Hàng trăm Cảnh sát cơ động ngâm mình trong mưa lũ cứu dân tại Lào Cai, Yên Bái
Sáng 10-9, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc được tăng cường đến hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn.
Triển khai chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), sáng 10-9, Trung đoàn CSCĐ Tây Bắc đã điều hơn 200 cán bộ, chiến sĩ cơ động đến địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn người dân sau bão số 3.
Tại Lào Cai, các chiến sĩ CSCĐ đã đến các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Bình Minh của TP Lào Cai triển khai sơ tán dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm.
Tại Yên Bái, lực lượng CSCĐ đã triển khai quân đến thị trấn Thác Bà, thị trấn Đại Minh sơ tán nhân dân ra khỏi vùng lũ sạt lở đến nơi an toàn.
* Một số hình ảnh công tác cứu hộ cứu nạn trong sáng nay của Trung đoàn CSCĐ Tây Bắc tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái:
Hội ý triển khai phương án cứu hộ cứu nạn tại TP Lào Cai
Hạ xuồng cứu hộ tại thị trấn Thác Bà
Di dời tài sản của dân đến khu vực an toàn
Đưa người dân ra khỏi vùng ngập lụt tại TP Lào Cai
Ưu tiên cứu hộ không để xảy ra mất an toàn tính mạng.
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh CSCĐ, 100% quân số CSCĐ đang ứng trực và sẵn sàng triển khai quân đến các địa bàn xung yếu để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn hậu bão số 3.
Lũ sông Hồng sắp vượt đỉnh lịch sử, Hà Nội nguy cơ ngập các quận nội thành
Trong đêm 9.9 và sáng 10.9, lũ trên sông Hồng (sông Thao) tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên, dự báo vượt mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008.
Tại Hà Nội, nước lũ dâng cao có nguy cơ ngập vào các quận nội thành.
Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Hồng vừa được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra tối 9.9.
Lũ trên sông Hồng tại Yên Bái. ẢNH: Đ.H
Theo dự báo, trong 6 - 12 giờ tới, lũ trên sông Lục Nam tiếp tục xuống dưới báo động (BĐ)3. Trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang lũ tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2.
Đặc biệt, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên và duy trì ở trên mức BĐ3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008.
Lũ trên sông Hồng tại Phú Thọ tiếp tục lên mức BĐ1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ2, sông Thương lên mức BĐ3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ1.
Đáng chú ý, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1.
Trong 12 - 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Lục Nam sẽ xuống mức BĐ2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2.
Lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Yên Bái sẽ biến đổi chậm, duy trì ở mức trên BĐ3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008.
Lũ trên sông Hồng tại Phú Thọ tiếp tục lên vượt mức BĐ1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên mức BĐ3, sông Thương lên trên mức BĐ3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ2.
Vào đêm mai 10.9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở mức BĐ1.
Hà Nội nguy cơ ngập các quận nội thành
Cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến 11.9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2 - BĐ3, có sông trên BĐ3.
Do nước lũ lên cao dẫn đến nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm. Một số khu vực tại nhiều tỉnh, thành có nguy cơ ngập lụt cao, gồm: các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, TP.Yên Bái (tỉnh Yên Bái); TP.Bắc Giang và các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam (tỉnh Bắc Giang); TP.Thái Nguyên, TP.Sông Cầu, T.X Phổ Yên, các huyện: Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên); TP.Bắc Ninh, H.Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ); các huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa (Tuyên Quang); các quận: Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, H.Gia Lâm (TP.Hà Nội)
Lũ trên các sông, suối lên cũng gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, nhiều bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế - xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng - Thái Bình.
Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng - Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
71 người chết và mất tích, 732 người bị thương do bão lũ Tính đến 18h hôm nay (ngày 9/9), đã có 71 người chết, mất tích (49 người chết, 22 người mất tích) do bão và hoàn lưu bão Yagi gây ra. Theo báo cáo của Cục Đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), từ ngày 7 - 9/9, bão Yagi và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp...