Hàng trăm học sinh đánh đu tính mạng trên chuyến đò ọp ẹp
Giờ tan trường, hơn 200 học sinh THCS và THPT ào xuống hai bến đò, ngồi ở hai mép của mạn thuyền mà không cần áo phao, cũng như phương tiện cứu hộ.
Cả xã Quảng Minh, Thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) có 10 thôn cồn bãi, trong đó khoảng 500 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu của các thôn: Cồn Nâm, Minh Hà, Tân Định, Đông Thành sống bên kia sông Gianh.
Đã bao đời nay, hàng ngàn người dân và học sinh hàng ngày vẫn phải qua sông bằng thuyền gỗ. Đây là phương tiện duy nhất nối 4 thôn với bên ngoài.
“Đò bắt đầu chạy vào 6h sáng và nghỉ lúc 19h. Mùa nắng còn đỡ, mưa xuống thì cực lắm. Nhất là mỗi khi có người ốm nặng cần đi cấp cứu. Đêm khuya gọi đò rất bất tiện”, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng thôn Cồn Nâm cho biết.
Đò nhận chở quá số người quy định. Ảnh: VietNamNet.
Ở đây chỉ có lớp dành riêng cho các em học sinh bậc tiểu học và mầm non nên học sinh THCS và THPT đều phải qua sông đến trường. Tính riêng năm học này, hơn 200 em phải đi đò, nguy cơ tai nạn đường thủy luôn rình rập.
Theo quan sát, trên những chuyến đò ngang, số phao cứu sinh thường không được trang bị đủ, người đi đò không được mặc áo phao, chủ đò thường xuyên nhận chở quá số người quy định.
Em Hoàng Thị Cẩm Vân, học sinh lớp 6 ở thôn Đông Thành tâm sự: “Hàng ngày, em phải dậy từ 4h sáng, sau khi học lại bài, 5h chúng em rủ nhau đạp xe lên bến đò gửi xe rồi đi đò sang sông đến trường”.
Video đang HOT
Mùa hè còn đi học kịp, nhưng mùa đông, đò chạy muộn nên nhiều học sinh phải chen chúc nhau mà vẫn trễ giờ. Còn mưa lũ là hàng trăm học sinh phải nghỉ học vì nước dâng cao, đò không qua sông được nên việc tiếp thu bài vở của các em chậm hơn so với những bạn ở bên kia sông.
Lái đò đã 8 năm nay, chị Hoàng Thị Hồng Thái cho biết, nếu có xe máy thì thu 10 ngàn/người/lượt, còn không có xe thì 5 ngàn/người. Đối với học sinh thì thu theo năm, mỗi năm khoảng từ 50 ngàn đồng/một em.
Cảnh lên xuống đò lộn xộn. Ảnh: VietNamNet.
“Mấy lần đi họp phụ huynh cho em gái đang học THPT, lần nào cũng nghe cô giáo chủ nhiệm ‘tố cáo’ vì các em bên này sông hay đi học muộn. Phụ huynh chúng tôi có trình bày nên cô cũng thông cảm”, anh Nguyễn Văn Thủy (29 tuổi) ở thôn Tân Định kể.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết: “Vùng cồn bãi nên đến nước sinh hoạt cũng phải mua bằng đò nên cuộc sống của bà con rất vất vả. Trong những đợt tiếp xúc đoàn đại biểu Quốc hội, chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị xin xây cầu cho người dân. Vừa rồi tỉnh đã có công văn về khảo sát, không biết thế nào chứ dân mong lắm”.
Theo Hải Sâm/Vietnamnet
Hành trình 1000 km "Gieo niềm vui trên đất phù sa"
Từ 24 đến 27/9/2015, chuyên Caravan "Kết nối đam mê - Sẻ chia cộng đồng" lần 3 với hành trình 1.000 km xuyên qua các tỉnh miền Tây đã được tổ chức. Chuyến đi mang đến cơ hội cho các tín đồ sử dụng D-MAX khám phá các vùng đất mới cũng như san sẻ yêu thương đến cộng đồng.
Được biết, vào năm 2014, đoàn cũng đã tổ chức thành công hai chuyến caravan tại Tây Bắc và Lâm Đồng.
Chào bình minh trên Cầu Mỹ Thuận - Cần Thơ
Gieo niềm vui trên đất phù sa
Đoàn Caravan gồm 30 chiếc D-Max với 70 thành viên đã có chuyến "phượt" quy mô vượt qua 1,000 km theo lộ trình TP.HCM - Cần Thơ - Rạch Giá - Hà Tiên Phú Quốc.
Cảm thông với nỗi vất vả của người dân miền Tây sông nước, tại xã Vĩnh Bình, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) và xã Cừ Đứt (Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) 1.000 phần quà đã được các thành viên tham dự trao tận tay đến những hoàn cảnh khó khăn. Đó là những món quà thiết thực như gạo, nhu yếu phẩm, áo phao, những suất bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo, lồng đèn trung thu, ... tất cả đã mang đến một mùa Trung Thu ấm áp hơn, trọn vẹn hơn cho người dân nơi đây.
Đoàn caravan D-MAX trao các phần quà tại huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ & cù lao Cừ Đứt - Hà Tiên
Khám phá đảo ngọc Phú Quốc
Sau khi tận tay trao các phần quà cho bà con, miền Tây, cả đoàn tiếp tục cùng nhau khám phá đảo ngọc Phú Quốc. Trải nghiệm các cung đường tuyệt đẹp, biển xanh yên bình cũng như tìm hiểu nhà thùng nước mắm, đi thăm vườn tiêu, trại ngọc trai,.. là những ký ức đẹp về chuyến đi.
Qua phà Thạnh Thới, đoàn tiến về Phú Quốc
Một chặng "offroad nhẹ nhàng" khá thú vị tại đảo ngọc Phú Quốc
Sau khi dừng chân tại Phú Quốc, đoàn trở về HCM, kết thúc một hành trình thú vị. "Quá vui, quá đã và mong năm sau hãng sẽ tiếp tục tổ chức caravan nữa" (chia sẻ của một thành viên trong đoàn).
Không chỉ là hành trình nhân văn, chuyến caravan này còn là một trong các hoạt động hướng đến kỷ niệm 20 năm phát triển Isuzu Việt Nam (1995 ~ 2005).
Hành trình Caravan lân 3 nay đã kết thúc thành công trong niêm hân hoan cua tât ca thanh viên trong đoan.
Theo Dantri
Đội mưa dự đêm Trung thu lần đầu tiên được tổ chức ở bản Cơn mưa nặng hạt không ngăn được bước chân và niềm háo hức của hàng trăm em nhỏ cùng phụ huynh đến với Đêm hội Trung thu lần đầu tiên được tổ chức tại 4 bản vùng sâu của xã miền núi Lượng Minh. Đội mưa dự đêm Trung thu đầu tiên ở bản Ngày 27/9, hàng trăm phần quà của các thành...