Hàng trăm phụ huynh “quây”, tố trường làng lạm thu gần 8 triệu đồng trước khai giảng
Chiều 4/9, ngay trước ngày khai giảng, hàng trăm phụ huynh Trường tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) đã đồng loạt đứng dậy phản đối cuộc họp đầu năm do nhà trường tổ chức đột xuất. Nhiều người lao lên phòng họp Hội đồng, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường tôn trọng và trả lời phụ huynh vì khoản thu lên tới gần 8 triệu đồng/học sinh đầu năm.
Bức xúc vì nhiều khoản thu chưa hợp lý
Mặc dù cuộc họp phụ huynh đột xuất được nhà trường thông báo diễn ra vào 16h chiều 4/9 nhưng đầu giờ chiều, nhiều phụ huynh đã bức xúc, tụ tập ngay cổng trường.
“Hầu hết phụ huynh đều bức xúc mấy hôm nay. Chúng tôi không thể đồng ý vì một trường làng lại có thể thu đầu năm tới 8 triệu đồng mỗi học sinh.
Một số khoản cao hơn so với các trường trên địa bàn. Đặc biệt, các khoản này đều không có phiếu thu mà chỉ là kí tên vào danh sách”, chị K. C, phụ huynh học sinh đang học lớp 2 của trường cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, chị L.T.H cho biết, các khoản thu năm nay được giáo viên chủ nhiệm phát đến tay phụ huynh gồm: Tiền lớp chất lượng cao 600.000 đồng, bảng tính thông minh 650.000 đồng, học hè 800.000 đồng, Tiếng Anh tăng cường 1.170.000 đồng… Tổng cộng các khoản tiền phải nộp đầu năm lên đến hơn 8 triệu đồng/học sinh.
Phụ huynh đang trao đổi về khoản thu gần 8 triệu đồng, trong đó nhiều khoản chưa hợp lý. (Ảnh: Mỹ Hà).
Cũng theo chị H., phụ huynh không đồng tình với một số khoản như tiền học hè. Với họ, số tiền 800.000 đồng cho một tháng không hợp lý. Theo tìm hiểu của nhóm phụ huynh, khoản tiền này ở các trường lân cận trên địa bàn như: Trường Song Phương 500.000 đồng, trường Tiền Yên 750.000 đồng, Trường Trạm Trôi 680.000 đồng.
“Họ không đồng tình với việc thu khoản máy chiếu và máy tính bảng thông minh vì trong cuộc họp năm ngoái, cha mẹ học sinh không đồng ý áp dụng. Nhà trường không có quyền áp đặt phụ huynh ký, để con họ thử nghiệm chương trình này.
Việc đăng kí tham gia hoạt động trông giữ ngoài giờ lên lớp được nhà trường huy động “tự nguyện” bằng cách soạn sẵn đơn để phụ huynh kí”, chị H. cho hay.
Còn theo chị K.C, khoản tiền đồng phục và phí vệ sinh gây bức xúc khi có thông tin nhà trường yêu cầu đổi mẫu mã, màu sắc của đồng phục (phụ huynh cho rằng đồng phục năm ngoái vẫn dùng được) và dù đóng 90.000 đồng/em phí vệ sinh, nhà vệ sinh vẫn bẩn, các em không dám đi.
Hàng nghìn phụ huynh có mặt trong chiều 4/9 đã đồng loạt đứng dậy phản đối khi Hiệu trưởng nhanh chóng rời bục giảng và chưa lắng nghe ý kiến của phụ huynh (Ảnh: Mỹ Hà).
Về khoản đồng phục, chị H. nói thêm hai vợ chồng đều làm công ăn lương, nuôi hai con đi học. Thấy đồng phục cũ của con còn dùng được, chị không mua mới. Giáo viên chủ nhiệm đã trực tiếp liên hệ, thuyết phục chị mua để “lấy chỉ tiêu”.
Phụ huynh cũng cần nhà trường giải thích trong số 16 khoản thu, khoản nào là quy định của bộ, khoản nào do trường lớp đề ra. Nếu do trường, lớp đề ra, trường đã nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh chưa và đồng thời phải có hóa đơn.
Hiệu trưởng “thoái lui” phụ huynh
Tại cuộc họp phụ huynh được Nhà trường tổ chức ở sân Trường tiểu học Sơn Đồng chiều 4/9, bà Nguyễn Kim Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Đồng giải thích, trên các trang mạng xã hội hiện đang có những thông tin sai lệch về các khoản thu đầu năm học. Với tư cách là Hiệu trưởng, bà Oanh cho biết, các khoản thu được đăng tải trên mạng không đúng so với dự kiến của nhà trường.
“Các khoản thu này sẽ được tiến hành theo 4 bước nhưng hiện tại, nhà trường đang mới tiến hành đến bước thứ 2 đó là lấy ý kiến của phụ huynh học sinh. Sau bước này, nhà trường mới tiến hành tập trung toàn bộ các ý kiến của phụ huynh từ 30 biên bản họp phụ huynh của 30 lớp.
Mặc dù cuộc họp đã tan từ lâu nhưng hàng trăm phụ huynh không ra về, họ nắn lại để yêu cầu hiệu trưởng trả lời cụ thể. (Ảnh: Mỹ Hà).
Hiện chúng tôi đang tập trung cho lễ khai giảng nên chưa có câu trả lời cho phụ huynh. Sau khai giảng, chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến của phụ huynh học sinh, sau đó báo cáo và được các cấp phê duyệt, nhà trường sẽ niêm yết công khai các khoản thu công khai này ở cổng trường 2 tuần. Sau đó phụ huynh học sinh sẽ nhận được thông báo các khoản thu theo tháng hoặc theo năm”, bà Oanh cho hay.
Cũng theo bà Oanh, phụ huynh không nên hoang mang vì các thông tin ở trên mạng xã hội bởi việc đưa các thông tin sai lệch trên mạng xã hội với các bình luận, bà nhận thấy chưa đúng.
Sau khi kết thúc bài phát biểu, một đại diện cho phụ huynh đứng dậy để có ý kiến về điều này, bà Oanh đã vội vã bước khỏi bục sân khấu và yêu cầu các giáo viên về phòng họp Hội đồng.
“Chúng tôi đã rất yên lặng nghe Hiệu trưởng nói cả buổi, nhưng Hiệu trưởng không nghe chúng tôi. Tôi nghĩ, Hiệu trưởng đã không tôn trọng phụ huynh, không cho phụ huynh được trình bày ý kiến”, một phụ huynh bức xúc nói.
Các khoản thu mà phụ huynh cho là quá cao và không hợp lý với gần 8 triệu đồng, chưa kể tiền tin học. (Ảnh: Mỹ Hà).
Do bức xúc trước khoản thu lên đến gần 8 triệu đồng, trước đó, chị H. và một số phụ huynh cũng đăng bài lên mạng xã hội với hy vọng trường đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, thay vì trả lời ý kiến của cha mẹ học sinh, một giáo viên đến nhà gặp, đề nghị gỡ bài vì ảnh hưởng uy tín tập thể và giáo viên nhà trường.
Chị H. cho biết thêm, hôm qua (ngày 3/9), nhiều cha mẹ học sinh lớp con chị đã tự họp, nêu các thắc mắc và sẽ gửi lên trường để giải quyết. Họ cũng nhờ luật sư tư vấn đề tìm ra câu trả lời hợp lý.
Phụ huynh “tố” nhiều khoản thu gần chục triệu đồng ở trường làng Sơn Đồng
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Họp phụ huynh đầu năm: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp "đòi nợ thuê"?
Không chỉ phụ huynh sợ họp đầu năm, mà giáo viên cũng không mặn mà, vui vẻ gì với chuyện nhắc phụ huynh về các khoản thu. Có thầy cô ước ao: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp "đòi nợ thuê"?
Làm xấu đi hình ảnh người thầy
Đầu năm học mới, câu chuyện tiền trường lại làm đau đầu cả phụ huynh và giáo viên. Nhiều giáo viên tâm sự, cuộc họp đầu năm thầy cô cũng muốn không khí được vui vẻ, tránh nhắc đến chuyện tiền nong. Nhưng khổ nỗi, giáo viên được nhà trường giao nhiệm vụ giải thích, vận động phụ huynh về các khoản thu đầu năm. Thậm chí, nhiều trường còn nhờ giáo viên thu hộ nhiều khoản tiền.
Vì thế, hầu như giáo viên nào cũng phải đưa nội dung "bàn chuyện thu-chi" vào buổi họp phụ huynh đầu năm học. Điều này có thể khiến phụ huynh có ấn tượng không tốt.
Từng là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên tại Hà Nội) đã đưa ra thông điệp "Xin hãy giải phóng cho giáo viên chủ nhiệm khỏi kiếp nợ nần" nhận được ủng hộ của nhiều thầy cô.
Thầy Tùng nói mình rất sợ việc thu tiền và "100% số thầy cô giáo được hỏi cũng sẽ có nỗi sợ hãi giống như vậy".
Giáo viên Trần Mạnh Tùng.
Lý do thầy Tùng đưa ra là: "Việc giáo viên chủ nhiệm phải thu các loại tiền làm mất nhiều thời gian chuyên môn và đặc biệt, làm giảm hình ảnh thầy cô trong học trò và phụ huynh, ngày càng không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp hiện nay...
Rất nhiều giáo viên chủ nhiệm đã phải tranh thủ giờ dạy của mình hoặc giờ dạy của đồng nghiệp để vào lớp thu tiền. Giáo viên khó tập trung chuyên môn khi liên tục phải hối thúc học sinh đóng các khoản phí, trong cặp thì tả pí lù các loại bảng kê, danh sách thu tiền...
Một đồng nghiệp của tôi bức xúc: Đó không phải là chuyên môn, cũng không phải là trách nhiệm của người thầy. Đừng để người thầy vừa đứng lớp rao giảng đạo đức rồi sau đó phải canh phụ huynh, học sinh để... đòi tiền.
Một đồng nghiệp khác lại chua chát: Trường sư phạm nên có thêm môn học hoặc phần bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính, đòi nợ cho giáo viên".
Việc các trường học hiện nay yêu cầu giáo viên nhắc phụ huynh việc đóng tiền đã đẩy giáo viên thành chủ nợ bất đắc dĩ của phụ huynh và là con nợ của nhà trường.
Bao giờ thu-chi trong trường học được minh bạch?
Theo thầy Trần Mạnh Tùng, hiện nay nhiều địa phương như TPHCM, Khánh Hòa và trường tư thục tiến bộ... đã tiên phong "cởi trói" cho giáo viên bằng cách yêu cầu nhà trường minh bạch thu chi các khoản đóng góp đầu năm học.
Ở những địa phương này, giáo viên không được trực tiếp thu tiền từ học sinh, không được nhắc học sinh, phụ huynh việc nộp các khoản tiền.
Mọi khoản thu-chi nhà trường sẽ thông báo bằng văn bản cho phụ huynh. Cha mẹ sẽ đóng tiền ở bộ phận tài chính, kế toán có biên lai thu tiền, chứ không phải thông báo miệng ở lớp, đóng tiền không có biên lai. Việc này sẽ tránh phần nào nạn lạm thu trong trường học, cũng như giải tỏa áp lực, bức xúc cho cả giáo viên và phụ huynh.
Đồng quan điểm, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng cho rằng, chức năng của giáo viên là dạy học, không phải là người vận động thu tiền. Cần minh bạch hóa các khoản tiền trường để phụ huynh nắm bắt, đồng thời không nên đưa công tác tài chính thu tiền để đánh giá thành tích, thi đua của nhà trường hay giáo viên. Ông sợ nhất các trường "ngại" và không muốn minh bạch.
BÍCH HÀ
Theo laodong.vn
Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng về việc phụ huynh tụ tập tại trường Tiểu học Sơn Đồng Chiều 4/9, nhiều phụ huynh học sinh tụ tập tại trường Tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội do không đồng tình với những khoản thu đầu năm học được nhà trường đưa ra. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo làm rõ sự việc. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến. Thông tin với...