Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Ngộ nhận và lao theo ngành ‘hot’

Theo dõi VGT trên

Theo TS Huỳnh Anh Bình, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông còn yếu kém, nhiều em chọn sai ngành học, dẫn đến tình trạng hàng nghìn sinh viên “đứt gánh giữa đường”.

Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Ngộ nhận và lao theo ngành &'hot' - Hình 1

ảnh minh họa

Hàng năm, các trường đại học trên cả nước đưa ra quyết định cảnh báo học vụ, buộc thôi học với những có kết quả học tập không đạt yêu cầu.

Ở Sài Gòn, con số này lên đến hàng nghìn em khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về chương trình đào tạo, chất lượng sinh viên. Dư luận băn khoăn tại sao nhiều em vốn học rất tốt ở phổ thông lại “tụt dốc không phanh” khi bước vào đại học.

Trao đổi với Báo , TS Huỳnh Anh Bình – Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP.HCM, người gắn bó công tác hướng nghiệp 10 năm – cho hay không ít bạn trẻ chấp nhận bỏ phí mấy năm trời khi muộn màng phát hiện ngành học không phù hợp sở thích, bản thân không đủ năng lực để theo hoặc tương lai của ngành quá u ám.

Tư vấn hướng nghiệp kiểu chắp vá

- Nhiều năm tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, theo ông, những nguyên nhân nào khiến hàng nghìn sinh viên bị đuổi học ở Sài Gòn, cũng như trên phạm vi cả nước?

- Nguyên nhân sâu xa nằm ở việc sinh viên chọn sai ngành nghề. Trong quá trình học, các em phát hiện mình không hợp với nó, dẫn đến chán nản và mất động lực học tập.

Thứ hai, nhiều em không tìm hiểu kỹ về ngành nghề, cũng như chương trình học ở cao đẳng, đại học, không hiểu sẽ phải học những gì nên bị sốc.

Nhiều em học ngành Dược nhưng không lường trước sẽ tiếp xúc nhiều với hóa chất hay sinh viên ngành Du lịch chưa biết chương trình yêu cầu di chuyển nhiều, tốn kém chi phí để học và thực hành.

Ngoài ra, không ít người quá ảo tưởng vào bằng cấp, cho rằng cứ cầm tấm bằng đại học, cao đẳng là có việc ngay. Nhưng những con số thất nghiệp khiến họ dần nhận ra thực tế rồi cảm thấy chán nản, hoang mang.

Tình trạng hàng nghìn sinh viên bị đuổi học còn do nhiều bạn chưa có thái độ, phương pháp học tập đúng đắn. Các em vẫn duy trì thói quen ở phổ thông, trong khi nhiều trường đại học, cao đẳng linh hoạt trong cách đào tạo.

Người trẻ cũng dễ bị tác động bởi thông tin bên ngoài, lời đồn đại. Nhiều em đọc thông tin thất nghiệp nhưng không phân tích, đánh giá mà tự dọa mình, mất động lực vươn lên. Không ít trường hợp đi gần tới đích nhưng vẫn bỏ cuộc.

- Một trong những nguyên nhân sâu xa được cho là việc định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông còn bỏ ngỏ, nhiều nơi không có, một số nơi “cưỡi ngựa xem hoa”. Ông đánh giá thế nào về hiện trạng này?

- Hiện tại, chương trình hướng nghiệp được Bộ GD&ĐT đánh giá cao và đưa vào trường THPT. Nhưng trong quá trình triển khai, việc này còn chắp vá. Nhiều thầy cô chưa được đào tạo hay hỗ trợ về công cụ, khó thực hiện tròn vai trách nhiệm hướng nghiệp.

Hơn nữa, chương trình đào tạo ở phổ thông quá nặng. Nhiều học sinh tâm sự với tôi rằng các em học từ thứ hai đến thứ bảy, thậm chí chủ nhật cũng không được nghỉ thì lấy đâu thời gian để trải nghiệm ngành nghề.

Hướng nghiệp ở phổ thông cần được thay đổi để học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế vì chỉ như vậy các em mới hiểu nghề, tránh chọn nhầm. Các cơ quan truyền thông, báo chí cũng cố gắng làm công tác hướng nghiệp nhưng còn thiếu nhiều công cụ, phương pháp, thời gian.

Bài toán hướng nghiệp ở nước ta cần được giải quyết sớm. Bởi với tương lai mỗi học sinh, học giỏi thôi chưa đủ. Quan trọng hơn, các em phải chọn đúng nghề.

Video đang HOT

Các trường đại học, cao đẳng nên bớt tập trung vào tuyển sinh để chú trọng hơn công tác hướng nghiệp. Các trường có nguồn lực, có chuyên gia. Sự đồng hành của họ là tốt nhất cho công tác hướng nghiệp.

Ngoài ra, những người đang đi học hoặc đã ra trường cũng nên tham gia hướng nghiệp, dùng trải nghiệm của bản thân để khuyên bảo thế hệ sau. Tôi hy vọng mọi người góp sức để học sinh không chọn sai nghề, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, cơ hội.

Chọn sai ngành học do chưa hiểu mình và nghề

- Nhiều năm tư vấn nghề nghiệp, ông thấy phần lớn bạn trẻ chọn trường, ngành học dựa trên những yếu tố gì? Những lựa chọn đó sai lầm như thế nào và có thể phải trả giá ra sao?

- Khi chọn nghề, các em dễ sai lầm do hay bị tác động vì yếu tố bên ngoài. Ví dụ, nhà kế bên có người học Marketing ra trường thất nghiệp, thế là em tin rằng học ngành này thất nghiệp mà đâu biết cách đó vài ba km, có người ra trường kiếm việc tốt.

Thứ hai, các em có công cụ nhưng thiếu phương pháp tìm kiếm và chưa xử lý thông tin tốt. Chẳng hạn, khi tìm kiếm về ngành nghề, chỉ cần thêm cụm từ “chuẩn đầu ra”, các em sẽ tìm được thông tin học ở đâu, học cái gì, ra trường làm gì. Nhiều bạn không biết điều đó.

Một số em còn lệ thuộc vào ý kiến cha mẹ. Khi định hướng nghề nghiệp, hai bên không khớp, các em nghe theo lời bố mẹ vì thiếu khả năng đối thoại, dễ bị tác động hoặc nghĩ nghe lời là có hiếu.

Ngoài ra, không ít bạn trẻ nhìn nhận một mặt, tin vào mặt màu hồng của nghề mà bỏ qua mặt trái. Nhiều người chọn nghề chỉ vì thấy sự hào nhoáng của nó qua phim ảnh như người học Quản trị nhà hàng khách sạn được mặc áo vest, cuộc sống của hướng dẫn viên du lịch gắn liền ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, đi xe hơi.

Trong quá trình chọn ngành nghề, một số em chỉ quan tâm độ “hot”, thấy ngành “hot” là đăng ký mà không suy xét liệu mình có phù hợp, dẫn đến gặp khó khăn trong học tập và tìm việc.

Nhìn chung, phần lớn học sinh hiểu được phải cân nhắc năng lực, đam mê và nhu cầu của thị trường lao động trước khi quyết định. Song không ít người chưa xác định được đam mê, nhầm lẫn với sở thích nhất thời. Một số khác lại ngộ nhận, ảo tưởng năng lực, nghĩ rằng cứ hát hay, xinh đẹp là có thể làm ca sĩ. Không hiểu mình, hiểu nghề, các em trẻ dễ chọn sai hướng đi cho tương lai.

- Học sinh nên chọn ngành nghề như thế nào để không bị chán học, thi lại trường khác hoặc bị buộc thôi học ở đại học?

- Hiện tại, một số bộ tiêu chí hướng nghiệp, trắc nghiệm chọn ngành nghề được áp dụng như MBTI hay Holland. Việc chọn nghề có thể dựa trên nhiều tiêu chí nhưng 3 yếu tố chính vẫn là năng lực, đam mê của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Trong đó, hai cái đầu đóng vài trò quan trọng.

Trong quá trình hướng nghiệp, tôi luôn cố gắng để các em hiểu mình, hiểu nghề, nắm chắc tương lai. Chọn đúng nghề sẽ giúp các em học nhẹ nhàng, hiệu quả, tránh trường hợp bị buộc thôi học đáng tiếc và dễ thành công hơn.

- Công tác tư vấn nên được tiến hành như thế nào để thực sự định hướng nghề nghiệp cho học sinh? Liệu có nên mở rộng khỏi khuôn viên trường học?

- Hiện nay, nhà trường làm công tác lý thuyết tốt, cho học sinh hướng đúng. Nhưng các em cần trải nghiệm nghề nghiệp. Điều này trường khó đáp ứng được. Người trẻ phải trải nghiệm bên ngoài từ nhà máy, xí nghiệp, đại học, cao đẳng.

Xã hội hóa trong hướng nghiệp, tức nhiều đơn vị cùng làm hướng nghiệp, là xu thế. Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm độ tuổi trong hướng nghiệp.

Chúng ta cần làm thế nào để học sinh có ý thức chọn nghề sớm, đồng thời quan tâm hơn tới những công cụ giúp các em khám phá bản thân, tìm ra nghề nghiệp phù hợp.

Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng mỗi người có thể giỏi 5 lĩnh vực. Một số nước đã hướng dẫn học sinh vạch ra 5 nghề nghiệp phù hợp mình nhất. Trong 3 năm trung học, các em trải qua nhiều cuộc thi để loại ra 3 ngành yếu, còn lại hai ngành phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, tôi hy vọng phụ huynh không đổ dồn trách nhiệm cho nhà trường, xã hội mà nên là người đồng hành với con trong quá trình chọn ngành nghề.

Câu chuyện buồn khác của hướng nghiệp là một số phụ huynh không muốn đầu tư để con tìm hiểu, chọn nghề nhưng lại sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để chạy việc cho con.

Theo Zing

Vì sao hàng nghìn sinh viên bị đuổi học ở Sài Gòn?

Mỗi năm, hàng nghìn sinh viên bị cảnh cáo học vụ, thậm chí phải thôi học ở Sài Gòn. Đây là vấn đề khiến một số trường đại học ở TP.HCM đau đầu.

Vì sao hàng nghìn sinh viên bị đuổi học ở Sài Gòn? - Hình 1

Tư vấn ngành nghề cho học sinh phổ thông là việc cần thiết. Ảnh: Phước Tuần.

Cảnh cáo học vụ, đình chỉ học tập là chuyện "đặng chẳng đừng" đối với các trường đại học. Nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường với vấn đề giữ chân người học là bài toán không dễ với nhiều cơ sở giáo dục.

Điều đáng nói, không ít sinh viên bị xử lý học vụ từng học giỏi, xuất thân từ trường chuyên hoặc nằm trong diện tuyển thẳng. Số lượng sinh viên "rơi rụng" mỗi năm ở các trường khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng sinh viên và nguyên nhân của vấn đề.

'Bảng phong thần' mỗi năm học

Điểm sơ qua về con số sinh viên bị cảnh cáo học vụ hay buộc thôi học ở một số trường đại học tại TP.HCM khiến nhiều người giật mình. Trường ít nhất cũng vài trăm sinh viên trong một năm học, nhiều nhất lên đến cả nghìn sinh viên chỉ trong học kỳ.

Năm 2016, lãnh đạo ĐH Nông Lâm TP.HCM phải ký một lúc 946 quyết định buộc thôi học. Đây là những sinh viên không chịu học hành, bị cảnh cáo 3 lần liên tục.

Vì sao hàng nghìn sinh viên bị đuổi học ở Sài Gòn? - Hình 2

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên bị xử lý học vụ. Ảnh: Anh Tuấn.

Hiện nay, bình quân mỗi năm ĐH Nông Lâm TP.HCM có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học (cả tự nguyện và bắt buộc), chiếm tỷ lệ khoảng 4%-5% tổng số sinh viên đào tạo.

Đầu tháng 10/2017, ĐH luật TP.HCM cũng đưa ra danh sách 112 em bị buộc thôi học và cảnh cáo 66 trường hợp khác, do học lực quá kém cỏi hoặc không tham gia các học phần.

ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm học 2016-2017, buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo học vụ khoảng 600 em.

Tháng 4/2016, ĐH Sư phạm TP.HCM công bố danh sách 617 sinh viên các khóa (từ K37 đến K40) thuộc diện bị buộc thôi học và 666 sinh viên các khóa (từ K37 đến K41) bị cảnh báo học vụ.

Số liệu thống kê trong học kỳ I năm học 2016-2017 của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng khiến nhiều người bất ngờ: 1.888 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, trong đó rất nhiều em bị cảnh cáo đến lần 2. Nhà trường phải ký quyết định buộc thôi học đối với hơn 180 trường hợp chỉ trong một học kỳ.

Tương tự, hiện nay, số lượng bị xử lý học vụ của ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng khoảng 300 sinh viên/năm, tập trung sinh viên năm nhất.

Xem lại định hướng nghề nghiệp

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng việc thôi học giữa chừng được hiểu theo hai nghĩa: Bị buộc thôi học và tự nguyện điều chỉnh của cá nhân.

Một số sinh viên đang học bình thường, thậm chí có kết quả tốt sau một thời gian lại "ngộ" ra ngành học không phù hợp, nên phải chuyển ngành hoặc trường.

Ông Lý cho rằng không riêng gì sinh viên ĐH Nông Lâm TP.HCM, hầu hết sinh viên thôi học giữa chừng thường xuất phát từ các nguyên nhân như kết quả học tập không đạt, bị kỷ luật do thái độ học tập không tốt hoặc quá thời hạn đào tạo.

Về phía trường, dù việc buộc thôi học đối với sinh viên là "cực chẳng đành", các trường cũng muốn giữ và nâng cao chất lượng đào tạo nên phải làm quyết liệt.

Ở ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, số sinh viên bị kỷ luật học vụ chủ yếu rơi vào năm nhất. Nguyên nhân được ông Phạm Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh của trường, nhận định là các em chưa ổn định tâm lý khi học tập. Một số muốn thi lại vào ngành, trường khác. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề nằm ở công tác định hướng nghề cho học sinh phổ thông.

TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí - Chế tạo máy, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng gốc của vấn đề là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

"Gần như học sinh cấp 3 không định hướng chính xác nghề nghiệp, họ không biết mình đam mê cái gì, có khả năng với ngành nghề nào", ông Thịnh nói.

Cũng theo TS Thịnh, hiện nay, học sinh chọn ngành theo sự chỉ định của bố mẹ, theo bạn bè hoặc truyền thống gia đình mà bỏ qua việc xem xét khả năng của bản thân. Vào đại học, sinh viên bỡ ngỡ với cách học, phải thay đổi tư duy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Do đó, nhiều em bị sốc.

Một nguy cơ khác cũng rất đáng lưu tâm là sinh viên bị cuốn vào làm thêm, bán hàng đa cấp. TS Nguyễn Trường Thịnh nhớ rất rõ trường hợp một nữ sinh có lực học tốt nhưng kiên quyết bỏ học giữa chừng vì chạy theo cái lợi trước mắt từ việc bán hàng đa cấp. Nhiều sinh viên nảy sinh tâm lý coi thường việc học khi đã kiếm được việc làm thêm với thu nhập cao, dẫn đến bỏ bê, trì trệ chuyện học.

Truyền lửa cho sinh viên

Để hạn chế tình trạng này, cách làm phổ biến ở các trường đại học hiện nay là gửi thông báo kết quả học tập hoặc kết quả xử lý học vụ đến phụ huynh, đồng thời nhắc nhở trên tài khoản của mỗi bạn.

Tuy nhiên, cách làm đó cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Cốt lõi là phải giúp sinh viên nhận ra và duy trì đam mê với ngành học và công việc sau này.

Ngoài các biện pháp quản lý, nhắc nhở cho sinh viên và gia đình, hiện nay, nhiều trường đại học bắt đầu chú trọng đến việc hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho tân sinh viên.

"Cách đây 5 năm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đưa vào Nhập môn chuyên ngành nhằm giúp sinh viên hiểu được mình đang học cái gì, nghề nghiệp này ra trường làm gì, đặc tính công việc, cách học, nghiên cứu, cơ hội việc làm. Quan trọng là truyền lửa đam mê cho các bạn", TS Nguyễn Trường Thịnh cho biết.

Ngoài ra, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho sinh viên chuyển ngành nếu cảm thấy chọn nhầm, tránh trường hợp bỏ học.

Để sinh viên không chọn nhầm ngành học, ĐH Nông Lâm TP.HCM chú trọng công tác tư vấn tuyển sinh cho học sinh các trường phổ thông.

Đồng thời, trường cũng tạo ra nhiều sân chơi học thuật, các buổi nói chuyện với diễn giả về ngành học, tạo hứng thú giữa việc học và hành, tư vấn đầu ra cho sinh viên..., thúc đẩy động lực học tập cho bạn trẻ.

Theo Giadinh.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốcChấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốc
21:52:25 02/02/2025
Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
21:56:12 02/02/2025
Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2
23:30:59 02/02/2025
Diễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chayDiễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chay
21:35:07 02/02/2025
Lê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câuLê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câu
22:09:17 02/02/2025
Lê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê baiLê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê bai
21:49:40 02/02/2025
Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'
23:25:16 02/02/2025
Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!
23:36:10 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tình báo Ukraine yêu cầu binh sĩ tăng cường thu thập mẫu vật vũ khí Nga

Tình báo Ukraine yêu cầu binh sĩ tăng cường thu thập mẫu vật vũ khí Nga

Thế giới

07:22:04 03/02/2025
Những mẫu vật được đánh giá cao là các bộ phận của máy bay không người lái, thiết bị tác chiến điện tử, bộ phận tên lửa, bo mạch hay hệ thống dẫn đường.
Mùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượu

Mùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượu

Góc tâm tình

07:17:35 03/02/2025
Chẳng lẽ ngày Tết tôi lại kể ra chuyện không ra thể thống gì của nhà mình nhưng mà hơn chục năm qua tôi nín nhịn đến mức sắp sửa nổ tung mất rồi rồi.
Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tin nổi bật

07:16:43 03/02/2025
Nhiều tài xế né kẹt xe trên cao tốc chuyển lộ trình về hướng phà Cát Lái để qua TPHCM khiến bến phía Đồng Nai ùn tắc kéo dài, chiều ngày 2/2 (mùng 5 Tết)
Vấn nạn doanh nghiệp 'ma': Thách thức đối với kinh tế và pháp luật

Vấn nạn doanh nghiệp 'ma': Thách thức đối với kinh tế và pháp luật

Pháp luật

07:13:25 03/02/2025
Theo chuyên gia, việc thành lập các doanh nghiệp ma nhằm trốn thuế và bán hóa đơn khống đang trở thành vấn đề nhức nhối và gây nhiều tổn thất nghiêm trọng.
Bận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửa

Bận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửa

Netizen

07:08:25 03/02/2025
Câu chuyện kể về một người mẹ nó ở Trung Quốc, đúng ngày Tết lại có chuyến công tác đột xuất nên đành gửi con về cho bố mẹ ở quê chăm nom giúp.
Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao việt

07:00:07 03/02/2025
Hoa hậu Vbiz này thẳng thắn lên tiếng chia sẻ quan điểm xoay quanh ồn ào MC Quốc Thuận nghi chê bai phim Trấn Thành.
Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Sao châu á

06:52:28 03/02/2025
Studio cập nhật hình ảnh mới của Triệu Lộ Tư giữa lúc cô bị công chúng xứ tỷ dân tẩy chay vì marketing bệnh tật quá đà, phản cảm
Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Du lịch

06:46:44 03/02/2025
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Quảng Ninh một vịnh Hạ Long kiều diễm, lại hào phóng tặng thêm một vịnh Bái Tử Long trong trẻo kế bên
Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Sao thể thao

06:40:29 03/02/2025
Manchester City đã bận rộn trên thị trường chuyển nhượng tháng giêng nhưng Pep Guardiola thừa nhận ông không thể đạt thỏa thuận chiêu mộ cậu học trò cũ Sergio Busquets trong bối cảnh Rodri chấn thương.
Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Tv show

06:30:30 03/02/2025
Trở lại Solo cùng bolero để hỗ trợ cho thí sinh Nhất Minh, Quỳnh Trang được Quang Lê và dàn giám khảo khen ngợi vì sự trưởng thành sau thời gian hoạt động nghệ thuật.
Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Ẩm thực

06:29:30 03/02/2025
Bánh mì giòn tan, phủ sốt mayonnaise béo ngậy, cùng thịt bò đậm đà và rau củ tươi ngon sẽ khiến bất kỳ thực khách khó tính nào cũng phải xiêu lòng.