Hàng trăm tên lửa Đức tính gửi cho Ukraine đã hết hạn sử dụng
Đức đang lên kế hoạch chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không giúp Ukraine tăng cường năng lực quân sự.
Tuy nhiên, một số nguồn tin địa phương nói rằng, hàng trăm tên lửa trong số đó đã hỏng.
Nhiều nước cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine (Ảnh minh họa: Falcon).
Hãng thông tấn DPA ngày 3/3 dẫn nguồn tin của Bộ Kinh tế Đức cho biết, nước này đã nhất trí chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không vác vai Strela, sản xuất từ thời Liên Xô cho Ukraine.
Đây là loại tên lửa vác vai Strela sản xuất từ thời Liên Xô và được lấy ra từ kho dự trữ của quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) sau khi hai miền thống nhất năm 1990.
Richard Walker, tổng biên tập quốc tế của báo DW cho biết, Đức có thể nhanh chóng chuyển tên lửa Strela cho Ukraine do các tên lửa này hiện có sẵn. “Đây không phải là loại vũ khí phức tạp, chúng là loại vũ khí mà nhiều người trong quân đội Ukraine đều đã quen thuộc nhiều năm qua”, ông Walker nói.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin địa phương, một lượng lớn tên lửa đó có thể đã hỏng vì cất trong kho quá lâu.
Video đang HOT
Báo Der Spiegel và Bild của Đức dẫn nguồn thạo tin cho biết, khoảng 700 tên lửa có thể đã hỏng. Nguồn tin lưu ý, các tên lửa này có tuổi đời ít nhất 35 năm và bị cấm sử dụng vào năm 2012 do hiện tượng oxy hóa và các vết nứt nhỏ. Báo Der Spiegel cho hay hộp gỗ đựng các tên lửa này ẩm mốc đến mức các binh sĩ chỉ được phép vào kho khi có đồ bảo hộ phù hợp.
Giới chức Đức hiện chưa bình luận về những thông tin trên.
Strela là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có khả năng cơ động cao. Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.
Trước đó, chính phủ Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine 500 tên lửa đất đối không Stinger do Mỹ sản xuất và 1.000 vũ khí chống tăng.
Động thái trên thấy một bước ngoặt trong chính sách của Đức. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã loại trừ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, thay vào đó chỉ gửi mũ bảo hộ để hỗ trợ nước này.
Hiện giờ, ngoài việc cung cấp trực tiếp trang thiết bị quân sự cho Ukraine, Đức cũng bật đèn xanh cho Estonia chuyển giao pháo tự hành của nước này cho Ukraine. Đức cũng có kế hoạch xuất khẩu 14 xe bọc thép cho Ukraine. Đức là một trong nhiều quốc gia phương Tây đã cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.
Lý giải sự thay đổi này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết: “Trước cuộc tấn công của Nga, Ukraine phải có khả năng tự vệ. Do đó, chính phủ Đức cũng đang hỗ trợ Ukraine những khí tài cần thiết khẩn cấp”.
Nga tố cáo Ukraine dàn dựng vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân
Bộ Quốc phòng Nga tố cáo "lực lượng phá hoại" của Ukraine đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nhằm gắp lửa bỏ tay người.
Rạng sáng 4.3, giới chức Ukraine thông báo lực lượng Nga đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở thành phố Energodar, đông nam Ukraine.
Cuộc tấn công khiến một tòa nhà tập huấn cao 5 tầng gần đó bị cháy. Ukraine cáo buộc phía Nga cản trở lực lượng cứu hỏa.
Một tòa nhà gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị cháy. Ảnh REUTERS
Đến sáng cùng ngày, Ukraine thông báo đám cháy đã được dập tắt và các chỉ số phóng xạ ở mức an toàn.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga lại miêu tả diễn biến trái ngược. Theo ông Konashenkov, lực lượng Nga kiểm soát khu vực nhà máy từ ngày 28.2 và cơ sở này vẫn đang hoạt động bình thường, theo Sputnik.
Tuy nhiên, đêm qua, ông Konashenkov nói "nhóm phá hoại" của Ukraine đã thực hiện một hành động khiêu khích nghiêm trọng.
Người phát ngôn cho rằng vào lúc 2 giờ sáng, đội tuần tra di động của Vệ binh Quốc gia Nga đã bị một "nhóm phá hoại người Ukraine" tấn công.
Ông Konashenkov nói nhóm này đã nổ súng từ nhiều tầng của một tòa nhà tập huấn nằm bên ngoài nhà máy nhằm khiêu khích phía Nga đáp trả.
Đội tuần tra Nga bắn trả và "nhóm phá hoại" bỏ chạy khỏi tòa nhà, đồng thời châm lửa đốt cháy.
"Mục đích của hành động khiêu khích này là nhằm cáo buộc Nga tạo ra vụ nhiễm độc phóng xạ", ông Konashenkov nói.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế xác nhận không có vụ rò rỉ phóng xạ nào xảy ra sau sự cố và các hệ thống an toàn của 6 lò phản ứng không bị ảnh hưởng.
Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất tại châu Âu. Phía Ukraine ngày 4.3 xác nhận lực lượng Nga đang kiểm soát nhà máy này. Trước đó, phía Nga cũng kiểm soát nhà máy Chernobyl ở phía bắc Kyiv, nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986 và này không còn hoạt động.
Nga đe dọa quân tình nguyện nước ngoài tham chiến giúp Ukraine Bộ Quốc phòng Nga sẽ không xem lực lượng đó là tù binh chiến tranh nếu họ bị bắt trên chiến trường. Các binh sĩ Ukraine đốt lửa sưởi ấm tại vùng Luhansk vào ngày 3.3. Ảnh AFP Tờ The Washington Post ngày 4.3 dẫn lời phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này sẽ không xem...