Hàng trăm tay súng NTC bắn giết lẫn nhau tại Tripoli
Một cuộc đọ súng giữa hàng trăm binh sĩ ủng hộ chính phủ chuyển tiếp Libya đã diễn ra vào sáng sớm ngày 31/10 tại một bệnh viện ở Tripoli.
Đây được coi là cuộc đụng độ vũ trang lớn nhất giữa các tay súng cách mạng kể từ sau khi chế độ Muammar Gaddafi sụp đổ.
Theo Telegraph, cuộc đọ súng bắt đầu khi một nhóm dân quân từ thị trấn Zintan xông tới bệnh viện Trung ương ở Tripoli đòi giết một người đàn ông được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong đêm hôm đó và đã vấp phải sự ngăn cản của nhóm các lính gác thuộc Lữ đoàn Tripoli.
Cuộc đụng độ diễn ra từ lúc 1 giờ sáng cho tới bình minh ngày 31/10. Hai bên giao tranh ngay trước cửa bệnh viện và sảnh phía sau khiến các bác sĩ và bệnh nhân đều sợ hãi và phải chạy trốn. Cả súng máy và súng phòng không đã được cả hai bên đem ra sử dụng trong cuộc đụng độ trên.
Theo các nhân chứng, các tay súng tấn công bệnh viện có dấu hiệu say rượu và đến đòi giết người đàn ông trên vì biết rằng anh ta vẫn còn sống và đang được chữa trị thương tích. Các bác sĩ đã yêu cầu họ để bệnh nhân lại và một trong số các tay súng trên đã rút súng và bắt đầu bắn.
Cuộc tấn công đã khiến hai bệnh nhân lớn tuổi chết vì lên cơn đau tim, 1 tay súng thuộc Lữ đoàn Zintan và 1 người qua đường thiệt mạng, 7 tay súng thuộc Lữ đoàn Tripoli bị thương.
Cuộc đụng độ còn làm dấy lên mối lo ngại rằng không có ai kiểm soát hàng ngàn người đàn ông Libya đang sở hữu vũ trang tại Tripoli và sự yếu kém của chính phủ lâm thời Libya trong cuộc đấu tranh lập lại trật tự và an ninh tại thành phố này.
Theo Giáo Dục VN
Một cuộc chiến quá đắt
Cuộc chiến tranh gây tranh cãi và tốn kém của NATO tại Libya đã chính thức khép lại sau khi Hội đồng NATO tuyên bố chấm dứt "Chiến dịch Người bảo vệ thống nhất" (OUP) kể từ ngày hôm nay (31-10).
Cuộc chiến tại Libya tiêu tốn hàng tỷ USD của NATO
Từ khi cuộc chiến nhằm vào Libya bắt đầu đêm 19-3 bằng chiến dịch "Bình minh Odyssey" đến ngày ông Gaddafi bị sát hại, máy bay chiến đấu của liên quân NATO đã thực hiện tổng cộng 26.089 lượt xuất kích, tiến hành 9.618 cuộc không kích. Trong đó riêng máy bay Mỹ thực hiện 7.725 lượt xuất kích, 1.845 cuộc tấn công chưa kể những cuộc tấn công trong ngày đầu bằng hàng trăm tên lửa Tomahawk trị giá hàng triệu USD mỗi quả.
Tính ra cái giá mà liên quân NATO phải trả cho cuộc chiến lật đổ chế độ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi kết thúc bằng chiến dịch OUP không hề rẻ. Dù cuộc chiến chỉ kéo dài có 7 tháng 12 ngày song cũng đã tiêu tốn của các thành viên liên minh quân sự này tới hàng tỷ USD trong bối cảnh chi tiêu ngân sách đang hết sức eo hẹp do cuộc khủng hoảng nợ hoành hành dữ dội từ Mỹ sang châu Âu.
Theo thống kê chưa đầy đủ tới tháng 9 vừa qua, chỉ riêng nước Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến Libya khoảng 2 tỷ USD, theo như lời của Phó Tổng thống nước này Joe Biden. Song chắc chắn tổng chiến phí của Mỹ tại Libya sẽ bị đội lên rất nhiều bởi hiện vẫn chưa tính tới chi phí thông qua Bộ Ngoại giao, Cục tình báo Trung ương (CIA) và các cơ quan khác liên quan thuộc chính quyền Mỹ.
Tổng chi phí của hàng chục thành viên NATO khác cũng không hề thua kém Mỹ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet, tổng chi phí cho cuộc chiến Libya của nước này lên tới 320 triệu euro tính đến ngày 30-9, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox thừa nhận Anh tốn hơn 40 triệu bảng (64 triệu USD) mỗi tháng cho hoạt động quân sự ở Libya.
Tốn kém là một chuyện, NATO và các nước thành viên chịu không ít tai tiếng khi được cho là lợi dụng Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ để phát động cuộc chiến tại Libya. Bom đạn của NATO đã đóng vai trò quyết định hậu thuẫn lực lượng Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) lật đổ chính quyền ông Gaddafi, song cũng tàn phá đất nước cũng như làm thiệt mạng không ít thường dân Libya vô tội.
NATO đã đạt được mục đích của mình trong cuộc chiến Libya khi lật đổ chế độ và tiêu diệt được ông Gaddafi nhưng chừng đó chưa đủ để đảm bảo cho đất nước này có thể có ngay hòa bình và an ninh. Việc NTC kêu gọi NATO tiếp tục chiến dịch quân sự tại Libya cho thấy chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này đang lo ngại không kiểm soát được tình hình tại đất nước có rất nhiều nhóm vũ trang cũng như các bộ lạc chống lẫn nhau.
Điều đáng nói nữa là vừa lật đổ chế độ Gaddafi thì các thành viên NATO cũng là các quốc gia phương Tây đã lại phải e ngại với chủ nhân mới tại Libya. Ngay trong tuyên bố giải phóng Libya khỏi chế độ Gaddafi, chính quyền mới đã đặt vấn đề áp dụng luật Hồi giáo, trong đó có điều khoản cho phép đa thê, trước khi đề cập tới các vấn đề an ninh và giáo dục vốn cấp thiết hơn rất nhiều.
Khép lại một cuộc chiến song chưa phải vì thế mà có thể chấm dứt mối lo của NATO và phương Tây.
Theo ANTD
Cải tiến lùi, NTC đưa phụ nữ Libya về kiếp chồng chung Phụ nữ Libya mới đây đã bày tỏ bất mãn với Chủ tịch NTC trong việc khôi phục chế độ đa thê vốn đã bị loại bỏ từ lâu ở đất nước này. Chủ tịch NTC Abdul Jalil hôm 24/10 đã tuyên bố sửa đổi Luật gia đình hiện tại của chính quyền Gaddafi để áp dụng luật mới "đúng truyền thống Hồi...