Hàng trăm giáo viên hợp đồng chưa được trả lương suốt 4 tháng
Do thiếu giáo viên, nên từ đầu năm học 2018-2019, nhiều trường đã phải hợp đồng với các giáo viên. Thế nhưng, từ 4 tháng qua, nhiều giáo viên vẫn chưa được trả lương do vướng quy định.
Theo chủ trương chung về thực hiện một số nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng biên chế, lao động hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của tỉnh, UBND TP Quảng Ngãi có công văn số: 7787/UBND ngày 27-12-2018, về việc chấm dứt hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND thành phố Quảng Ngãi.
Theo chủ tương này, Trưởng phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với tất cả người lao động có Thông báo của UBND thành phố đang hợp đồng tại đơn vị mình, đồng thời rà soát, chấm dứt hợp đồng đối với số hợp đồng lao động do trường tự ký kết.
UBND TP Quảng Ngãi đã xây dựng lộ trình thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động, chậm nhất là đến 31-12-2018 thì Trưởng Phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thông báo cho người lao động hợp đồng tại đơn vị mình được viết về việc chấm dứt hợp đồng sử dụng lao động theo chủ trương chung của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chấm dứt hợp đồng đối với người lao động kể từ ngày 30-6-2019.
Đồng thời, trong thời gian từ nay đến ngày 30-6-2019, Hiệu trưởng các trường học tạo mọi điều kiện để người lao động hợp đồng tại đơn vị mình có cơ hội tìm kiếm việc làm mới.
Tuy nhiên do đặc thù ngành giáo dục, nhiều trường thiếu giáo viên vẫn phải tiếp tục hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đến hết năm học 2018-2019. Dẫn đến việc các giáo viên hợp đồng trong 4 tháng nay vẫn chưa được trả lương vì không giải ngân được tiền từ kho bạc như mọi năm để chi trả, đồng thời, do vướng quy định trên nên không cấp trả cho người lao động kể từ ngày 1-1-2019.
Cụ thể, năm học 2018-2019, trường THCS Quảng Phú (TP Quảng Ngãi) thiếu 4 biên chế giáo viên, 1 nhân viên kế toán nhưng nhà trường chỉ ký hợp đồng với 2 giáo viên và 1 nhân viên kế toán để đảm bảo hoạt động. Mức lương thỏa thuận cao nhất là 2,5 triệu/người/tháng, lương thỏa thuận giữa nhà trường và lao động là 40.000 đồng/tiết dạy.
Bà Hồ Thị Ngọc Sương – Phó Hiệu trưởng trường THCS Quảng Phú cho biết, từ tháng 1-2019 đến nay do không thể rút tiền từ kho bạc thanh toán lương cho 3 nhân viên hợp đồng do vương quy định. Nếu cắt giảm toàn bộ hợp đồng thì sẽ không đảm bảo yêu cầu giảng dạy thực tế. Do đó, phải duy trì hợp đồng đến hết năm học 2018-2019. Để giải quyết tạm thời khó khăn cho 3 trường hợp trên, trường đã phải tìm nguồn khác tạm ứng lương.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên ảnh hưởng chất lượng giáo dục
Ông Nguyễn Văn Hưng – Trường phòng GD-ĐT TP Quảng Ngãi, cho biết, đến thời điểm này có khoảng 200 giáo viên, nhân viên vì vướng quy định nên chưa được thanh toán lương đầy đủ. Các điểm trường vẫn thiếu biên chế nên buộc phải ký hợp đồng giảng dạy. Nhiều điểm trường hợp đồng ít hơn so với số biên chế còn thiếu. Phòng GD-ĐT TP Quảng Ngãi đã có văn bản kiến nghị cấp trên để giải quyết khó khăn mà nhiều điểm trường đang gặp phải.
Tương tự, không chỉ ở TP Quảng Ngãi mà hàng loạt các đơn vị trường học có hợp đồng tại các địa phương khác của tỉnh Quảng Ngãi đều rơi vào trường hợp này.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 700 giáo viên hợp đồng đang chờ được nhận lương trước khi kết thúc năm học.
NGUYỄN TRANG
Theo SGGP
Lương giáo viên hợp đồng 1,2 triệu: Thầy cô quá dũng cảm và yêu nghề
Dạy hợp đồng trên dưới 20 năm nhưng nhiều giáo viên tại trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) chỉ nhận được số tiền lương vỏn vẹn 1.210.000 đồng/tháng. Nhiều bạn đọc cho rằng, các thầy cô giáo đã quá dũng cảm khi cống hiến với nghề nhiều năm.
Dạy học cả chục năm, lương giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đức chỉ 1,2 triệu đồng. Ảnh: PV.
Theo thông tin từ UBND huyện Mỹ Đức, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300 giáo viên hợp đồng. Điều đáng nói, có rất nhiều giáo viên hợp đồng từng giảng dạy từ 10 - 20 năm nhưng đồng lương quá ít ỏi, chỉ vỏn vẹn hơn 1,2 triệu đồng mỗi tháng.
Không chỉ lương thấp, những giáo viên hợp đồng này cũng không có chế độ đãi ngộ nào khác và đương nhiên là không có bảo hiểm. Tuy nhiên, vì trách nhiệm nghề nghiệp nên các thầy cô vẫn cố "sống mòn" với ngành giáo dục huyện Mỹ Đức.
Trước sự việc nhiều giáo viên hợp đồng ở Mỹ Đức có thâm niên trong nghề, tiền lương quá ít không đủ sống, không có chế độ bảo hiểm, đãi ngộ... Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự thán phục, đồng cảm với những hoàn cảnh giáo viên dạy hợp đồng trên địa bàn Hà Nội.
Bạn đọc Kiều Oanh chia sẻ, khi đọc được thông tin này, chị đã không tin vào mắt mình và tự đặt ra câu hỏi đối với con số 1,2 triệu đồng/tháng thì những giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đứcđã sống như thế nào suốt nhiều năm qua.
"Nghề giáo viên thực sự là một nghề vất vả, với nhiều trách nhiệm nặng nề, quyết định đến tương lai của rất nhiều thế hệ. Nếu ở một ngành nghề khác và với đồng lương như vậy, tôi e rằng nhiều người sẽ khó lòng bám trụ được với nghề. Có lẽ thầy cô đã quá dũng cảm khi theo nghề nhiều năm, với mức tiền như vậy" - bạn đọc Mỹ Hạnh nói.
Cùng quan điểm, bạn đọc Lương Vinh cho rằng, để gieo con chữ cho thế hệ sau mà bao giáo viên chấp nhận sự thiếu thốn về mặt vật chất kéo dài cả chục năm thì thật nể phục. Vì tình yêu nghề mà thầy cô vẫn ở lại để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó là điều rất đáng được cả xã hội tôn vinh.
Thầy cô giáo dạy hợp đồng có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục huyện.
"Hơn 300 giáo viên dạy hợp đồng nhiều năm liền tại Mỹ Đức là con số quá lớn. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên có những giải pháp phù hợp, bổ sung những chính sách ưu đãi , thậm chí đặc cách đối với những giáo viên hợp đồng đã có nhiều năm cống hiến" - bạn đọc Trần Linh bày tỏ.
Theo bạn đọc Mai Anh, nhiều thầy cô đã 10 - 20 năm kiên trì "lái đò" thầm lặng, nhưng cái họ nhận được lại quá ít ỏi. Khó khăn vất vả, gánh nặng cuộc sống, chưa kể những lời đàm tiếu tiếu xung quanh thì sự cống hiến của thầy cô lại càng đáng kính.
Bạn đọc Minh Thanh cho biết, đối với những người giáo viên hợp đồng, hạnh phúc đối với họ chỉ đơn giản là được đứng lớp, được thực hiện công việc mà mình yêu thích. Với mức lương như vậy sẽ là thử thách rất lớn, buộc họ phải chọn lựa tiếp tục trồng người hay là phải rẽ sang hướng khác.
Còn bạn đọc Nguyễn Quân cho rằng, nếu không có tình yêu nghề thì không thể làm được những điều như những giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đức. Các thầy cô đã quá dũng cảm khi theo nghề cầm phấn và chỉ nhận lại mức lương 1,2 triệu đồng mỗi tháng.
Bạn đọc Văn Trung chia sẻ, ngoài dạy học, giáo viên phải làm thêm các công việc không tên và cũng không có thù lao như soạn bài dạy, chấm điểm, quản lý học sinh, trao đổi với phụ huynh. Tuy nhiên, những giáo viên ấy lại không ngừng trau dồi kiến thức để làm tăng thêm giá trị của mình, điều đó thật đáng trân trọng.
Theo laodong
Đồng nghiệp quyên góp 100 ngày phép cho giáo viên Mỹ có con bị ung thư Không đủ số ngày nghỉ phép để chăm sóc con gái mắc bệnh ung thư, một giáo viên trung học ở Mỹ đã tìm đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và nhận được kết quả hơn cả mong đợi. David Green là một giáo viên lịch sử và là cha của một bé gái 16 tháng tuổi được chẩn đoán mắc...