Hàng tỷ người dùng smartphone sẽ sớm phải thanh toán bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt
Phân tích mới cho thấy nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ xác thực sinh trắc học khác sẽ ngày càng giúp các khoản thanh toán di động an toàn hơn và tránh bị gian lận.
Một vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến hàng tỷ người dùng thường xuyên sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác thực các khoản thanh toán thông qua smartphone, máy tính bảng hoặc smartwatch.
Theo phân tích mới của hãng nghiên cứu thị trường Juniper Research, chủ sở hữu smartphone đã quen với việc nhìn vào màn hình để mở khóa thiết bị mà không cần phải bấm mã PIN. Giờ đây, nhận dạng khuôn mặt sẽ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phương thức xác minh danh tính người dùng khi thực hiện các thanh toán trên di động.
Ngoài các đặc điểm trên khuôn mặt, các nhà phân tích của Juniper Research dự đoán một loạt phương thức sinh trắc học sẽ được sử dụng để xác thực thanh toán di động, bao gồm nhận dạng vân tay, mống mắt và giọng nói. Theo các nhà nghiên cứu, tính năng sinh trắc học sẽ tích hợp trong 95% smartphone trên toàn cầu vào năm 2025. Các giao dịch dùng phương thức sinh trắc học để xác thực người dùng ước tính có giá trị tới hơn 3 ngàn tỷ USD, tăng từ 404 tỷ USD trong năm 2020.
Thiết bị di động ngày càng được dùng nhiều hơn để thay thế thẻ tín dụng, cho phép người dùng để ví ở nhà ngay cả khi đến cửa hàng, đồng thời mang đến trải nghiệm mua hàng trực tuyến tiện dụng hơn. Từ mua sắm trên Instagram đến cửa hàng Google Play, hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng. Nhưng nó đồng thời cũng mở ra cơ hội cho những kẻ lừa đảo tìm cách khai thác lỗ hổng mới.
Ví dụ bằng cách sử dụng các ứng dụng giả mạo, kẻ xấu có thể lừa người dùng xử lý các khoản thanh toán tài chính, trong khi dữ liệu tổng hợp và deepfakes có thể dùng để lừa đảo thanh toán nhận dạng tổng hợp. Đây là lý do tại sao chúng ta phải đảm bảo các khoản thanh toán được chính người tiêu dùng thực hiện.
Sự quan trọng của việc xác thực người dùng khiến công nghệ sinh trắc học ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nó sẽ góp phần cải thiện tính bảo mật của thanh toán di động, đặc biệt là nhận dạng khuôn mặt. Nhưng không phải tất cả các công nghệ đều được tạo ra như nhau. Các nhà phân tích của Juniper đã vẽ ra ranh giới cần chú ý giữa công cụ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm và phần cứng.
Nick Maynard, nhà phân tích chính tại Juniper Research chia sẻ với ZDNet: “Tất cả những gì bạn cần để nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm là camera trước và phần mềm. Trong một hệ thống sử dụng chủ yếu phần cứng, sẽ có thêm các lớp phần cứng bổ sung để tăng mức độ bảo mật. Việc phân biệt này khá quan trọng vì các hệ thống dùng phần cứng sinh trắc học sẽ có tới hai lớp nên an toàn hơn”.
Ví dụ về công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần cứng là Face ID của Apple. Nó có thể dùng để mua hàng từ iTunes Store, App Store và Apple Books thông qua Apple Pay.
Face ID sử dụng hệ thống camera có tên TrueDepth do Apple chế tạo. Nó có thể phân tích hơn 30.000 điểm trên khuôn mặt của người dùng và tạo ra bản đồ sinh trắc học kết hợp với ảnh chụp hồng ngoại, sau đó so sánh với dữ liệu khuôn mặt mà người dùng đã đăng ký trước đó. Công nghệ này đủ chính xác để xác định hành vi giả mạo, ví dụ như phân biệt người thật với ảnh 2D hoặc mặt nạ.
Kể từ khi Apple ra mắt công nghệ này trên iPhone X, ngày càng nhiều hãng smartphone bắt đầu đưa công nghệ này lên smartphone nhiều hơn. Nghiên cứu của Maynard cho thấy từ nay đến năm 2025, số lượng thiết bị di động tích hợp hệ thống sinh trắc học sẽ tăng mạnh 376% và chiếm 17% trong số smartphone trên thị trường.
Maynard chia sẻ: “Các hệ thống sinh trắc học dựa trên phần cứng rõ ràng sẽ làm tăng thêm chi phí cho mỗi thiết bị nhưng lý do khiến nó phát triển tốt thực sự là do Apple đã đi tiên phong. Họ đã biến công nghệ này trở thành một phần của các thiết bị cao cấp và cho thấy, công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần cứng có thể sử dụng rất an toàn”.
Sinh trắc học dựa trên phần mềm tiện lợi hơn nhưng kém an toàn hơn phần cứng
Nhưng bất chấp sự phổ biến của các hệ thống sinh trắc học phần cứng, các nhà nghiên cứu tại Juniper nhận thấy, nhiều nhà cung cấp trước tiên sẽ lựa chọn giải pháp thay thế dựa vào phần mềm. Ví dụ trên nhiều smartphone Android với đặc trưng là hệ điều hành mở nên nó dễ dàng triển khai công nghệ sinh trắc học bằng phần mềm.
Để triển khai hệ thống nhận dạng khuôn mặt dựa vào phần mềm, tất cả những gì nhà cung cấp cần là bộ phát triển phần mềm (SDK) được cài đặt trên thiết bị, một camera trước chất lượng tốt. Với những điều kiện dễ tiếp cận như vậy, Juniper dự báo số lượng chủ sở hữu smartphone có thể thanh toán bằng sinh trắc học phần mềm sẽ tăng 120% vào năm 2025, đạt 1,4 tỷ thiết bị, tức chiếm 27% smartphone trên toàn cầu.
Tuy nhiên những kẻ lừa đảo ngày càng cải tiến kỹ thuật và các cuộc tấn công cũng ngày một tinh vi hơn. Chính vì vậy, Maynard hy vọng công nghệ sinh trắc học phần cứng sẽ được triển khai rộng khắp hơn và thay thế phương pháp dùng phần mềm với độ bảo mật không cao.
Theo các nhà phân tích giải thích, các hãng smartphone thường triển khai tính năng nhận dạng khuôn mặt bằng phần mềm trước khi nâng cấp lên phần cứng. Đơn giản bởi họ sẽ quan sát thị trường và khi nhận thấy công nghệ này đủ phổ biến, họ sẽ áp dụng.
Maynard nhấn mạnh: “Những kẻ lừa đảo luôn cố gắng cải tiến các chiến thuật và phát triển các phương pháp mới để đánh lừa bất kỳ biện pháp bảo mật nào. Họ thử nghiệm với các bức ảnh, mặt nạ in 3D. Về cơ bản đây là một cuộc chạy đua vũ trang giữa những kẻ lừa đảo và các nhà cung cấp bảo mật. Nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm rất mạnh vì nó dễ triển khai nhưng chúng tôi đang mong đợi một sự thay đổi đối với các hệ thống sử dụng phần cứng, đặc biệt là khi phần mềm bị những kẻ lừa đảo qua mặt. Các phương pháp của kẻ lừa đảo luôn phát triển và phần cứng cũng cần phải tiếp tục nâng cấp để đối phó với chúng”.
Mặc dù vậy không phải những công nghệ sinh trắc học hiện đại nhất không có sai sót. Maynard cho biết: “Đại dịch đã chỉ ra rằng, nhận dạng khuôn mặt không thực sự hiệu quả với khẩu trang. Tôi đeo kính và khẩu trang làm kính bị hấp hơi. Sau đó công nghệ cũng không biết nó đang nhìn thấy gì nữa. Rất nhiều người dùng Apple Pay đã phải sử dụng mật mã trong vài tháng qua và đó là vấn đề. Vì vậy, các nhà cung cấp phương thức bảo mật cần phải nỗ lực hơn để cải thiện độ chính xác của công nghệ”.
Thực tế, nghiên cứu của Juniper khuyến nghị rằng các nhà cung cấp nên triển khai các công cụ xác thực mạnh nhất có thể, nếu không họ sẽ có nguy cơ mất lòng tin từ người dùng vì tình trạng giả mạo người dùng ngày càng tăng.
Các nhà nghiên cứu tại Juniper kỳ vọng, cảm biến vân tay sẽ có mặt trên 93% smartphone vào năm 2025 và nhận dạng giọng nói sẽ tiếp cận khoảng 704 triệu người trong cùng thời điểm.
Hành trình 'kỳ tích' của MoMo
Tự nhận là "những kẻ mộng mơ", may mắn gặp được nhau để cùng hiện thực hóa giấc mơ dùng công nghệ giúp cuộc sống người Việt tốt đẹp hơn.
Ví MoMo đã hiện thực hóa giấc mơ thanh toán di động tại VN
Thế nhưng, để biến giấc mơ thành một sản phẩm công nghệ và trở thành hiện thực cần nhiều nỗ lực, những lần cân não, dám dấn thân và tiên phong. Sau hành trình hơn 10 năm, Ví MoMo đã chính thức chạm mốc 20 triệu người dùng và đặt nền móng cho ngành Fintech (công nghệ trong tài chính) của VN.
Từ giấc mơ quên ví vẫn... mua được cà phê
Khởi đầu là một startup, năm 2007 Công ty M_Service (đơn vị sở hữu Ví điện tử MoMo) chính thức ra đời và cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. 3 năm sau đó, tháng 10.2010 thương hiệu Ví MoMo (MoMo viết tắt của từ Mobile Money) có mặt trên thị trường. Ông Nguyễn Mạnh Tường (Phó chủ tịch HQT, đồng Tổng giám đốc Ví MoMo) nhớ lại: Cách đây 10 năm trong buổi ra mắt Ví MoMo tại khách sạn Melia ở Hà Nội, khi đứng trên sân khấu giới thiệu ứng dụng nạp tiền điện thoại, chuyển tiền trên 1 sim điện thoại di động đã rất hồi hộp, lo lắng vì không biết ứng dụng có chạy được không? Thuở ấy, những người sáng lập chỉ mơ đến một ngày tại VN khi ra đường nếu quên mang theo ví vẫn có thể mua được ly cà phê, ăn tô bún ở một hàng quán nào đó. Ước mơ giờ đây đã trở thành hiện thực khi rất nhiều người bước chân ra khỏi nhà, có thể thoải mái đi cà phê, xem phim, dạo phố mua sắm hay ăn uống... chỉ với cái điện thoại cầm tay có cài Ví MoMo.
Nhưng trên hành trình đó, công ty đã làm rất nhiều lần thay đổi mô hình, những lần cân não trong vận hành để từng bước biến dần ước mơ đó thành hiện thực. Thậm chí theo ông Nguyễn Mạnh Tường, đã nhiều lúc cũng tự nghi ngờ bản thân và tự hỏi rằng: Xã hội có cần ví điện tử không? Nếu không có ví điện tử thì thế nào? Nhưng tự hỏi rồi tự thuyết phục bản thân và anh em đồng đội. Khi đã khẳng định quyết tâm và niềm tin về điều đó thì mới có thể bắt đầu thuyết phục đối tác. ặc biệt, thời điểm đó các ngân hàng xem ví điện tử gần như là đối thủ cạnh tranh, việc thuyết phục để các ngân hàng chấp nhận kết nối với MoMo là điều gần như không tưởng. Không ai có thể tin vào tương lai MoMo có thể hợp tác với 25 ngân hàng lớn trong và ngoài nước như hiện nay và hiện diện trên smartphone của 20 triệu người dân VN. "Lúc trước có những điều mình mơ tưởng thì nay đã đúng và trở thành hiện thực. Nhưng cũng có nhiều điều hoàn toàn khác với thuở ban đầu. Tạo ra được niềm tin của đối tác và người dùng, đó chính là mấu chốt để có được MoMo hôm nay. Trong giai đoạn đó, có những thời điểm buộc phải đưa ra những quyết định mang tính sống còn. Nếu đúng thì công ty trở thành số 1 còn nếu sai thì thành số 0. Chúng tôi biết, chặng đường phía trước vẫn còn rất dài và đầy thách thức", ông Tường chia sẻ thêm.
Giờ đây không chỉ có MoMo mà còn có những doanh nghiệp khác cất cánh thành công, tôi tin chắc rằng ngành Fintech VN với MoMo là một trong những người tiên phong sẽ bay cao hơn, xa hơn để cùng phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội.
Ông NGUYỄN MẠNH TƯỜNG, Phó chủ tịch HĐQT, đồng Tổng giám đốc Ví MoMo
Chinh phục và làm người dùng hạnh phúc là mục tiêu lớn nhất của MoMo
ến chinh phục 50 triệu người dùng hạnh phúc
Con số 20 triệu người dùng vừa đạt được vào tháng 9.2020 không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với MoMo mà còn là tín hiệu khả quan của ngành Fintech VN. iều này song hành với sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán không tiền mặt tại VN. Ví MoMo đã xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của gần 20 triệu khách hàng với hơn 20.000 đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán, giải trí, thương mại điện tử, mua sắm, vận tải và dịch vụ ăn uống, quyên góp từ thiện... Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu của những người làm ví. Với họ, mục tiêu đặt ra là trở thành một siêu ứng dụng tại VN và tiếp cận ít nhất 50 triệu người dùng. iều đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và mọi thứ đều có thể thay đổi chỉ sau một đêm.
Bên cạnh đó, khát vọng của đội ngũ MoMo sắp tới là thúc đẩy ngành bán lẻ và công cuộc chuyển đổi số của nền kinh tế VN với nhiều đột phá khi đã sẵn sàng cho nền tảng của một siêu ứng dụng. Chẳng hạn, Ví MoMo sẽ giúp các đối tác giải bài toán về doanh thu và chi phí thông qua công nghệ. ặc biệt, MoMo tạo điều kiện cho các đối các tiểu thương, người bán hàng rong, các công ty khởi nghiệp có thể "Go-online" để bán hàng và thanh toán trực tuyến. ồng thời, siêu ứng dụng MoMo sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đối tác tham gia vào quá trình chuyển đổi số một cách dễ dàng và nhanh chóng... Hay nói cách khác, những người làm ví đang phát triển siêu ứng dụng MoMo để trở thành "bộ não" về công nghệ và tài chính của hệ thống bán lẻ và dịch vụ VN trong tương lai. Không chỉ giúp đối tác có thể hiểu và tiếp cận khách hàng theo một hướng sâu, chính xác mà còn có thể chăm sóc khách hàng tốt và hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Tường nhấn mạnh, điều cốt lõi đã trở thành văn hóa của MoMo là ám ảnh về trải nghiệm của khách hàng với trăn trở: Làm thế nào để khách hàng hạnh phúc? Bởi nếu khách hàng hạnh phúc thì sẽ có sự lan tỏa về sản phẩm nhanh chóng. Tất cả nhân viên đều liên tục học hỏi, sáng tạo hằng ngày để làm ra nhiều chương trình, tạo ra sự tương tác chặt chẽ, mật thiết nhất với khách hàng. "Dù là ứng dụng nạp tiền hay ví điện tử, xa hơn là siêu ứng dụng thì mục tiêu tối thượng của MoMo vẫn là sử dụng trí tuệ Việt, công nghệ Việt để thay đổi cuộc sống con người, góp sức xây dựng một nước VN tươi đẹp hơn", ông Tường nói.
Thị trường VN rất khác và cách người VN sử dụng công nghệ cũng khác biệt. Do vậy MoMo đều tự nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)... nhằm mang đến trải nghiệm vui vẻ, mượt mà nhất cho khách hàng với hàng chục ngàn dịch vụ khác nhau. "10 năm qua là giai đoạn chúng tôi xây đường băng, hệ sinh thái cho ngành Fintech VN. Giờ đây không chỉ có MoMo mà còn có những doanh nghiệp khác cất cánh thành công, tôi tin chắc rằng ngành Fintech VN với MoMo là một trong những người tiên phong sẽ bay cao hơn, xa hơn để cùng phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội", ông Nguyễn Mạnh Tường chia sẻ.
Đại diện Ví MoMo cũng không giấu niềm tự hào khi giờ đây ví điện tử này đã trở thành thứ thiết yếu hằng ngày như điện, như nước, internet... một người bạn thân thiết, một trợ lý cần mẫn không thể thiếu của hàng chục triệu người dùng VN. "Trong tương lai gần, Ví MoMo sẽ trở thành Homepage (trang chủ) trên thiết bị di động của người VN. Người dùng cần gì trong đời sống hằng ngày đều có thể vào MoMo", ông Tường lạc quan về tương lai.
Nga đẩy mạnh hệ thống nhận dạng khuôn mặt Hệ thống nhận dạng khuôn mặt ngày càng trở nên phổ biến ở thủ đô Moscow của Nga kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, từ thanh toán tại nhà ga tàu điện ngầm cho đến siêu thị. Một khách hàng dùng hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt tại quầy tự thanh toán trong một siêu thị ở Moscow, Nga...