Hàng trăm giáo viên chơi vơi giữa thi tuyển hay xét đặc cách: Nước mắt người một đời “đưa đò” và câu hỏi bỏ ngỏ
Sau nhiều tháng “đấu tranh”, các thầy cô huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa “bắt được tin mừng” vì Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định sẽ có xét tuyển đặc cách với một số giáo viên, thì ngay lập tức lại “tiu nghỉu” vì chưa có văn bản chính thức để thực hiện.
“Tia hy vọng” cho những giáo viên hợp đồng
Từ đầu năm 2019, trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều giáo viên như chết lặng khi hay thông tin số phận họ sẽ được quyết định sau cuộc thi tuyển viên chức.
Người đỗ thì tiếp tục được cống hiến, còn người nào trượt thì không được tiếp tục dạy. Trước nỗi lo mất việc, 256 giáo viên tại Sóc Sơn đã kéo lên ban tiếp công dân thành phố mong được giúp đỡ.
Đến ngày 9/7, tại phiên họp của HĐND TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức báo cáo HĐND về việc xét tuyển với các giáo viên hợp đồng của thành phố nếu đáp ứng đủ điều kiện: Có hợp đồng từ 5 năm trở lên, có đóng bảo hiểm, đủ sức khỏe và có chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.
Cụ thể, ông cho biết, sau khi bộ Nội vụ có văn bản trả lời Hà Nội có thể thực hiện xét tuyển theo thẩm quyền, thành phố quyết định sẽ xét tuyển đối với toàn bộ giáo viên có hợp đồng lâu năm với một số điều kiện cụ thể như sau:
Thứ nhất là giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây;
Thứ hai là có kiểm tra đảm bảo sức khỏe;
Thứ ba là có năng lực, trình độ phù hợp với vịtrí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: “Tôi báo cáo để HĐND thành phố cũng thực hiện giám sát. Tới đây, UBND thành phố sẽ thành lập hội đồng Xét tuyển. Sau khi xét tuyển hết thì sẽ thi tuyển với số còn lại”.
Tuy nhiên, đến ngày 11/7, Huyện ủy Sóc Sơn đã có văn bản thông báo kết luận của ban Thường vụ Huyện ủy về công tác tuyển dụng viên chức giáo dục 2019, theo đó, lựa chọn hình thức thi tuyển.
Đi về đâu những người gần trọn đời làm thầy, làm cô?
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, cô Đào Thị Nga, giáo viên hợp đồng 9 năm công tác THCS Trung Giã, Sóc Sơn không ngần ngại giãi bày: “Thú thực, những ngày qua, tâm trạng của chúng tôi lúc lên lúc xuống, khi nghe tinh thần của sở Nội vụ, theo công văn cũ, không được vào diện xét tuyển đặc biệt, rất hoang mang. Sau khi thấy Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu ngày 9/7, thấy cũng mừng. Nhưng sau đó, ngày 11/7, huyện đã có văn bản thông báo, đã trình thành phố quan điểm lựa chọn hình thức thi tuyển. Vì vậy, chúng tôi hy vọng thành phố sớm có công văn chỉ đạo cụ thể hơn để chúng tôi có thể được xét tuyển”.
Cô Nga cho hay: “Hiện nay, tại Sóc Sơn cũng có rất nhiều thầy cô hợp đồng nhưng đã cống hiến từ năm 1998 trở về trước, khó có khả năng vượt qua 2 vòng thi tuyển, nhất là khi phải làm bài thi trên máy tính, rồi thi Tiếng Anh.
Một số thầy cô đã có tuổi cũng bày tỏ quan điểm không tham gia thi nữa, vì biết là thi cũng không đỗ. Còn đối với những thế hệ trẻ hơn nhưchúng tôi thì sẽ phải cân nhắc thi cử vì trong hợp đồng của chúng tôi khác với của các thầy cô năm xưa”.
“Theo tư vấn của luật sư, những thầy cô hợp đồng từ năm 1998, trước khi pháp lệnh công chức ra đời, không cần phải thi tuyển vì các thầy cô đương nhiên đã là viên chức.
Sóc Sơn hiện nay có 3 trường hợp, giáo viên có quyết định tuyển vào từnhững năm 1992, nhưng quyết định tuyển dụng được xem như viên chức đó của thành phố gửi về, hồ sơ do trường giữ, bao nhiêu năm không sử dụng đến và kế toán của trường vẫn giữ. Đến nay, hỏi hồ sơ mới biết, mang hồ sơ hỏi sở Nội vụ, nhận được câu trả lời là chờ xem quyết định của thành phố. Hồ sơ gần 30 năm bây giờ mới lục lại, có nhiều thủ tục và phải chờ đợi rất bất tiện”, giáo viên trường THCS Trung Giã kể lại.
Cũng có những tâm tư tương tự, cô Nguyễn Thị Cúc (SN 1989, giáo viên trường THCS Việt Long, Sóc Sơn), đã công tác được hơn 8 năm trong ngành chia sẻ: “Sau khi ra trường, tôi đã thử việc 1 năm. Sau đó, tôi đã được ký hợp đồng vô thời hạn. Trong số 256 giáo viên này, rất nhiều thầy cô giáo của tôi, cũng có cả học sinh của tôi mới ra trường, bây giờ là cuộc cạnh tranh giữa 3 thế hệ.
Trong tất cả các văn bản trong trường, đều là “viên chức ký tên”, không phải “người lao động ký tên”. Chúng tôi đã cống hiến, nỗ lực bao nhiêu năm, nhiều thầy cô là giáo viên dạy giỏi, nhiều thầy cô là giáo viên tiêu biểu của thành phố, nhận bao nhiêu bằng khen, tôn vinh thành tích, mà lại không được công nhận, vậy bằng khen và thành tích để làm gì?”.
Cô Cúc bày tỏ: “Có những thầy cô đã dành cả thanh xuân để cống hiến 29 năm trên bục giảng, chỉcòn hơn 1 năm nữa là về hưu, mà xin “nghỉ hưu non” cũng không được, giờ không thi được thì bị đuổi việc. Bản thân chúng tôi còn trẻ thì không sao, chứ như các thầy cô sắp chạm tuổi hưu, thấy thương quá!”.
Nộp hồ sơ để thi tuyển còn không được
Thầy Đặng Đình Thịnh (SN 1966), bắt đầu nghiệp “đưa đò” từ năm 1998 với bộ môn Văn – Sử, tính đến nay đã 21 năm tại trường THCS Xuân Thu, Sóc Sơn.
Video đang HOT
Sau khi trường thiếu giáo viên dạy Giáo dục công dân, thầy đi học lớp chuyên ngành Giáo dục chính trị từ năm 2000-2003 và giảng dạy cho đến thời điểm hiện tại.
Thế nhưng, thời điểm hiện tại, thầy Thịnh đi nộp hồ sơ để thi tuyển giáo viên lại cũng không được, với lý do mà phòng Nội vụ của huyện đưa ra là bằng có trình độ “cao” quá phải giảng dạy ở các trường cấp 3 trở lên.
Thầy Thịnh về lại trường đại học Sư phạm Hà Nội, nơi thầy đã được đào tạo chuyên ngành này để tìm hiểu thì nhận được câu trả lời “đủ điều kiện giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS”.
Tuy nhiên, đến bây giờ, thầy vẫn chưa nhận được câu trảlời chính thức từ phía phòng Nội vụ.
“Trong suốt hơn 20 năm công tác, tôi luôn chấp hành đầy đủnội quy, quy định, hơn nữa, xét về tính nhân văn, chúng tôi thuộc lớp người yếu thế cần được giúp đỡ, chỉ mong có thể được xét tuyển đặc cách, bởi vì thi tuyển 2 vòng thì quá bất cập. Tôi biết mình không thi được.
Quan điểm của huyện là xếp ngang hàng, không ưu tiên ai, tuy nhiên, nếu quả thực như vậy thì bao nhiêu năm kinh nghiệm và cống hiến của chúng tôi bỗng chốc “đổ sông đổ biển”… Tôi mong các lãnh đạo có thể tìm được giải pháp tối ưu nhất cho những giáo viên có thâm niên từ 5 năm trở lên”, thầy Đặng Đình Thịnh bày tỏ.
“Ở huyện Sóc Sơn, có những thầy cô dạy 27, 28 năm, không có chứng chỉ của Ngoại ngữ thứ hai nên không nộp hồ sơ được, mà nộp được cũng chẳng thi được, nhiều thầy cô đã sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi.
Đa phần các thầy cô công tác trên 20 năm đều xác định, nếu thi nhưhuyện tuyên bố 2 vòng thi, trắc nghiệm trên máy tính, Tiếng Anh và chuyên môn thì sẽ bỏ thi. Bởi vì, các thầy cô xác định tâm lý thi là trượt”, cô Nga phân trần.
Hiện nay, có 3 phương án có thể xảy ra, xét tuyển bình thường, xét tuyển đặc biệt và thi tuyển (có Ngoại ngữ), nếu phải thi tuyển thì thực sự quá gian nan. Trước đây chúng tôi cũng có phải thi chứng chỉ Ngoại ngữ, tuy nhiên, chỉ là yêu cầu đơn giản, lại có giới hạn chương trình ngắn nên còn cố được. Bây giờ, thi với các cháu sinh viên mới ra trường mà nội dung rộng thì chúng tôi không biết thế nào…”, cô Bình bộc bạch.
Cẩm Mịch
Theo nguoiduatin
Nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội bị trầm cảm khi tương lai vô định
"Ròng rã hơn 2 tháng nay, đêm nào tôi cũng trằn trọc, mất ngủ vì không biết công việc sẽ đi về đâu. Nhiều đồng nghiệp của tôi bị trầm cảm, bị stress nặng".
Tương lai của giáo viên hợp đồng: Không biết đi về đâu!
"Đã có lúc chúng tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng, đã có lúc chúng tôi khóc như một đứa trẻ khi nghĩ rằng việc của mình sẽ được giải quyết đến nơi rồi".
Đó là những tâm sự tận đáy lòng của một giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) - cô Nguyễn Thị Thơm.
Kể từ ngày 256 giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn làm đơn kêu cứu gần 2 tháng qua họ vẫn chưa nhận được một câu trả lời, văn bản chỉ đạo chính thức.
Mọi người cũng chỉ biết thông qua báo chí mong các lãnh đạo có cho chúng tôi một câu trả lời để chúng tôi chấm dứt những ngày tháng như thế này". "Đến thời điểm này chúng tôi gần như tuyệt vọng.
Những ngày tháng mà theo cô Thơm miêu tả đó là những ngày tháng kinh khủng nhất trong nhiều năm giảng dạy và công tác: Mệt mỏi, chờ đợi, hồi hộp, lo lắng.
Nhiều giáo viên sinh ra trầm cảm, stress. Cô Thơm nói:
"Đồng nghiệp chúng tôi nhiều bạn bị trầm cảm do suy nghĩ nhiều.
Bây giờ đã gần đến tháng 6 - cũng là thời điểm chuẩn bị thi viên chức. Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ câu trả lời nào.
Bên nọ đánh công văn sang cho bên kia, còn chúng tôi thì cứ chờ đợi không biết đến bao giờ mới giải quyết vấn đề của các giáo viên hợp đồng.
Giá như mà lãnh đạo đừng nói trước. Nhiều khi chúng tôi tưởng được giải quyết đến nơi rồi, ấy thế mà không".
Thầy N.V.T một giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn kể: "Sau khi chúng tôi kêu cứu trên báo đài được vài ngày có một cán bộ bảo rằng: Việc này đáng lẽ ra các anh không nên kêu đến báo chí thành ra bây giờ khó xử lý.
Ý của họ trách do mình kêu cứu lên báo chí nên Huyện bị ảnh hưởng.
Vợ của một lãnh đạo Huyện cũng cho chúng tôi xem một văn bản của Sở Nội vụ trong đó có kiến nghị giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng.
Lúc đó chúng tôi nhảy cẫng lên gần như là phát khóc. Nhưng sau hôm đó cũng không thấy gì. Chúng tôi hụt hẫng lắm!".
Tâm sự với phóng viên, một giáo viên hợp đồng tại huyện Đông Anh chia sẻ: Chúng tôi gần như buông xuôi và bất lực.
Vẫn chưa có phương án chính thức giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng tại Hà Nội (Ảnh: Vũ Ninh)
Cô H.T.Y chia sẻ: " Đến thời điểm này gần như mọi người đã hết ý chí rồi. Nhiều người chấp nhận và về vườn. Một số thầy cô vẫn sẽ được trường ký hợp đồng.
Tuy nhiên điều chúng tôi buồn nhất đó là thái độ của Huyện. Hôm chúng tôi nộp đơn lên Huyện người nhận đơn hẹn đến ngày 23 tháng 5 sẽ gặp mặt và giải quyết.
Nhưng ngày 24 tháng 5 là ngày tổng kết thì họ có gặp giáo viên hợp đồng hôm đấy cũng chẳng nghĩa lý gì".
Thầy T. nói trong nước mắt: "Nguyện vọng của chúng tôi là được một lần gặp chủ tịch Chung.
Nhưng hôm Chủ tịch về Sóc Sơn chúng tôi có đến nhưng bị đuổi ra ngoài.
Thậm chí lãnh đạo Huyện còn đến động viên: Mọi người cứ về đi rồi gặp Chủ tịch sau. Công an, bảo vệ cũng ra đuổi chúng tôi về.
Nghĩ tủi thân nhiều thầy cô khóc nức nở. Chúng tôi không thể nghĩ được có một ngày cái nghề của mình lại phải đi lạy lục như thế này".
"Tôi sợ rằng chẳng có ai còn tin vào nghề giáo nữa"
Vụ giáo viên hợp đồng tại Hà Nội bắt đầu gây xôn xao dư luận với việc 256 giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn làm đơn kêu cứu.
Sau đó đến lượt giáo viên hợp đồng các huyện Đông Anh, Mỹ Đức, Ba Vì cũng làm đơn kêu cứu.
Nguyện vọng của hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Hà Nội mong muốn thông qua báo chí để lên tiếng phản ánh tình trạng trên.Đến nay,Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã nhận được nhiều đơn thư từ tập thể, cá nhân giáo viên hợp đồng.
Cũng thông qua vụ việc này nhiều vấn đề trong việc ký hợp đồng với giáo viên của các Huyện tại Hà Nội cũng được phát hiện.
Chẳng hạn, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng với mức lương rất thấp và không được đóng bảo hiểm.
Tương tự giáo viên hợp đồng tại huyện Ba Vì nhiều người chỉ được nhận 1.300.000 đồng/ 1 tháng.
Đằng sau câu chuyện này nhiều giáo viên hợp đồng cho biết: Thứ mà họ mất nhiều nhất đó chính là niềm tin.
Cô Y. bộc bạch: "Chuyện giáo viên hợp đồng được ký, trả lương thấp hàng chục năm nay không một ai giải quyết.
Chỉ đến khi chúng tôi cầu cứu, báo chí vào cuộc thì xã hội mới biết, mới quan tâm.
Nhiều học trò của tôi, bạn bè, bà con mới ngỡ ngàng: Bây giờ em mới biết lương cô thấp như vậy.
Nếu chỉ coi nghề giáo viên là nghề mưu sinh bình thường có lẽ chúng tôi đã không gắn bó với nghề đến ngày hôm nay.
Nhiều giáo viên vẫn đi làm thêm sau giờ dạy để duy trì cuộc sống".
Một số giáo viên hợp đồng cho rằng: Sau vụ việc này niềm tin vào nghề của giáo viên sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
Thầy T. ấm ức: "Chúng tôi hơn 200 con người trong tổng số hàng nghìn giáo viên hợp đồng tại Hà Nội chưa bao giờ nhận được một câu xin lỗi, một câu nhận trách nhiệm của lãnh đạo.
Chúng tôi bị đẩy ra ngoài đường, mất công việc. Tôi tự hỏi rằng nhiều năm nay vấn đề giáo viên hợp đồng không được giải quyết nhưng họ vẫn ồ ạt tuyển dụng hàng năm.
Vụ việc này lẽ ra phải được giải quyết nhưng họ cứ ngâm thời gian như vậy. Đến thời điểm này liệu chúng tôi kêu cứu có được gì.
Sau vụ này liệu bao nhiêu người có niềm tin về nghề giáo khi nhận ra rằng nghề giáo là nghề lương thấp, lại không được quan tâm".
Nói về kỳ thi viên chức sắp tới, tâm lý chung của nhiều thầy cô là không tin tưởng vào chất lượng cũng như tính nghiêm minh của kỳ thi này.
Những bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương và những giáo viên hợp đồng có thể sẽ bị lãng quên (Ảnh: Vũ Ninh)
Cô Thơm bộc bạch: "Tôi từng biết nhiều trường hợp thi được điểm gần như tuyệt đối mà vẫn trượt.
Ngược lại có nhiều người thi đỗ viên chức khi về trường dạy chuyên môn còn không bằng chúng tôi.
Thậm chí hiệu trưởng còn phải cắt cử giáo viên hợp đồng kèm cặp cho giáo viên biên chế được nhận vào trường. Thử hỏi như thế thì làm sao chúng tôi tin tưởng và an tâm thi được".
Gần đến thời điểm thi viên chức số phận của hàng trăm giáo viên hợp đồng đang bị bỏ ngỏ.
Nếu thành phố không có phương án xét đặc cách thì chắc chắn họ sẽ bị cắt hợp đồng vì có rất nhiều người không đăng ký thi viên chức.
"Tôi cũng như hàng trăm giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn chỉ mong lãnh đạo có một buổi tiếp xúc với chúng tôi.
Hoặc có văn bản cụ thể chỉ đạo để chúng tôi có thể biết được tương lai đi về đâu.
Còn như bây giờ chúng tôi thấp thỏm không yên vì không biết kết quả cuối cùng như thế nào" - cô Thơm kết thúc câu chuyện.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Cơ hội nào cho những giáo viên hợp đồng tại quận Lê Chân, Hải Phòng? Hơn 80 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại quận Lê Chân (Hải Phòng) có cơ hội được trở lại làm việc khi quận này tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019. Ủy ban nhân dân quận Lê Chân (Hải Phòng) vừa ban hành thông báo về việc tuyển dụng viên chức giáo dục bậc mầm non, tiểu học...