Pixel giờ vẫn chưa có tính năng AR nổi trội nào, mặc dù đã được trang bị cảm biến radar trên mặt trước.
Đây là cơ hội để Apple vươn lên làm chủ một trải nghiệm chưa được chú trọng nhiều trong thế giới smartphone.
Với trải nghiệm riêng này, Apple hoàn toàn có thể mong đợi thành công tương tự như iPhone X, chiếc smartphone đã buộc cả thế giới chuyển dần sang cơ chế điều khiển cảm ứng toàn màn hình. Vấn đề duy nhất còn lại, là với dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, liệu tầm nhìn được hé lộ qua iOS 14 có kịp hoàn thiện trên iPhone 2020 hay không?
CL
Top 10 smartphone Android mạnh nhất thế giới: Samsung áp đảo Tính đến hết tháng 3/2020, Samsung chiếm tới 6 vị trí trong danh sách 10 smartphone Android mạnh nhất thế giới. 4 vị trí dẫn đầu thuộc về Samsung Galaxy S20 Ultra 5G dùng chip Qualcomm Snapdragon 865 và chip Exynos 990, Galaxy S20 Plus dùng chip Snapdragon 865 và Galaxy S20 Plus 5G sử dụng vi xử lý Exynos 990. 10 smartphone...