Hàng trăm học sinh ở Ninh Bình nhập viện sau bữa trưa tại trường
Chiều 5/10, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn trưa bán trú tại trường.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 5/10, nhiều học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, nhiều cháu nôn ra thức ăn.
Học sinh tiểu học nhập viện trong tình trạng buồn nôn, sốt nhẹ.
Những học sinh này nhanh chóng được đưa đến phòng y tế học đường chăm sóc sau đó báo phụ huynh đưa về nhà.
Tuy nhiên, đến khoảng 15h30, nhiều học sinh khác có biểu hiện tương tự, ngay lập tức các thầy cô ở đây đã đưa các em vào Bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình, Trung tâm Y tế thành phố Ninh Bình để theo dõi, điều trị.
Học sinh đang được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Ông Vũ Văn Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình xác nhận sự việc trên. Ông Cẩn cũng cho biết thêm, hiện cơ sở y tế đã cấp cứu ổn định cho các học sinh.
Bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình đang phân loại các cháu học sinh đưa lên khoa điều trị. Không có học sinh nào bị nguy hiểm đến tính mạng, một số cháu đã được cho về nhà.
Nhận được thông tin, lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Bình, Sở Y tế, UBND thành phố Ninh Bình, Công an tỉnh cũng đã nhanh chóng có mặt tại trường phối hợp đưa học sinh đi cấp cứu, lấy mẫu bệnh phẩm để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Được biết, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là một trong những trường Tiểu học có chất lượng đào tạo mức tốt nhất tại thành phố Ninh Bình hiện nay. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2006./.
Theo vov
"Lớp học xanh - Lớp học mở" của cô hiệu trưởng
Mô hình "Lớp học xanh - Lớp học mở" được cô Lâm Hồng Lãm Thúy ấp ủ khi còn là hiệu phó Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Năm 2015, khi cô Thúy về nhận công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TPHCM thì mô hình này được triển khai cho đến nay. Mô hình đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Cô Lâm Hồng Lãm Thúy phát biểu trong một hội nghị của trường
Vì sao là xanh và mở ?
Khái niệm 'Lớp học xanh' được nhiều trường tổ chức như một buổi sinh hoạt ngoại khóa, tuy nhiên với mô hình "Lớp học xanh - Lớp học mở" thì vẫn nằm trong chương trình chính khóa. Ở "Lớp học xanh", các em không học trong lớp mà học ở bên ngoài lớp với các hoạt động trải nghiệm. Các em được học những bài học sinh động về động, thực vật, môi trường sống xung quanh, bổ sung kiến thức về biến đổi khí hậu, thời tiết... Các em được đến các địa danh truyền thống để học những bài học "mắt thấy tai nghe" về lịch sử. Đây là những bài học quí giá, hành trang để các em vào đời làm một công dân của nước Việt Nam.
"Lớp học mở" được cô Thúy giải thích là không chỉ có thầy và trò mà còn có người "ngoài" nhà trường cùng tham gia. Đó là hướng dẫn viên bảo tàng, cán bộ, nhân viên nơi tổ chức lớp học, đặc biệt là phụ huynh dự chung với thầy, cô và con em mình.
Việc nhà trường "mở" với gia đình nhằm tạo sự cảm thông về việc dạy học của thầy, cô còn nhiều khó khăn khi các em ở tuổi cần nhiều sự trợ giúp trong học tập. Mô hình các lớp học xanh-lớp học mở chính là sự phối hợp trong dạy và học trên mối quan hệ ba bên: Nhà trường- gia đình- xã hội giúp cho các em được chăm sóc, theo dõi và giáo dục toàn diện.
Ngay cả việc chăm sóc bữa ăn cho các em cũng được thực hiện theo mô hình "Lớp học xanh, Lớp học mở". Phụ huynh được mời vào xem các em dùng bữa trưa, sự chăm sóc của cô bảo mẫu, cũng như xem các em tự phục vụ cho mình tùy theo lứa tuổi, cấp lớp học.
Theo cô Nguyễn Thị Nguyệt Thu, Hiệu phó Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua "Lớp học xanh, Lớp học mở", phụ huynh cởi mở hơn với thầy cô và cảm thấy được quan tâm hơn. Phụ huynh cũng theo dõi được mức độ học tập của con mình như thế nào ở lớp. Nhiều ý kiến, đóng góp của phụ huynh được nhà trường ghi nhận và tiếp thu là cơ sở để ngày càng hoàn thiện trong dạy học cho các em.
Các em học sinh lớp 4/5 Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm đang học tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM
Công khai dạy và học
Điều quan trọng trong việc cho ra đời các "Lớp học xanh-Lớp học mở", theo cô Lãm Thúy đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục, việc dạy và học đi vào thực chất hơn. Đó cũng là đích đến của việc công khai chất lượng giáo dục. Bởi chỉ có công khai chất lượng giáo dục mới có thể nâng cao được chất lượng một cách thực chất.
Việc triển khai các lớp học xanh - lớp học mở của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được thực hiện từ niên học 2015-2016, tiếp tục được hoàn thiện trong niên học 2016-2017 và được triển khai toàn trường trong niên học 2017-2018.
Nhưng ít ai biết, để đến với mô hình, thời gian đầu cũng gặp những khó khăn nhất định. Cô Lãm Thúy cho biết, khi thực hiện, một số giáo viên còn e ngại, chưa mạnh dạn trong việc đưa các em đến với môi trường học tập khác. Thậm chí có cô giáo còn... lo sợ khi thấy phụ huynh cùng tham gia lớp học.
Có giáo viên chưa quan tâm đúng mức việc học sinh tự tham gia các hoạt động để rèn kỹ năng khám phá năng lực, sở trường của bản thân và nhất là tổ chức cho các em phát huy sáng tạo trong không gian bên ngoài lớp học.
Để tổ chức thực hiện, Ban Giám hiệu phải tổ chức một chuyên đề nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thống nhất ý chí đồng lòng trong việc thực hiện.
Việc tổ chức cho phụ huynh tham gia lớp học được thực hiện từng bước "mở trước, xanh sau" để phụ huynh cùng tham gia trong lớp học trước, sau đó cùng "học" với con em mình ở ngoài lớp.
Việc triển khai các bước được cụ thể sau khi giáo viên đăng ký tiết dạy, nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất và vận động kinh phí thực hiện các tiết học ngoài trường.
Phụ huynh đồng tình hưởng ứng
Trong niên học 2017-2018, "Lớp học xanh- Lớp học mở" của trường được triển khai đi vào nề nếp, ổn định, đạt những hiệu quả tích cực cho các em và phụ huynh tham gia đồng tình hưởng ứng.
Anh Lân, phụ huynh em Hải Anh lớp 4/5 cho biết, khi dự giờ học của con tại bảo tàng thì anh thấy, đây là một trải nghiệm thực tế rất thú vị, sinh động trong học tập. Anh cũng đem theo máy chụp hình để ghi lại những hình ảnh của con mình và các bạn của cháu trong giờ học.
Còn chị Hiếu - kế toán viên, phụ huynh của em Minh Anh lớp 4/5 cho biết, được cô giáo chủ nhiệm thông báo qua sổ liên lạc điện tử nên sắp xếp đi dự lớp học cùng con mình. Chị cảm thấy lớp học tạo được sự gần gũi hơn giữa thầy trò, cũng như các anh chị hướng dẫn viên trong bảo tàng đã làm các em thích thú học, dễ tiếp thu hơn khi học môn lịch sử vốn khô khan so với các môn học khác.
Phụ huynh cùng tham gia dự "Lớp học xanh, Lớp học mở" tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chị Nguyễn Thị Hoàng Yến, mẹ em Hùng Anh lớp 1/6 là nhân viên hành chính một công ty tư nhân cho biết, sau khi dự mới biết phương pháp dạy của cô giáo để có thể dạy cháu ở nhà cho phù hợp. Mặt khác qua dự giờ, chị cũng biết sức học, khả năng, kỹ năng của con mình, cần kèm thêm cháu những môn học còn yếu.
Việc giáo dục các em, nhất là ở bậc tiểu học, còn nhiều khó khăn nếu như phụ huynh chỉ "khoán trắng" cho thầy cô. Các em cần nhiều hơn sự phối hợp giữa gia đình và thầy cô. Đó cũng là điều mà "Lớp học xanh, Lớp học mở" đã làm được.
Với cấp học cao hơn thì việc theo dõi các cháu thường xuyên ở lớp còn là dịp để phụ huynh biết được con mình có hạnh kiểm thế nào ở trường, để dạy dỗ thêm tại nhà.
Mô hình "Lớp học xanh, Lớp học mở" đã phối hợp được cả ba yếu tố nhà trường gia đình và xã hội trong việc cùng giáo dục các em nên người, công khai và nâng cao chất lượng giáo dục là điều đang được các cấp, các ngành kêu gọi thực hiện. Do đó, với những ưu điểm của nó, mô hình "Lớp học xanh,lớp học mở" cần được nghiên cứu và nhân rộng trong ngành giáo dục.
Để triển khai thành công, nhà trường đã có nhiều hội thảo, tập huấn
Vũ Sơn
Theo giaoducthoidai
Cô giáo Mỹ gây bức xúc khi hạn chế số lần đi toilet của học sinh Mỗi học sinh chỉ có hai lần để đi toilet, vào phòng y tế trong một tháng, và mỗi lần đều phải xin chữ ký của cô. Trường trung học cơ sở Aspire Hanley, ngôi trường công đặc cách ở thành phố Memphis (bang Tennessee, Mỹ) đang điều tra việc một tờ hướng dẫn được cho là xuất phát từ giáo viên lớp...