Hãng thông tấn Anh viết về vẻ đẹp của ‘gà rồng’ Việt Nam
Nổi tiếng có đôi chân lớn và sần sùi như “vẩy rồng”, gà Đông Tảo từ lâu đã trở thành món ngon ở Việt Nam và được tiêu thụ chủ yếu trong dịp Tết Nguyên Đán.
Gà Đông Tảo nổi tiếng với đôi chần xù xì như da rồng. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, giống gia cầm quý hiếm này còn gọi là “ gà rồng”. Đôi chân của giống gà này màu đỏ, có kích thước to bằng lon bia và có vảy. Chúng có nguồn gốc từ làng Đông Tảo, cách thủ đô Hà Nội 30 km về phía Đông Nam.
Một bài viết của hãng tin AFP (Pháp) miêu tả một con gà Đông Tảo trưởng thành có thể nặng tới 6 kg. Thịt của gà Đông Tảo rắn chắc, ít mỡ, có mùi thơm đặc trưng và vị đậm đà. Ngày xưa, chỉ có những người trong hoàng tộc mới được thưởng thức món ăn từ loại gà này. “Gà rồng” Đông Tảo được cho là mang lại may mắn và giàu có cho những người chủ.
Trong đời sống hiện đại, nhu cầu về gà Đông Tảo tăng mạnh do số lượng người khá giả tại Việt Nam – một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á – cũng ngày càng tăng.
Anh Lê Trọng Dũng, một người chăn nuôi gà trong làng, cho biết: “Một con gà rồng trưởng thành một năm tuổi nuôi ở làng Đông Tảo được bán với giá lên tới 5 triệu đồng, thậm chí có khi lên tới 10 triệu đồng”.
Bộ phận ngon nhất của con gà là cặp chân. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, một người nuôi gà ở địa phương, chia sẻ bộ phận quý giá nhất của con gà là cặp chân siêu giòn khi chị bế chú gà trống 2 tuổi trên tay.
Anh Lộc Đức Toàn, đầu bếp 25 tuổi ở Hà Nội, chỉ ra gà Đông Tảo ngon nhất khi được 13 đến 15 tháng tuổi và hấp là một trong những cách chế biến ngon nhất.
“Khi hấp, da sẽ giòn, có mùi thơm riêng và thịt ngọt hơn so với các loại thịt gà thông thường khác”, đầu bếp Toàn miêutả.
“Gà rồng” hiện nay cũng được nuôi ngoài làng, tạo cơ hội cho nhiều người tiêu dùng được thưởng thức hơn. Tuy nhiên,theo ông Phan Văn Hiếu – một quản lý trong ngành nông nghiệp địa phương, gà Đông Tảo được nuôi trong làng và cho ăn hoàn toàn bằng lúa và ngô sẽ cho hương vị ngon nhất. Hiện tại, sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Đổ xô check-in làng hương nổi tiếng ở Hà Nội từng lên báo nước ngoài
Ngôi làng có nghề truyền thống hơn 100 năm gây ấn tượng với du khách ngay từ lần đầu tiên bởi những bó hương tạo hình đẹp mắt, không gian tràn ngập màu sắc rực rỡ như xanh, đỏ, vàng,...
Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 35km, làng Quảng Phú Cầu (thuộc thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) được biết đến với nghề làm tăm hương truyền thống hơn 100 năm qua. Loại hương này không chỉ được vận chuyển tới nhiều tỉnh thành khắp cả nước mà còn được "xuất ngoại" đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,... (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Những năm gần đây, làng hương Quảng Phú Cầu tập trung phát triển cả du lịch và nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng, thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách, nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước tới tham quan, chụp hình. Vẻ đẹp đa màu sắc ở ngôi làng này còn gây ấn tượng mạnh với truyền thông nước ngoài khi từng xuất hiện trên một số trang báo, hãng tin quốc tế như AFP (Pháp) hay South China Morning Post (Trung Quốc) (Ảnh: Blog của Rọt).
Sau Tết Nguyên đán 2023, làng hương Quảng Phú Cầu càng thu hút du khách bởi những bó hương nổi bật, đủ màu sắc như đỏ, hồng, xanh, vàng,... xếp ngay ngắn, tạo hình như những khóm hoa (Ảnh: Chu Đức Giang).
Để hấp dẫn khách du lịch hơn, một số gia đình ở đây còn dùng những khóm tăm hương tạo thành hình bản đồ Việt Nam với lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng rất đẹp mắt. Đây cũng là góc "sống ảo" được nhiều kols, travel blogger,... "đổ xô" về check-in (Ảnh: Blog của Rọt).
Bạn Nguyễn Hoài (24 tuổi, travel blogger tự do) chia sẻ, bản thân rất ấn tượng với không gian tràn ngập màu sắc của một làng nghề truyền thống ở Thủ đô. "Mình từng có cơ hội ghé thăm nhiều làng nghề truyền thống ở miền Bắc nhưng hiếm thấy nơi đâu đẹp rực rỡ và nổi bật như làng Quảng Phú Cầu. Trước giờ, nhắc đến làng hương, mình thường nghĩ đến Huế nhưng tới đây thì cảm giác như một góc thơ của xứ Huế được gói trọn trong lòng Hà Nội vậy", 9X bày tỏ (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Tới làng hương Quảng Phú Cầu, ngoài tham quan và chụp hình, nữ travel blogger còn được chủ nhà giới thiệu và hướng dẫn về công việc của bà con nơi đây cũng như các bước làm nên một bó chân hương đều và đẹp,... (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Được biết, để vào tham quan, tìm hiểu và chụp hình trong một số cơ sở sản xuất tăm hương tại đây, du khách phải mua vé với giá dao động từ 50.000 - 100.000/người. Dù chi phí khá cao, tuy nhiên theo Hoài, mức giá này có thể hiểu vì các cô chú làng nghề phải bỏ công sắp xếp tăm hương thành các background kỳ công cho khách tham quan. Sáng họ xếp hương ra, chiều lại dọn vào, ngày nào cũng lặp đi lặp lại công việc như vậy (Ảnh: Hoài Nguyễn).
"Các cô chú ở đây thường dọn hương khá sớm, khoảng 4-4:30 chiều. Bạn nên ghé thăm sớm hơn chút để có nhiều thời gian chụp ảnh hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn các bộ váy, áo dài theo tông màu kem, be sáng hay xanh và lựa tới làng hương vào những ngày nhiều nắng để lên hình nổi bật, ấn tượng hơn", nữ travel blogger cho hay (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Tuy khá xa trung tâm thành phố và không gần các điểm tham quan nổi tiếng nhưng làng hương Quảng Phú Cầu vẫn thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài bởi nét văn hóa truyền thống đặc trưng (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Để di chuyển tới đây, du khách có thể đi ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Ngoài ra, làng hương cũng nằm gần thị trấn Vân Đình, nơi nổi tiếng với các món vịt cỏ, có giá thành bình dân nên bạn có thể kết hợp thưởng thức trong cùng một chuyến đi (Ảnh: Hoàng Hiếu).
Cuộc sống của tỷ phú Hoàng Kiều trong căn biệt phủ triệu đô ở Mỹ: View xa hoa đậm chất thượng lưu, thú vui làm thơ về mĩ nhân ở tuổi xế chiều Từng là vị tỷ phú người Mỹ gốc Việt lọt Top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới, Hoàng Kiều khiến nhiều ngưỡng mộ khi sở hữu khối tài sản kếch xù và không gian sống triệu đô bên gia đình nhỏ của mình. Tỷ phú người Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều (Sinh năm 1944) là một doanh nhân có tiếng, ông kinh...