Hàng trăm tình nguyện viên ‘đội nắng’ phục vụ thí sinh thi đánh giá năng lực
Nắng nóng gay gắt nhưng hàng trăm tình nguyện viên đã ‘đội nắng’ túc trực tại các điểm thi để hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và phụ huynh trong ngày thi đánh giá năng lực đợt 1 tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM.
Tình nguyện viên che nắng và dắt thí sinh sang đường – THANH DUNG
Sáng 28.3, 110 tình nguyện viên của ĐH Quốc gia TP.HCM và thêm hàng trăm tình nguyện viên của các trường ĐH đã có mặt ở các điểm thi đánh giá năng lực tại TP.HCM để hỗ trợ thí sinh vào phòng thi, chỉ đường, chuẩn bị nước uống, khẩu trang và vật phẩm cần thiết.
Muốn góp một phần công sức để hỗ trợ tinh thần cho thí sinh và phụ huynh
Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng các tình nguyện viên vẫn nhiệt tình hướng dẫn và làm tốt nhiệm vụ. Có mặt tại điểm trường từ 5 giờ rưỡi sáng, các tình nguyện viên lập tức di chuyển về vị trí được phân công, túc trực đến hơn 13 giờ để giúp phụ huynh và học sinh trong công tác di chuyển, tìm đường.
Do có nhiều phụ huynh đến sớm nên dù mới 5 giờ rưỡi, nhóm tình nguyện viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã có mặt. Hào hứng, sôi nổi là tâm trạng chung của các tình nguyện viên khi đứng dưới nắng nóng giúp đỡ thí sinh.
Phát nước và chúc mừng thí sinh – THANH DUNG
Trương Trọng Lộc (sinh viên năm 3, ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) cho biết: “3 năm trước, tôi từng đi thi, gặp nhiều khó khăn, bất cập do không rành đường và được các anh chị hỗ trợ rất nhiều. Các anh chị từng cổ vũ tinh thần mình ngay lúc đó nên hôm nay, chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để hỗ trợ tinh thần cho thí sinh và phụ huynh”.
Đứng dưới nắng nóng, nhóm tình nguyện viên vẫn hăng hái làm công tác hỗ trợ, phát nước, chúc mừng, động viên để giúp thí sinh bớt căng thẳng sau giờ thi.
“Công việc tình nguyện cho tôi niềm vui”
Do thời tiết nóng bức, nhiều thí sinh và phụ huynh tỏ ra khá mệt mỏi. Tuy nhiên, các tình nguyện viên vẫn miệt mài công việc của mình, Nguyễn Thị Thùy Tiên (năm 2, ngành tài chính ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM) một tay cầm dù, một tay dẫn thí sinh sang đường vì mật độ xe cộ đông nghẹt khiến nhiều thí sinh không thể tự qua đường.
Video đang HOT
Ngoài lực lượng tình nguyện áo xanh của ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH cũng có đội tình nguyện riêng – THANH DUNG
“Dù trời khá nắng nhưng giúp được các em thì tôi sẵn sàng giúp. Công việc tình nguyện cho tôi niềm vui, nghe được những chia sẻ đầy khó khăn của mỗi phụ huynh khi đưa thí sinh lên đường đi thi mới nhận ra, mọi người rất quý những nhóm tình nguyện đã hỗ trợ nên tôi càng hạnh phúc hơn”, Tiên tâm sự.
Trở thành “tài xế” bất đắc dĩ
Làm tình nguyện đã 3 lần nhưng mỗi lần là mỗi cảm xúc khác nhau, Trọng Lộc cho biết chỉ cần còn là sinh viên, Lộc vẫn sẽ chọn công việc này trong mỗi mùa thi. “Nhìn có vẻ cực nhưng thật sự chúng tôi rất hào hứng, không khí náo nhiệt từ những đoàn xe và hàng trăm thí sinh giúp cho khu vực làng đại học trở nên tấp nập, rất ít khi chúng tôi thấy được cảnh tượng này nên cảm xúc hiện tại hào hứng lắm”, Lộc nói.
Một thí sinh nhầm lẫn giữa trường ĐH Công nghệ thông tin và trường ĐH Công nghệ và tình nguyện viên nhanh chóng làm “tài xế xe ôm” đưa thí sinh đến đúng địa điểm thi – THANH DUNG
Ngoài chỉ đường, hỗ trợ tinh thần, các tình nguyện viên còn kiêm “tài xế” chở những thí sinh lạc đường hay nhầm lẫn địa điểm thi. Theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều thí sinh nhầm lẫn giữa Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nhầm giữa cơ sở 1 và cơ sở 2 của các trường ĐH… nên tình nguyện viên nhanh chóng trở thành những “tài xế” tận tình đưa thí sinh đến đúng điểm thi.
Hạnh phúc cùng thí sinh và phụ huynh
Ngoài làm công tác hỗ trợ, nhóm còn trò chuyện, tâm sự để giúp phụ huynh bớt lo lắng cho con em mình. “Được nói chuyện, chia sẻ với phụ huynh, nhìn các em và gia đình vui vẻ, hạnh phúc sau giờ thi là niềm vui của nhóm khi làm tình nguyện. Dù trời có nắng, nhóm có mệt nhưng rất vui và hào hứng”, Ngọc Yến cho biết thêm.
Thành Công (áo trắng, đeo kính) hạnh phúc khi nhận được hỗ trợ từ tình nguyện viên – THANH DUNG
“Các thí sinh không được đem điện thoại vào phòng thi nên khi tan về, nhiều bạn không tìm được vị trí đón của gia đình, tình nguyện viên sẽ liên lạc giúp các bạn và phụ huynh. Chỉ cần nghe thí sinh nói đã hoàn thành tốt bài thi thì mệt nhọc hôm nay hoàn toàn xứng đáng”, Phạm Thị Như Ý ( sinh viên năm 3, ngành Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) chia sẻ.
Lê Thành Công (lớp 12C1, Trường THPT Bình An, Bình Dương) cho biết đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình từ các tình nguyện viên về khu thi, phòng thi, hay những thắc mắc về đường đi, các dãy giảng đường phức tạp cũng được anh chị tình nguyện “cầm tay chỉ đường”.
Ùn tắc ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM do thí sinh đổ về thi năng lực
Sáng 28/3, khoảng 19.500 thí sinh đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM dự thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi này dự kiến được công bố ngày 5/4.
6h30 sáng, rất đông thí sinh cùng phụ huynh từ các ngả đường đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM. Dòng xe lưu thông trước cổng trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) khá khó khăn.
Nhiều ôtô đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM dẫn đến cảnh ùn tắc hy hữu tại đây. Khu vực ùn tắc bắt đầu từ Thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM dẫn về ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Công nghệ Thông tin và ĐH Khoa học Tự nhiên.
Lo lắng trễ giờ, nhiều thí sinh xuống xe từ khu vực thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM, đi bộ tới trường thi. Tình trạng ùn tắc kéo dài 30 phút. TP.HCM là nơi có đông thí sinh nhất trong đợt thi này với 14 cụm, 35 điểm thi. Tổng số phòng thi gần 1.500 với khoảng 50.700 thí sinh. Riêng tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 19.500 thí sinh dự thi.
Lực lượng tình nguyện viên được bố trí dọc các tuyến đường dẫn đến điểm thi. Thí sinh được tình nguyện viên hướng dẫn cụ thể.
Một điểm đặc biệt của kỳ thi năm nay là bắt buộc thí sinh xuất trình bản in khai báo y tế tại điểm thi. Trước đó, tất cả thí sinh phải thực hiện khai báo y tế trong vòng 48h trước giờ thi. Sau khi khai báo, thí sinh phải in ra giấy để mang theo, bản in hợp lệ cần thể hiện rõ mã QR code, mã tờ khai và họ tên thí sinh. Nếu chưa thực hiện khai báo y tế trực tuyến, người thi sẽ phải thực hiện khai báo trực tiếp trước khi vào thi.
Tại điểm thi ĐH Khoa học Tự nhiên (cơ sở ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM), camera đo thân nhiệt tự động từ xa được bố trí ngay cổng ra vào để kiểm soát nhiệt độ tất cả thí sinh, phụ huynh, người làm công tác thi.
Thí sinh tranh thủ xem lại bài trước "giờ G". Trần Ca Chí Luân, học sinh trường THPT Bình An (Bình Dương), cho biết em đặt nhiều hy vọng vào kỳ thi lần này. Luân dự định sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển vào ĐH Kiến trúc TP.HCM. Đến nay, hơn 75 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển.
Mỹ Tâm và Cẩm Tuyền cùng ngụ tỉnh Bình Dương, đến dự thi sáng nay. "Đường xa nên chúng em tranh thủ đến sớm xem sơ đồ và danh sách phòng thi. Thủ tục thi được thực hiện khá nhanh, em được thầy cô và các anh chị tình nguyện viên hỗ trợ nên chúng cũng không quá bỡ ngỡ", Cẩm Tuyền chia sẻ.
Giám thị kiểm tra chứng minh nhân dân, tờ khai báo y tế của thí sinh trước khi vào phòng thi.
Thí sinh sẽ làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian 150 phút. Đề thi tích hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực như Tiếng Việt, Văn học, kiến thức tiếng Anh tổng quát, Toán học, lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Địa lý, Lịch sử).
Trường hợp thí sinh chưa khai báo y tế online hoặc không in ra giấy sẽ được giám thị phát tờ khai báo tại chỗ.
Kỳ thi lần này sẽ diễn ra đồng loạt tại 21 cụm thi với 65 địa điểm thi ở bảy địa phương, gồm: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Hơn 70.000 thí sinh xác nhận dự thi.
Thêm bốn chương trình của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt chuẩn AUN-QA Ngày 25-2, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa có thêm bốn chương trình đạt chuẩn AUN-QA. Nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, gồm chương trình: Khoa học vật liệu (Trường...