Hãng sản xuất kính cường lực Gorilla Glass phải dùng ‘tiếng lóng’ để chỉ Apple nhằm tránh bị ‘phạm húy’
Để bảo vệ danh tính của Apple, Corning vẫn không dám nhắc nhắc tới đối tác của mình một cách đích danh, mặc dù đã làm việc trên các mẫu iPhone đầu tiên từ năm 2007.
“Tôi phải nói với bạn rằng tôi cảm thấy không hoàn toàn đúng cho lắm khi gọi lớn cái tên Apple”, CEO Wendell Weeks của Corning nói trong cuộc họp báo thu nhập gần đây của công ty. “Tôi vẫn chưa nghĩ mình đã từng làm được điều đó. Bên trong công ty, chúng tôi có một tên mã riêng cho Apple, chúng tôi thậm chí không bao giờ nói tới từ ‘Apple’ bên trong công ty. Vì vậy, nếu bạn có thể nhìn thấy tôi, với gương mặt hơi ửng hồng và đang lên cơn lo lắng, có lẽ là tôi vừa đọc hơi to tên của họ xong”.
Weeks không tiết lộ tên mã được sử dụng trong công ty. Tuy nhiên, đó là một chi tiết gợi mở đáng chú ý về mức độ bí mật tới mức ám ảnh của Apple, cũng như nỗi sợ hãi của các công ty khi vô tình gọi ra tên hãng sản xuất iPhone, trong một ngành kinh tế được xây dựng dựa trên các thỏa thuận không được tiết lộ.
Theo CNBC , Corning đã được Apple trả tới 450 triệu USD kể từ năm 2017. Nhưng CEO của Corning có vẻ vẫn không thoải mái ngay cả khi thảo luận về mối quan hệ giữa hai công ty.
Corning đã hợp tác với Apple ngay từ những ngày đầu tiên.
Và không chỉ Corning, nhà sản xuất chip âm thanh Cirrus Logic, công ty nhận được 81% tổng doanh số từ Apple, cũng có chung một vấn đề như vậy.
Video đang HOT
“Các giám đốc điều hành của Cirrus hiếm khi nói tới cái tên Apple và trong nhiều năm, họ hoàn toàn tránh điều đó. Năm 2017, một bài thuyết trình của nhà đầu tư bao gồm một slide với nhiều loại logo của khách hàng, nhưng không thể tìm thấy logo của Apple. Thay vào đó, slide này bao gồm hình ảnh một chiếc hộp màu nâu với dòng chữ ‘Khách hàng số 1′. Các nhà đầu tư gần đây chỉ đơn giản nói rằng Cirrus Logic đang cung cấp sản phẩm cho bảy nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu”, báo cáo cho biết.
Gần đây nhất, vào thời điểm mà Apple được cho là đang cân nhắc mối quan hệ kinh doanh với Hyundai để cùng phát triển Apple Car, công ty Hàn Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của các cuộc đàm phán, thứ khiến cổ phiếu của họ tăng vọt. Tuy nhiên, ngay sau đó hãng đã lùi lại và ngừng đề cập đến Apple một cách hoàn toàn.
Steve Jobs là người đầu tiên chế định những quy tắc bảo mật về sản phẩm và công ty, khi ông quay trở lại Apple vào năm 1997. Trong suốt những năm Jobs vắng mặt, Apple nổi tiếng vì các vụ rò rỉ thông tin “như một cái sàng”.
Ngày nay, trong khi các nguồn tin vẫn còn bị rò rỉ, Apple đã phần nào làm tốt hơn trong việc kiểm soát các câu chuyện. Tim Cook đã thay đổi Apple rất nhiều từ khi trở thành CEO. Nhưng có một điều ông đã không thay đổi, đó là các quy tắc bảo mật. Vì đơn giản, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho Apple.
Apple Car sẽ 'đáng sợ' thế nào với ngành ô tô: Biến các nhà sản xuất xe hơi truyền thống thành 'nhà thầu phụ', chuỗi cung ứng linh kiện toàn cầu xáo trộn dữ dội
Kế hoạch tạo ra 'iPhone của ngành ô tô' của Apple có thể khiến ngành xe hơi toàn cầu rung lắc mạnh.
Gã khổng lồ Apple vừa tiết lộ kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô. Công ty của Mỹ đã nói về kế hoạch tạo ra một chiếc xe tự lái được sản xuất thông qua việc hợp tác với 1 nhà sản xuất ô tô truyền thống, sử dụng mô hình kinh doanh giống với sản xuất iPhone.
Nếu suôn sẻ, chiếc Apple Car chắc chắn sẽ tạo ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn tới ngành công nghiệp ô tô.
Chuỗi cung ứng linh kiện ô tô xáo trộn
Ngay khi thông tin về kế hoạch kinh doanh mới mẻ kể trên của Apple được tiết lộ, cổ phiếu của một vài công ty công nghệ cao liên quan tới xe hơi của Mỹ và Trung Quốc đã tăng chóng mặt.
Tại Mỹ, những công ty như Velodyne LiDar - một nhà sản xuất cảm biến phát hiện ánh sáng và các loại cảm biến (lidar) hoạt động như "mắt" của ô tô tự lái, đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, các nhà đầu tư đổ xô vào Contemporary Amperex Technology, nhà sản xuất pin cho xe điện lớn nhất thế giới và các nhà cung cấp linh kiện liên quan đến xe điện khác.
Một chiếc Apple Car dĩ nhiên sẽ là nơi chứa "hàng loạt" công nghệ cao. Như vậy, các nhà cung ứng linh kiện ô tô chắc chắn có thể chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ.
Dự án Apple EV dự kiến sẽ tạo ra những tác động nghiêm trọng hơn đến ngành ô tô thông qua việc sử dụng bí quyết sản xuất và phát triển điện thoại thông minh để thiết kế ô tô và sản xuất thông qua mô hình phân công lao động theo chiều ngang. Theo đó, Apple có thể sẽ tập trung toàn bộ vào thiết kế xe và thuê ngoài sản xuất giống như những gì làm với iPhone - họ chỉ thiết kế và thuê ngoài sản xuất toàn bộ với các đối tác như Hon Hai Precision Industry.
Trong trường hợp của Apple Car, Apple được cho là dành toàn lực cho công việc thiết kế tổng thể bao gồm cả công nghệ xe tự lái và sẽ thuê ngoài sản xuất. Cách tiếp cận này có thể làm lung lay mô hình kinh doanh hiện tại của ngành công nghiệp ô tô là "hội nhập theo chiều dọc" - tức là các nhà sản xuất ô tô sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình từ thiết kế đến sản xuất.
Trên thực tế, mô hình kinh doanh phân công lao động theo chiều ngang cũng đang dần nổi lên trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc. Baidu, một công ty internet hàng đầu của Trung Quốc hiện đang dẫn đầu sự phát triển của công nghệ xe tự lái. Đầu tuần này, họ thông báo rằng sẽ sản xuất xe điện với Zhejiang Geely Holding Group, một nhà sản xuất ô tô lớn ở trong nước, trên cơ sở sản xuất thiết bị gốc.
Ngoài ra, Didi Chuxing Technology cuối cùng cũng đã tiết lộ công khai chiếc xe điện được phát triển cho dịch vụ gọi xe của mình vào tháng 11. Nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, được 550 triệu người trên thế giới sử dụng, đặt mục tiêu đưa 1 triệu chiếc vào sử dụng vào năm 2025. Được biết, BYD Auto, một nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chính là đơn vị được Didi ký hợp đồng sản xuất xe điện cho họ.
Magna International, nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu của Canada đang được coi là ứng cử viên sáng giá để sản xuất Apple Car. Foxconn của Đài Loan, công ty đã hợp tác với Apple trong sản xuất điện thoại thông minh, cũng được cho là muốn giành được đơn đặt hàng.
Biến hãng xe truyền thống thành nhà thầu phụ
Dự án của Apple cũng thu hút sự quan tâm từ các nhà sản xuất ô tô. Hyundai Motor của Hàn Quốc cho biết hôm thứ sáu tuần trước rằng họ đang đàm phán sớm với Apple về mối quan hệ hợp tác để phát triển một chiếc xe điện. Một đơn đặt hàng lớn để sản xuất xe, nếu nhận được, có thể sẽ giúp Hyundai nâng cao tỷ lệ công suất hiệu dụng và ổn định lợi nhuận.
Điều đáng nói là các chuyên gia phân tích nhận định rằng, dự án Apple Car có thể lật đổ sự vượt trội của các nhà sản xuất ô tô truyền thống đầu ngành. Viễn cảnh dễ xảy ra nhất là các nhà sản xuất ô tô có thể "trở thành nhà thầu phụ của Apple và mất đi tính độc đáo riêng của họ", một giám đốc điều hành tại một hãng xe lớn của Nhật cảnh báo.
BYD quyết định sản xuất xe điện cho Didi vì họ kỳ vọng thu được lợi nhuận thông qua việc tăng sản lượng, một chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp ô tô cho biết.
Hiện tại, hàng loạt công ty ở châu Á đang bắt đầu nỗ lực giành lấy cái gật đầu hợp tác của Apple với dự án Apple Car. Một câu hỏi đặt ra là liệu phần thắng có lại về tay các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc như những gì đã xảy ra với lĩnh vực điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng hay không?
Apple Car ra mắt sớm nhất vào năm 2025 Nhà nghiên cứu Ming-chi Kuo vừa cảnh báo mọi người không nên tin vào những lời dự đoán sớm, xung quanh báo cáo nói rằng Apple Car sẽ ra mắt vào năm 2024. Apple Car là tham vọng được Apple đặt mục tiêu từ lâu Theo AppleInsider , ông Kuo đã đưa ra 3 lý do tại sao các nhà đầu tư không...