Hàng trăm người phá mỏ titan, 11 cảnh sát bị thương
Nhiều người được nhà chức trách cho là có hành động quá khích, cướp 200 triệu đồng, máy tính đập phá nhiều thiết bị, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo, vật dụng của công nhân.
Công an Quảng Ngãi lập biên bản tại hiện trường mỏ titan ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị đập phá. Ảnh: Trí Tín.
Trong đêm 22 và 23/1, hàng trăm người được cho là kéo đến lán trại tạm mỏ titan của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi (ở thôn Châu Me, xã Bình Châu) phá hoại, cướp tài sản.
Cho rằng dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt, họ cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều người được nhà chức trách cho là đã có hành động quá khích, cướp đi 200 triệu đồng (tiền mặt dùng trả lương cho nhân công và chuẩn bị cho lễ khởi công), máy tính đập phá nhiều thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo của công nhân. Ước tổng thiệt hại ban đầu hơn 730 triệu đồng.
Cảnh sát tới hiện trường giải quyết vụ việc đã bị đám đông tấn công. 11 chiến sĩ bị thương, trong đó 2 trường hợp phải nhập viện cấp cứu.
Trước diễn biến phức tạp của vụ việc, chiều 24/1, sau cuộc họp khẩn với các ngành chức năng, để tạm thời giải tỏa “điểm nóng”, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động một tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
Người dân kéo đến dự án khai thác titan. Ảnh: Trí Tín.
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh khẳng định, vị trí khai thác thí điểm mỏ titan nằm trong quy hoạch cảng Dung Quất 2, Khu kinh tế Dung Quất mở rộng đã được Thủ tướng phê duyệt. Việc cấp phép khai thác tận thu titan ở khu vực này là phù hợp với quy hoạch, tránh lãng phí tài nguyên.
Chiều 25/1, trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Sang (Trưởng công an huyện Bình Sơn) cho biết, cơ quan điều tra khởi tố vụ án để điều tra 4 hành vi: Gây rối trật tự công cộng, Phá hoại, Cướp tài sản và Chống người thi hành công vụ.
Cơ quan công an nhận định nhiều khả năng một nhóm người đã đứng ra xúi giục, kích động việc cản trở dự án. “Công an đang truy bắt những kẻ cầm đầu”, ông Sang nói.
Thiết bị khai thác titan của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi bị đập phá. Ảnh:Trí Tín.
Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi thăm dò, tìm kiếm và thu gom nguyên liệu khoảng sản trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, doanh nghiệp được khai thác quặng titan tại xã Bình Châu (Bình Sơn) trên diện tích 78 ha. Theo giấy phép, trong 5 năm, công ty khai thác khoảng 9.000 tấn mỗi năm với tổng doanh thu hơn 118 tỷ đồng.
Sau một tháng đưa phương tiện, máy móc đến dựng lán trại ở công trường, trong 5 ngày (25/5 đến 30/5/2009), hàng chục người dân kéo đến hiện trường ngăn cản, rượt đuổi công nhân. Dự án bị đình trệ. Tháng 11/2011, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục cho phép doanh nghiệp triển khai thực hiện khai thác thí điểm quặng titan với 6,8ha trong tổng số 78 ha (đã cấp phép năm 2009), nhưng người dân địa phương vẫn không đồng tình.
Theo VNE
Phớt lờ quy định, một nhà máy vô tư xả thải ra môi trường
Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không thể sử dụng được, khói bụi và những nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt khác của người dân bị đe doạ từ quá trình xả chất thải ra môi trường từ nhà máy Chế biến nhựa thông Quảng Bình, ở tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Quảng Bình.
Người dân bức xúc
Mặc dù đã đào 3 cái giếng ở các địa điểm khác nhau nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm, ở tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Quảng Bình chỉ sử dụng được để rửa chén và giặt áo quần. Bởi nước bị váng phèn, có vị lạ khiến gia đình bà không dám sử dụng và trong một thời gian dài đành phải đi xin nước từ nơi khác về sử dụng. Sau nhiều lần kiến nghị, gia đình bà Cẩm được nhà máy Chế biến nhựa thông Quảng Bình "ưu ái" cấp một đường ống dẫn nước sạch từ trong nhà máy ra cho gia đình sử dụng sinh hoạt hằng ngày.
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng vì "ý thức lợi nhuận" của doanh nghiệp
Không chỉ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm mà hàng ngày gia đình bà Cẩm luôn phải chịu ảnh hưởng mùi hôi nồng nặc từ những bể nước thải chỉ cách nhà bà vài ba bước chân. "Trời nắng mùi hôi bốc lên nồng nặc hết sức khó chịu, còn đến mùa mưa nước thải từ các bể chứa chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hay trồng rau xanh là điều không thể", bà Cẩm bức xúc nói.
Mặc dù đã đào 3 cái giếng nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm
chỉ dám sử dụng để rửa chén bát và giặt áo quần
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Thao, ở tổ 8, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới mặc dù đã ở cách xa khu vực nhà máy hơn 500m, nhưng vẫn không tránh khỏi vì sự ảnh hưởng từ việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy này. Ông Thao bức xúc khi tiếp chuyện với chúng tôi: "Thường họ hay đốt nhựa thông, đốt các chất thải thì khói nó bay lên đục ngầu cả vùng. Còn nước thải từ nhà máy theo dòng chảy về khu vườn của dân làm cá chết hàng loạt, cây cối hoa màu bị ảnh hưởng gây thất thu nặng nề về kinh tế, gia đình sử dụng nguồn nước được dẫn từ đập Phù Vinh về nhưng từ khi Nhà máy xả thải nước có màu đen xì, bóc mùi hôi thối không thể sử dụng được. Gia đình tui nuôi gà, vịt nhưng vài hôm lại có con chết".
Nhà máy phớt lờ quy định
Không có giấy phép xả thải, thải chất thải rắn không đúng nơi quy định về bảo vệ môi trường... Đó chính là kết quả từ cuộc kiểm tra ngày 9-12, của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT và chức vụ, CATP Đồng Hới đối với Công ty cổ phần chế biến nhựa thông Quảng Bình.
Khu bể chứa nước thải không có mái che, chỉ xử lý bằng cách
lắng lọc tự nhiên và được xả thẳng ra môi trường
Theo kết quả kiểm tra thực tế thì hầu như nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nhựa và tách nước từ các giai đoạn chế biến, khoảng 10-15m3/ngày. Nước thải từ quá trình sản xuất được dẫn theo các rãnh thoát về 3 bể chứa bằng xi măng. Tại đây, nước thải chỉ được xử lý bằng phương pháp tùy nghi lắng lọc tự nhiên theo 3 ống dẫn được kết cấu dạng ống xi phông đặt cách mặt bể 30cm chảy qua 3 bể còn lại và sau đó được thải ra trực tiếp môi trường bên ngoài.
Nhà máy có xây dựng mương thoát nước mưa bao quanh 2 bể lớn chứa nước thải, tuy nhiên lại có cửa thông được ngăn với bể chứa nước thải bằng một tấm sắt và có thể dễ dàng tháo gỡ bất cứ lúc nào để cho nước thải xả trực tiếp ra bên ngoài khi không có lực lượng kiểm tra. Cạnh đó là bãi đất trống được nhà máy sử dụng làm điểm tập kết những chất thải rắn, nằm ngay sát con đường liên thôn, không có mái che, nền lót, tường rào bao quanh. Với lượng rác lớn, chứa lâu ngày kết hợp với mưa thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Đây chính là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước giếng của những người dân sống xung quanh Nhà máy.
Với tấm chắn này nhà máy có thể dễ dàng tháo nước thải
xả trực tiếp ra môi trường
Mặc dù vậy đại diện lãnh đạo nhà máy vẫn cho rằng những chất thải từ nhà máy không hề gây ô nhiễm và đó cũng chính là lý do nhà máy phớt lờ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất.
"Về giấy phép quyết định xả nước thải ra môi tường thì từ xưa đến nay chúng tôi cũng chưa được biết. Nhưng nước thải của tôi xả ra là đảm bảo môi trường, bởi trước đây nhiều đoàn công tác tới kiểm tra không thấy họ nhắc tới vấn đề này nên chúng tôi nghĩ hoạt động xả thải của mình là đúng quy định. Đến hôm nay mới rõ được sai phạm...", ông Dương Văn Mẫu - Giám đốc CTCP chế biến nhựa thông Quảng Bình phân trần.
Ông Dương Văn Mẫu - Giám đốc CTCP chế biến nhựa thông Quảng Bình (bên phải)
Sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vì lợi nhuận và thậm chí là thái độ coi thường pháp luật của các doanh nghiệp đã và đang từng ngày huỷ hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người
Theo ANTD
4 ngày đêm lẩn trốn của kẻ đánh chết vợ Sau khi đánh vợ, Thuận đạp xe đến khu vực núi Đồi cách nhà 1 km uống thuốc độc tự tử nhưng không chết. Suốt 4 ngày đêm lẩn trốn, người chồng vũ phu ngủ ở nghĩa địa và hái trộm chuối xanh ăn cầm hơi. Ngày 3/12, Công an Quảng Ngãi đã bắt được Trương Văn Thuận khi đang lẩn trốn tại...