Hàng trăm cơ quan, tổ chức tại Việt Nam bị dính mã độc tống tiền W32.WeakPass
Trong thông tin cảnh báo chiến dịch phát tán mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền W32.WeakPass nhắm vào các Server tại Việt Nam, Bkav cho biết theo ước tính của doanh nghiệp này, đến cuối chiều nay, ngày 14/2 số nạn nhân có thể đã lên đến hàng trăm cơ quan, tổ chức.
Chiều nay, ngày 14/2/2019, Hệ thống giám sát virus của Bkav vừa phát đi cảnh báo đang có một chiến dịch tấn công có chủ đích của hacker nước ngoài nhằm vào các Server Public của Việt Nam. Các địa chỉ phát động tấn công của hacker xuất phát từ Nga, châu Âu và châu Mỹ.
“Rất nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã bị hacker tấn công, xâm nhập máy chủ, sau đó thực hiện mã hóa toàn bộ dữ liệu trên server. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng theo ước tính của Bkav, đến cuối buổi chiều 14/2 số nạn nhân có thể đã lên đến hàng trăm cơ quan, tổ chức”, Bkav cho hay.
Theo phân tích của các chuyên gia Bkav, cách thức tấn công của hacker là rà quét các Server cài hệ điều hành Windows của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, dò mật khẩu của những server này bằng cách sử dụng từ điển để thử từng mật khẩu (brute force). Nếu dò thành công, hacker sẽ thực hiện đăng nhập từ xa qua dịch vụ remote desktop, cài mã độc mã hóa tống tiền lên máy của nạn nhân.
Video đang HOT
Các dữ liệu sẽ bị mã hóa bao gồm các file văn bản, file tài liệu, file cơ sở dữ liệu, file thực thi… Nạn nhân muốn lấy lại dữ liệu phải trả tiền chuộc cho hacker. Hacker không công bố số tiền nạn nhân phải trả như các mã độc mã hóa tống tiền thông thường, mà yêu cầu nạn nhân phải liên lạc qua email để trao đổi, thỏa thuận cụ thể. Theo ghi nhận của Bkav thì mỗi máy chủ bị mã hóa dữ liệu, hacker đang để lại một email khác nhau để liên hệ.
Các chuyên gia Bkav cũng cho biết, hiện tại, Bkav đã cập nhật mẫu nhận diện mã độc mã hóa dữ liệu W32.WeakPass vào các phiên bản phần mềm diệt virus Bkav, bao gồm cả bản miễn phí. Các quản trị có thể tải Bkav để quét và kiểm tra cho các máy chủ.
“Tuy nhiên, để phòng chống triệt để loại tấn công này, chúng tôi khuyến cáo quản trị viên cần lên kế hoạch rà soát ngay toàn bộ các máy chủ đang quản lý, đặc biệt là các máy chủ thuộc dạng public ra ngoài Internet, cần đặt mật khẩu mạnh cho máy chủ, đồng thời tắt dịch vụ remote desktop cho máy chủ nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp vẫn cần phải duy trì remote desktop, cần giới hạn quyền truy cập, cấu hình chỉ cho các IP cố định, biết trước được phép remote vào”, chuyên gia Bkav nhấn mạnh.
Trước đó, hồi cuối tháng 12/2018, dự báo xu hướng tấn công mạng năm 2019, các chuyên gia Bkav đã cho hay, mối đe dọa lớn nhất của người dùng Internet Việt Nam trong thời gian tới chủ yếu đến từ mã độc mã hóa tống tiền, mã độc xóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo và tấn công APT. Các loại mã độc này có thể kết hợp nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để tăng tối đa khả năng phát tán, trong đó phổ biến nhất là khai thác lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành và qua email giả mạo.
Nguồn: ictnews
Phát hiện mã độc tống tiền Virobot lây lan nhanh qua email
Một nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật thuộc TrendLabs vừa thông báo về một loại mã độc (ransomware) mới, được họ đặt tên là Virobot, đang lây lan nhanh qua email và rất nguy hiểm.
Theo TheWindowsClub, mã độc tống tiền mới Virobot này tống tiền người dùng bằng cách mã hoá máy tính (ransomware), đang "tác oai, tác quái" với nhiều người dùng tại Mỹ, đặc biệt là nó đang lây lan rất nhanh qua email và có thể theo dõi hành vi gõ phím người dùng.
Thông báo đòi tiền chuộc của Virobot bằng tiếng Pháp
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi tồn tại trên máy tính của nạn nhân, Virobot sẽ tạo một mã khoá ngẫu nhiên để mã hoá tất cả các tài liệu quan trọng trên máy. Các file mà Virobot nhắm đến thường có đuôi là TXT, DOC, DOCX, XLS, XLSX, PPT, PPTX, ODT, JPG, PNG, CSV, SQL, MDB, SLN PHP, ASP, ASPX, HTML, XML, PSD, PDF và SWP, cho thấy khả năng bao phủ của Virobot rất rộng. Sau khi quá trình mã hoá các file kết thúc, Virobot sẽ hiện một dòng thông báo đòi tiền chuộc trên màn hình của người dùng.
Ngoài mã hoá máy tính, mã độc Virobot còn có tính năng như một botnet và spam. Trường hợp người dùng nhiễm ransomware này thông qua ứng dụng email Microsoft Outlook, Virobot sẽ tự động lấy danh sách liên lạc email trong máy của người đó để phát tán cho những người dùng khác một email chứa phần mềm ransomware này. Chính điều này đã làm cho ransomware này lây lan cực nhanh và nguy hiểm vô cùng.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu bảo mật của TrendLabs cũng phát hiện mã độc này còn bao gồm một hệ thống keylogger đơn giản, có thể ghi lại tất cả các thao tác gõ bàn phím của người dùng, sau đó gửi tất cả thông tin này đến một máy chủ. Nguy hiểm hơn, Virobot cũng cho phép người tạo ra ransomware này tải xuống phần mềm độc hại khác từ máy chủ của ransomware và thực thi nó.
Virobot cũng không phải là ransomware đầu tiên đi kèm với keylogger hoặc các thành phần khác. Trước đó, nhiều phần mềm độc hại đã được phát tán gần đây như LokiBot, Rakhni XBash,... cũng thường đi kèm với nhiều tính năng khác, như đào tiền ảo, botnet, keylogger,... với mục tiêu nhắm đến là nhiều đối tượng khác nhau, từ người dùng cá nhân cho đến đến các tổ chức, ngân hàng.
Theo PCWord
Cảnh báo mã độc mới xuất hiện tại Việt Nam Theo thống kê của Bkav, hàng trăm cơ quan, tổ chức trong nước đang là nạn nhân của cuộc tấn công mã độc mới. Trong thông tin cảnh báo chiến dịch phát tán mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền W32.WeakPass nhắm vào các server tại Việt Nam, Bkav cho biết theo ước tính của DN này, đến cuối chiều 14/2 số...