Hàng trăm học sinh, sinh viên hào hứng “đi tìm” con đường du học Anh
Những chia sẻ của chuyên gia, cựu du học sinh… đã giúp cho học sinh, sinh viên cập nhật thêm nhiều tin tức, thông tin về nền giáo dục tốt bậc nhất châu Âu.
Ngày 3/12, Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh VNUK (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức chương trình “Hành trình giáo dục và Công nghệ Vương quốc Anh”.
Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam chia sẻ về bí quyết du học Vương quốc Anh. Ảnh: AN
Đây là chương trình nhằm giúp cho các bạn học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng tiếp cận được với những thông tin mới nhất về nền giáo dục tại Vương quốc Anh, học bổng chính phủ Chevening và các cơ hội việc làm tại các công ty công nghệ hàng đầu tại Anh.
Tham dự chương trình có ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam, bà Mai Thu Hà, Quản lý Học bổng Chevening, Đại sứ quán Anh, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hương – Viện trưởng VNUK.
Theo Tiến sĩ Hương, Viện ra đời dựa trên sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh Quốc hướng đến việc thành lập và phát triển trường Đại học Quốc tế Việt – Anh tại thành phố Đà Nẵng.
Mục đích là nhằm tiếp thu tinh hoa của các trường Đại học tại Vương quốc Anh, nền giáo dục lâu đời trên thế giới.
“Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, VNUK dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ tài năng là các bạn học sinh sinh viên có khát vọng học tập, vươn ra thế giới.
Để có thể thành công trên con đường đấy, chắc chắn rằng các bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức nền tảng, kỹ năng khoa học, kỹ năng xã hội, cũng như nắm bắt yêu cầu của các trường đại học uy tín.
Video đang HOT
Đó cũng là lí do mà đội ngũ cán bộ giảng viên VNUK đã tổ chức rất kỹ lưỡng cho chương trình này” cô Hương chia sẻ.
Ông Marcus Winsley – Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam cũng đánh giá rất cao những nỗ lực của VNUK trong nhiều năm qua, để hướng đến một môi trường học tập mơ ước dành cho các bạn học sinh sinh viên tại miền trung.
Dù có nhiều khó khăn ban đầu nhưng VNUK luôn đi đầu trong những hoạt động quan trọng của Đại học Đà Nẵng, từ hợp tác quốc tế, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, cho đến đổi mới cơ chế quản lý các trường đại học.
Ngài Marcus Winsley tin rằng với nỗ lực và tầm nhìn của mình, VNUK sẽ là một cầu nối quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, đặc biệt là trong giáo dục đào tạo.
Đặc biệt, chương trình đã nhận được sự chia sẻ của Youtuber Giang ơi (tên thật là Trần Lê Thu Giang, cựu du học sinh Anh).
Trải qua thời gian hơn 4 năm học tập và sinh sống tại Vương quốc Anh, những chia sẻ về trải nghiệm học tập, nghiên cứu tại Anh của Giang rất hữu ích cho các bạn học sinh sinh viên có mong muốn vươn mình ra môi trường giáo dục quốc tế.
Ký kết về hợp tác đào tạo giữa VNUK và Hiệp hội Kiểm toán và Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA). Ảnh: AN
Qua những chia sẻ đó, chương trình đã cung cấp những thông tin tổng quát và chính xác về nền giáo dục của Anh quốc cũng như phương châm giáo dục, những đặc điểm chủ đạo trong nội dung giảng dạy của các trường tại Anh.
Cũng như thông tin về lưu trú, đời sống, việc làm, từ đó giúp cho các bạn học sinh, sinh viên thành phố Đà Nẵng có mong muốn du học, làm việc tại Anh có thể có được lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của mình.
Trong những năm gần đây, với môi trường học tập xuất sắc giúp phát triển khả năng Anh ngữ và chương trình học chất lượng với bằng cấp giá trị, Vương quốc Anh trở thành điểm đến du học của hơn 12.000 học sinh-sinh viên Việt Nam.
Cùng ngày, lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, Viện VNUK đã kí kết biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Kiểm toán và Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA).
Theo đó, VNUK tìm kiếm những hướng đi mới cho sinh viên có thể phát triển chuyên môn và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán và tài chính.
Theo biên bản kí kết, VNUK và ACCA sẽ cùng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng như: Phát triển chương trình đào tạo, tiếp cận các tài nguyên học tập và phát triển chuyên môn của ACCA để tích hợp vào các học phần giảng dạy;
Tổ chức các chương trình đào tạo do ACCA cấp chứng chỉ; Khai thác có hiệu quả các mạng lưới và tổ chức nghề nghiệp có liên quan để tối ưu hóa những mục tiêu đề ra; Cùng phát triển các chiến lược để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Sinh viên thời 4.0 có gì khác?
Sinh viên thời 4.0 có nhiều cơ hội phát triển bản thân qua việc tiếp cận trang thiết bị hiện đại, tham gia các hoạt động tại trường lớp và nơi thực tập.
Dùng laptop ghi chép bài vở : Hình ảnh trang giấy trắng cùng hộp mực xanh gắn liền với hình ảnh học sinh, sinh viên thời xưa. Còn sinh viên hiện đại sẽ có máy tính xách tay làm bạn đồng hành. Cỗ máy vỏn vẹn 1-2 kg lại chứa cả "thế giới" từ giáo trình, tài liệu, bài tập...
Đến trường bằng xe điện siêu ngầu : Nếu sinh viên xưa bon bon trên chiếc xe đạp, không ít sinh viên thời 4.0 chọn xe máy điện cho hành trình đến trường. Không chỉ nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong thành phố, xe máy điện còn hạn chế khí thải ra môi trường. Đồng thời, với những xe máy điện trang bị ắc quy Graphene có tuổi thọ đến 5 năm còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
Du học không phải "hàng hiếm" : Trong thời đại toàn cầu hoá, nhiều sinh viên tìm kiếm học bổng để hội nhập, cọ xát môi trường học tập quốc tế. Các chương trình học bổng với mức hỗ trợ khác nhau cũng thường xuyên được tổ chức nhằm đáp ứng đa dạng mong muốn của sinh viên.
Tự tin thể hiện bản thân : Kiến thức sẽ mang đến sự hiểu biết, nhưng sinh viên không chỉ cần có vậy. Sự tự tin thể hiện bản thân rất quan trọng, giúp người khác hiểu hơn về bạn và mở ra cơ hội phát triển trong tương lai.
Quan trọng kỹ năng sống : Cuộc sống hiện đại không ngừng vận động, thay đổi và đặt ra muôn vàn tình huống khó đoán trước. Vì vậy, sinh viên luôn được khuyến khích trang bị nhiều kỹ năng từ giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch đến thuyết trình, phản biện nhằm hoàn thiện bản thân cũng như không bị bỏ lại phía sau.
Tham gia nhiều hoạt động : Một trong những yếu tố tạo nên sinh viên năng động là tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Đặc biệt ở thời 4.0, sinh viên có cơ hội trải nghiệm nhiều chương trình, câu lạc bộ thú vị giúp kết nối với mọi người.
Thực tập từ sớm : Không chờ đến khi gần ra trường, đa phần sinh viên thời nay đi làm và thực tập khá sớm. Điều này giúp các bạn hình dung công việc sẽ làm sau này, đồng thời xác định rõ hơn lựa chọn hiện tại phù hợp hay không. Kinh nghiệm thực tập lúc còn trên ghế nhà trường cũng mang đến lợi thế cho sinh viên trong quá trình xin việc sau tốt nghiệp.
10 cách tiết kiệm khi du học thời Covid-19 Các giáo sư của Đại học Cornell, Mỹ, chia sẻ cách giúp sinh viên, gồm cả du học sinh, vượt qua áp lực tài chính trong thời buổi suy thoái vì Covid-19. Các giáo sư Scott Yonker, Byoung-Hyoun Hwang và Rich Curtis liệt kê 10 cách quản lý chi tiêu: 1. Giám sát chi tiêu bằng nền tảng trực tuyến Statusmoney.com Giáo sư...