Hàng triệu điện thoại Huawei, Xiaomi, Samsung bị tố cài sẵn mã độc
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện một chiến dịch cài mã độc lớn đang phát triển liên tục, lây nhiễm gần 5 triệu thiết bị di động trên toàn thế giới.
Nhiều smartphone đến từ các thương hiệu lớn nằm trong danh sách nhiễm mã độc. ẢNH: THEHACKERNEWS
Theo Thehackernews, mã độc có tên RottenSys được ngụy trang dưới dạng một dịch vụ System Wi-Fi cài sẵn trên hàng triệu smartphone mới sản xuất bởi Honor, Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo, Samsung và GIONEE… Tất cả những thiết bị bị ảnh hưởng này đều được vận chuyển qua Tian Pai – nhà phân phối điện thoại ở Hàng Châu (Trung Quốc).
Hãng nghiên cứu bảo mật Check Point ghi nhận RottenSys là một phần của phần mềm độc hại không cung cấp bất kỳ dịch vụ liên quan đến Wi-Fi an toàn nào nhưng hầu như tất cả các quyền truy cập Android nhạy cảm đều cho phép nó hoạt động.
“Dựa trên phát hiện của chúng tôi, phần mềm độc hại RottenSys bắt đầu lan truyền vào tháng 9.2016 đến 12.3.2018, với số thiết bị nhiễm độc lên đến 4.964.460 thiết bị”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Để tránh phát hiện, ứng dụng System Wi-Fi giả mạo ban đầu không có thành phần độc hại và không bắt đầu bất kỳ hoạt động độc hại nào ngay lập tức. Thay vào đó, RottenSys đã được thiết kế để liên lạc với các máy chủ điều khiển và kiểm soát để có được danh sách các thành phần yêu cầu, chứa mã độc hại thực tế. RottenSys sau đó tải xuống và cài đặt mỗi ứng dụng cho phù hợp, sử dụng quyền DOWNLOAD_WITHOUT_NOTIFICATION không yêu cầu bất kỳ tương tác nào từ người dùng.
Ở thời điểm hiện tại, chiến dịch chống malware nói trên đã cung cấp một thành phần phần mềm quảng cáo tới tất cả các thiết bị nhiễm độc hiển thị quảng cáo trên màn hình chính thiết bị, như cửa sổ pop-up hoặc quảng cáo toàn màn hình tạo ra doanh thu quảng cáo lừa đảo.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trong 10 ngày vừa qua, RottenSys là một mạng lưới quảng cáo cực kỳ hung hãn. Nó đã hiển thị đến 13.250.756 quảng cáo ép buộc – về cơ bản không thể tắt đi trước khi hết giờ.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu của Check Point, phần mềm độc hại đã kiếm cho tác giả của chúng số tiền lên đến 115.000 USD trong 10 ngày. Vì RottenSys đã được thiết kế để tải xuống và cài đặt bất kỳ thành phần mới từ máy chủ C&C (điều khiển lệnh), kẻ tấn công có thể dễ dàng kiểm soát hàng triệu thiết bị bị nhiễm.
Cuộc điều tra cũng tiết lộ một số bằng chứng cho thấy kẻ phát tán RottenSys đã bắt đầu chuyển hàng triệu thiết bị bị nhiễm độc thành mạng botnet khổng lồ. Bên cạnh đó một số thiết bị cho phép kẻ tấn công thực hiện những khả năng sâu rộng hơn, bao gồm cài đặt ứng dụng bổ sung và tự động hóa giao diện người dùng (UI).
“Thật thú vị, một phần của cơ chế kiểm soát botnet được thực hiện trong các kịch bản có sẵn. Nếu không có sự can thiệp, những kẻ tấn công có thể sử dụng lại kênh phân phối malware hiện có và nắm quyền kiểm soát hàng triệu thiết bị”, Check Point cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu của Check Point tìm ra những thương hiệu hàng đầu bị ảnh hưởng xuất phát từ chuỗi cung ứng. Năm ngoái, công ty đã phát hiện ra smartphone Samsung, LG, Xiaomi, Asus, Nexus, Oppo và Lenovo đã bị nhiễm hai phần mềm độc hại cài đặt sẵn (Loki Trojan và SLocker) được thiết kế để theo dõi người dùng.
Để kiểm tra xem thiết bị của bạn có bị nhiễm phần mềm độc hại này hay không hãy truy cập phần thiết lập hệ thống Android và vào trình quản lý ứng dụng, sau đó tìm các gói mã độc hại Com.android.yellowcalendar; Com.changmi.launcher; Com.android.services.securewifi; và com.system.service.zdsgt.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Giới di động đang khoét sâu khủng hoảng của Samsung
Các công ty Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Vivo, Oppo và Gionee đang đeo bám sát sao, trong khi BlackBerry, Nokia vừa giới thiệu các sản phẩm mang phong cách retro đầy hấp dẫn.
Các công ty di động đang cố gắng khai thác triệt để khoảng trống mà Samsung tạo ra. Thương hiệu Hàn Quốc vẫn đang trong giai đoạn thu hồi rất tốn kém từ sự cố Note 7. Họ cũng không ra mắt một sản phẩm nào đáng chú ý tại hội chợ thường niên lớn nhất ngành công nghệ viễn thông MWC.
Huawei của Trung Quốc, ứng cử viên nặng ký nhất có thể chiếm lấy khoảng trống trong thị trường smartphone cao cấp, ngay lập tức giới thiệu mẫu điện thoại mới hôm chủ nhật (26/2) vừa qua trước thềm sự kiện MWC, với hy vọng thay thế Samsung trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ 2 thế giới sau Apple.
Các công ty Trung Quốc khác như Xiaomi, Vivo, Oppo và Gionee cũng đang đeo bám sát sao, trong khi BlackBerry và Nokia giới thiệu các sản phẩm mang phong cách retro đầy hấp dẫn.
Giám đốc marketing tại châu Âu của Samsung - David Lowes - nói trong một cuộc họp báo tại Barcelona: "Sáu tháng qua chắc chắn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm rút kinh nghiệm từ bất cứ bài học nào".
Samsung vẫn chưa thể thoát ra cuộc khủng hoảng Galaxy Note 7. Ảnh: Ad-modum.
Samsung thu hồi Galaxy Note 7 vào tháng 10 năm ngoái sau khi phát hiện pin lỗi và nhiều vụ cháy nổ diễn ra. Sự việc khiến họ thiệt hại 5 tỷ USD lợi nhuận kinh doanh, để cho iPhone vượt mặt về lượng doanh số bán ra và nhất là đánh mất niềm tin nơi người dùng.
"Sự cạnh tranh là rất khốc liệt nhưng chúng tôi thấy mình đang có một cơ hội rất tốt", CEO Richard Yu của Huawei lạc quan chia sẻ với Reuters.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, thị phần của Samsung đã giảm 17,7% trong quý IV, trong khi của Apple tăng đến 17,8%. Một cuộc khảo sát thực hiện bởi Harris Poll cho thấy danh tiếng của Samsung đã tụt từ vị trí thứ 7 xuống 42, khiến nhiều người nghi ngờ việc Samsung có thể nhanh chóng lấy lại được vị thế của mình.
Nhà nghiên cứu độc lập Richard Windsor của Radio Free Mobile nói: "Samsung đã chịu thiệt hại 5,4 tỷ USD và lợi nhuận, đồng thời thừa nhận những thiếu sót trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, những tác động đáng kể của sự việc vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức".
Trong khi đó, Huawei hiện thực hóa quyết tâm của mình bằng việc mở rộng dòng điện thoại tầm trung và cao cấp, đối đầu trực tiếp ở châu Á và châu Âu với Apple và Samsung trong thị trường điện thoại thông minh.
Huawei là cái tên nặng ký lấp đầy khoảng trống mà Samsung tạo ra. Ảnh: Dailyexpress.
Chiếc flagship P10 của Huawei sẽ được bán ra bắt đầu từ tháng 3 với mức giá 649 Euro (khoảng 685 USD) tại châu Âu, thị trường mục tiêu của họ. Sản phẩm nhiều khả năng sẽ xuất hiện trước Samsung Galaxy S8.
Huawei đã tạo nên tên tuổi của mình với tư cách một công ty xây dựng mạng lưới viễn thông khi mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường di động trong thập kỷ này. Công ty Trung Quốc không giấu giếm tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới.
Nhưng vận may có thể thay đổi rất nhanh chóng nhất là trong thị trường điện thoại thông minh. Những cái tên ít được phương Tây biết đến đang đẩy các nhà sản xuất điện thoại uy tín châu Á như ZTE, LG Electronics và Lenovo-Motorola vào nhóm thứ 2.
Ngoài ra, Oppo, Vivo và Xiaomi đang là những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4, 5, và 6 trên thế giới, theo Strategy Analytics, trong khi vị trí thứ 16 thuộc về Sony và HTC ở vị trí 20.
Nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Canalys Tim Coulling nhận định: "Cuộc chiến dài hơi trên thị trường smartphone đơn giản là một cuộc chiến tiếp thị".
Đại Việt
Theo Zing
Thị trường smartphone dưới 10 triệu đồng cạnh tranh khốc liệt Các hãng sản xuất đang tập trung phát triển smartphone dưới 10 triệu đồng khiến phân khúc này cạnh tranh có sự mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chỉ trong vòng một tháng sau Tết, thị trường điện thoại trong nước đón nhận hàng loạt smartphone mới. Phần lớn sản phẩm đều có mức giá dưới 10 triệu đồng chứ không còn là...