Hàng trăm người dùng thử kính tỷ đô Oculus tại Việt Nam
Rất nhiều người đã tham gia buổi trải nghiệm chiếc kính đang thu hút sự chú ý lớn hiện nay là Oculus Rift tại Hà Nội chiều ngày 7/4.
Sau khi Facebook bất ngờ mua lại công ty Oculus của Palmer Luckey (mới 21 tuổi) với giá 2 tỷ USD, sản phẩm Oculus Rift của công ty này lập tức được gán tên “chiếc kính tỷ đô”.
Từ ngày 7 đến 12/4, Công ty IDT, Dự án Học Làm Giàu và Redstack Việt Nam đã đưa chiếc kính độc đáo này về Việt Nam. Japri Maming, CEO của Redstack Singapore (ảnh trên) cho biết Oculus Rift hiện mới chỉ là bản thử nghiệm và trong tương lai, sản phẩm sẽ được cải tiến, nâng cấp thêm nhiều tính năng vượt trội, đem đến những trải nghiệm mà không công nghệ nào trước đó làm được.
Từ 13h30 ngày 7/4, rất nhiều người, đa phần là nam giới, đã xếp hàng tại công ty IDT để chờ trải nghiệm kính. Do số lượng khá đông nên mỗi người chỉ có thể dùng thử trong 2-3 phút.
Phải đến tháng 7, Oculus Rift, còn gọi là kính thực tế ảo (virtual Reality – VR), mới có phiên bản thương mại. Bản Development Kit được mang đến Việt Nam khá to với 2 màn hình 1.080 x 1.920 pixel. Các ống kính phía trên màn hình sẽ làm nhiệm vụ tạo hình ảnh 3D. Cảm biến sẽ theo dõi động tác của người dùng như nghiêng đầu, đổi hướng nhìn… để điều chỉnh hình ảnh cho phù hợp.
Khi đeo kính, người dùng sẽ như được hòa mình vào không gian 3D với góc nhìn rộng 110 độ (trong khi màn hình máy tính chỉ 45 độ). Họ có thể xoay đầu để chuyển góc nhìn sang hướng khác, như thể đang quan sát hình ảnh trong đời thực.
Video đang HOT
Thực tế ảo VR là một hệ thống mô phỏng, tạo ra một thế giới “như thật”. Thế giới nhân tạo này không tĩnh tại, mà lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn của người sử dụng (nhờ hành động, lời nói….) theo thời gian thực (real-time interactivity). Mark Zuckerberg, CEO Facebook, tin rằng: “Di động là nền tảng ngày nay, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho công nghệ của tương lai. Oculus có thể tạo ra nền tảng xã hội phổ biến nhất từ trước đến nay, thay đổi cách chúng ta làm việc, giải trí và giao tiếp”.
Những người tham gia tỏ ra rất hào hứng khi tiếp cận công nghệ mới. Đa số chia sẻ cảm giác chóng mặt khi sử dụng kính. Tuy chất lượng của hình ảnh nhìn qua kính chưa nét, đa số đều tỏ ra tin tưởng vào những cải tiến tương lai của sản phẩm.
Trong số những người tham gia, có rất nhiều bạn nữ.
Một bạn trẻ đang say mê trải nghiệm thế giới 3D của kính Oculus Rift, như quên cả thế giới bên ngoài.
Thậm chí, cả “bà bầu” cũng không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận Oculus Rift. Chị cho biết khi đeo kính, chị như bước vào thế giới 3D sinh động, dù cảm giác hơi choáng váng và như thể mình đang đi giật lùi.
Kính thực tế ảo không chỉ thu hút giới trẻ mà cả những người cao tuổi.
Bác Thiện, 65 tuổi ở Hà Nội, cho hay bác rất tò mò về chiếc kính cũng như những gì sản phẩm sẽ làm được trong tương lai, như chơi game, giúp người dùng ngồi một chỗ cũng có thể đi “tham quan” toàn bộ một nhà máy rộng lớn. Khác với các bạn trẻ trong chương trình, bác khẳng định: “Tôi không thấy chóng mặt chút nào”.
Theo VNE
Facebook phải bỏ giao diện "lung linh" vì Netbook?
Hồi năm ngoái, Facebook từng thông báo hãng sẽ thiết kế lại giao diện tin tức (News Feed) của mình và thay đổi này đem tới cho người dùng những bức ảnh hiển thị với kích cỡ lớn hơn.
Giao diện thiết kế của Facebook một năm trước
Tuy nhiên, cải tiến về giao diện trên chưa bao giờ "ra mắt chính thức", vì chỉ một phần nhỏ người dùng được sử dụng giao diện mới, phần còn lại vẫn ở lại với giao diện cũ.
Vào hồi đầu năm nay, Facebook lại tiếp tục đem đến cho các tín đồ của mình một giao diện hoàn toàn mới và ra mắt "công bằng hơn" với tất cả mọi người, đó chính là giao diện như chúng ta thấy hiện nay.
Giao diện News Feed phổ biến như chúng ta thấy ngày nay
Vậy, tại sao mạng xã hội lớn nhất thế giới lại bỏ công cải tiến giao diện nguyên bản năm 2007 của mình? Theo Dustin Curtis, một blogger công nghệ cho biết ông từng được nghe các nhân viên của Facebook kể rằng, giao diện thiết kế bắt mắt cùng với những bức ảnh "quá khổ" đã thu hút sự chú ý của người dùng nhiều tới mức họ không quan tâm tới những phần còn lại trong trang tin tức, và điều này gây bất lợi đối với hình ảnh quảng cáo.
Tuy nhiên, nhân viên thiết kế sản phẩm của Facebook - bà Julie Zhou đã lên tiếng phủ nhận những thông tin của Curtis và cho rằng lý do Facebook sử dụng giao diện kiểu cũ chính là vì hầu hết các Facebooker hiện nay vẫn dùng những chiếc máy tính cũ có màn hình hơi khiêm tốn. Đối với họ, thiết kế giao diện cũ vẫn phù hợp với máy của họ hơn giao diện "ảnh to" mà Facebook từng sử dụng một năm về trước.
Julie Zhou - nhân viên thiết kế sản phẩm của Facebook
Bà viết:
Trong khi tôi (và cũng có thể cả bạn nữa) hiện đang sử dụng những chiếc máy tính màn hình phẳng có độ phân giải cao với kích cỡ 27" thì nhiều người khác trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận chúng. Những chiếc màn hình độ phân giải thấp, kích thước nhỏ vẫn phổ biến hơn màn hình phân giải cao của Apple hay Dell. Và giao diện chúng tôi từng thử nghiệm [một năm trước] không hoạt động hiệu quả trên những chiếc Netbook 10". Chưa kể, vẫn còn nhiều người hằng ngày lướt web hay truy cập Facebook nhờ vào những chiếc máy bàn mà không có smartphone hay máy tính bảng. Cuộn trang bằng những cú click chuột hay kéo thanh cuộn bên góc màn hình vẫn phổ biến bởi vì không phải ai cũng có thanh cuộn cảm ứng trên trackpad hay thậm chí là con chuột có nút cuộn (scroll wheel). Nếu chúng ta càng phải cuộn trang nhiều thì trang web càng khó sử dụng. Có thể họ không phải là những người được tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất hay sử dụng những thiết bị tối tân như chúng ta thường thấy, nhưng chúng tôi vẫn muốn chất lượng trải nghiệm của họ phải được đảm bảo.
Ngoài ra, bà Zhou cũng cho biết nhiều cuộc thử nghiệm đã chỉ ra Facebook thu được nhiều lợi nhuận hơn trên giao diện "ảnh to" nhưng chúng cũng tồn tại một mặt hạn chế về khả năng chia sẻ nội dung, đăng nhận xét hay tham gia vào hội, nhóm của người sử dụng.
Theo người viết, lý giải của nữ nhân viên Facebook hoàn toàn hợp lý và có vẻ như, Facebook đã làm được một điều đúng đắn. Điều thú vị ở đây chính là Facebook vẫn dành một sự quan tâm nhất định đối với người dùng, đặc biệt là các khách hàng ở những quốc gia có điều kiện khoa học và kinh tế chưa phát triển. Nhưng về lâu dài, điều đó có thể khiến hãng khó phát triển theo hướng hiện đại hóa và nó cũng tạo điều kiện cho các startup nhỏ hơn tăng trưởng nhanh hơn, nhất là khi họ không phải lo cho hàng tỷ người dùng ở các quốc gia chưa phát triển.
Facebook vẫn dành sự quan tâm nhất định đối với người dùng ở các quốc gia khác nhau
Mark Zuckerberg nhận thức được điều này và đó là lý do tại sao anh phải tiếp cận các thị trường mới và triệt tiêu các đối thủ tiềm năng bằng cách mua lại như Instagram, WhatsApp hay Oculus.
Theo Businessinsider
Hình dung việc xem Facebook qua nền tảng tỷ đô Oculus Facebook đã chi 2 tỷ USD để mua lại công ty sản xuất thiết bị thực tế ảo Oculus VR với tham vọng biến nó trở thành nền tảng kế tiếp sau desktop và smartphone. Thiết bị Oculus Rift khá phổ biến trong giới chơi game, nhưng Facebook không mua sản phẩm này để tham gia vào thị trường game mà họ đang...