Hàng nghìn người biểu tình trong dịp Quốc khánh Ba Lan
Tình trạng bất ổn tại Ba Lan tiếp tục diễn ra khi những người biểu tình bỏ qua các quy định của chính phủ về hạn chế Covid-19.
Hàng nghìn người theo chủ nghĩa dân tộc Ba Lan và các cá nhân cực hữu đã bất chấp các lệnh hạn chế Covid-19 đã xuống đường biểu tình và “đụng độ” với cảnh sát trong dịp Quốc Khánh của nước này tại thủ đô Warsaw.
Người biểu tình tại Ba Lan. Ảnh: Euronews.
Tình trạng bất ổn tại Ba Lan tiếp tục diễn ra khi những người biểu tình bỏ qua các quy định của chính phủ về hạn chế Covid-19. Theo báo cáo, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình các luật hiện hành của Ba Lan về cấm phá thai, các vấn dề liên quan về giới, cũng như tình trạng phân biệt chủng tộc… Cơ quan chức năng ghi nhận trong số họ có nhiều người vi phạm quy định khi không đeo khẩu trang.
Cơ quan cảnh sát cho biết một số sĩ quan đã bị thương sau khi bị tấn công bởi nhóm đối tượng quá khích. Cảnh sát đã buộc phải sử dụng vũ lực để mở đường cho xe cứu thương và xe chở mặt nạ phòng độc bị chặn bởi những phần tử quá khích. Cảnh sát buộc phải bắn đạn cao su sau khi người biểu tình ném đá và pháo vào lực lượng này trong cuộc tuần hành.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế nước này cho biết tuần trước ông đã kêu gọi người dân không tham gia biểu tình trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến đang phức tạp sẽ là “hành động yêu nước”. Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong những ngày qua để phản đối các luật hiện hành của chính phủ.
Hiện tại, Ba Lan ghi nhận trong ngày hôm qua hơn 25.000 trường hợp mắc Covid-19 mới, tổng số ca nhiễm Covid-19 của nước này lên tới gần 620.000 trường hợp trong đó có xấp xỉ 9.000 ca tử vong. Nước này đang áp đặt các hạn chế tụ tập, đeo khẩu trang và đóng cửa nhà hàng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thủ tướng Armenia nói quân đội ép ký thỏa thuận ngừng bắn
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết ông quyết định ký thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực Nagorno-Karabakh sau khi quân đội gây sức ép.
"Tôi đưa ra quyết định như vậy sau khi phía quân đội, trên thực tế, khăng khăng muốn như vậy. Các bạn có thể hình dung tình huống khi quân đội nói rằng đã đến lúc dừng lại", Thủ tướng Pashinyan cho biết trong video phát trực tiếp trên Facebook hôm nay.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10. Ảnh: AFP .
Lời giải thích được Pashinyan đưa ra sau khi hàng trăm người biểu tình Armenia giận dữ tràn vào dinh thự của ông và tòa nhà nghị viện, hành hung Chủ tịch quốc hội Ararat Mirzoyan đến mức ông này phải nhập viện. Người biểu tình cho rằng Pashinyan đã "phản bội đất nước" khi chấp thuận thỏa thuận đình chiến với Ajerbaijan.
Trước đó, Thủ tướng Pashinyan thông báo đã ký "thỏa thuận đau đớn" về Nagorno-Karabakh với Azerbaijan và Nga, có hiệu lực từ 1h ngày 10/11 (4h ngày 10/11 giờ Hà Nội). Thỏa thuận chấm dứt 6 tuần giao tranh ác liệt khiến hàng nghìn người thiệt mạng tại vùng xung đột Nagorno-Karabakh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay theo thỏa thuận, lực lượng Azerbaijan và Armenia sẽ giữ nguyên vị trí cho đến khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai tới khu vực. Ngoài ra, Yerevan và Baku cũng sẽ trao đổi tù binh và thi thể quân nhân.
Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Armenia hôm nay ra tuyên bố chung, cho biết các lực lượng vũ trang nước này sẽ tuân thủ thỏa thuận đình chiến. Họ cũng kêu gọi người dân Armenia không có những hành động có thể gây bất ổn với đất nước.
Vị trí vùng Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan. Đồ họa: Guardian .
Trong khi đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết Pashinyan không còn lựa chọn nào khác ngoài đồng ý với thỏa thuận đình chiến. "Một bàn tay sắt đã buộc ông ấy phải ký vào thỏa thuận này", Aliyev nói trong bài phát biểu trên truyền hình. "Đây thực chất là một sự đầu hàng".
Armenia và Azerbaijan từng ba lần đồng ý ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh vì lý do nhân đạo, nhưng chưa từng ký thỏa thuận chấm dứt xung đột và các lệnh ngừng bắn đều nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau khi có hiệu lực.
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi nhà vua đối thoại Người biểu tình Thái Lan hôm nay tiếp tục đổ xuống đường tuần hành, kêu gọi Quốc vương Maha Vajiralongkorn ra mặt đối thoại. "Chúng tôi hy vọng ngài sẽ thay đổi hành vi một lần và mãi mãi, trở thành nhà vua của tất cả người dân", lãnh đạo biểu tình Arnon Nampa viết trong bức thư gửi tới Quốc vương đăng...