Hàng nghìn HS chưa thể đến trường do ảnh hưởng mưa lũ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều nơi vẫn còn bị nước lũ cô lập hoàn toàn, nhiều hộ dân phải đi sơ tán đến nay vẫn chưa tiếp cận được nhà cửa. Nhiều trường học bị ngập lụt khiến cho hàng nghìn học sinh vẫn chưa thể đến trường.
Tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, do bị vỡ đê xung yếu sông Cầu Chày khiến cho hơn 600 hộ dân trong đó có 3.565 nhân khẩu bị ngập chìm trong biển nước.
Hàng trăm hộ dân vẫn còn bị ngập trong nước lũ khiến cho các em học sinh không thể đến trường.
Đến thời điểm này, hơn 500 hộ dân trong xã vẫn bị ngập trong nước khiến cho các em học sinh (HS) trên địa bàn toàn xã không thể đến trường. Toàn xã Quảng Phú có 1.500 HS cấp I, 250 HS cấp II, có hơn 500 em mầm non và nhiều HS cấp III vẫn chưa thể đến trường học do nước ngập nhà cửa, giao thông bị cô lập, sách vở bị nước lũ cuốn trôi, làm hư hỏng.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Lộc – Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân cho biết: “Toàn bộ các em HS trong xã đều phải nghỉ học hết do nước lũ ngập ở mức rất cao. Nước đang rút nhưng rất chậm, khoảng hơn một tuần nữa mới có thể rút hết. Khi đó các hộ dân và các em HS mới có thể quay về nhà, dọn dẹp nhà cửa, tìm lại sách vở mới tiếp tục đến trường được”.
Ông Lộc cũng cho biết thêm, do bị vỡ đê trong đêm tối nên các hộ dân không kịp chuẩn bị sơ tán vật dụng sinh hoạt. Hầu hết sách vở của các em HS đều bị nước lũ cuốn trôi hết hoặc bị ướt hoàn toàn. Điều khó khăn nhất sau khi nước lũ rút là làm sao có đầy đủ sách vở cho các em HS tiếp tục đến trường để không bị gián đoạn do thời gian nghỉ học dài.
Học sinh tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân sau khi nước lũ rút em đang cùng bố mẹ dọn dẹp lại nhà cửa, tìm lại sách vở nhưng đã bị nước lũ cuốn trôi hết.
Video đang HOT
Huyện Lang Chánh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lịch sử vừa qua. Giao thông bị chia cắt, đến thời điểm này, các trường mầm non, tiểu học, THCS tại các xã Tam Văn, Giao An, Giao Thiện vẫn chưa thể học trở lại được vì bị ngập nước, hư hỏng bàn ghế, đồ dùng học tập. Tại khu vực thị trấn Láng Chánh, có trên 50 cháu ở bậc học tiểu học chưa thể đến trường vì nhà cửa bị trôi hết đồ, không có quần áo mặc.
Hiện huyện Lang Chánh đã chỉ đạo ngành giáo dục và các trường có biện pháp giúp đỡ các cháu khắc phục để nhanh chóng trở lại ổn định học tập. Các trường hư hỏng, bị ảnh hưởng khác cần phải có thời gian để khắc phục, sửa chữa.
Ông Lê Minh Hành – Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: “Hiện còn một số xã như Yên Khương, Yên Thắng, Tam Văn, Lâm Phú còn bị chia cắt, xe cứu trợ chưa thể đến nơi. Muốn vào các khu vực này phải đi bằng đường rừng rất lâu. Rất nhiều HS tại đây cũng đang phải nghỉ học do mưa lũ gây ra”.
Các đoàn viên thanh niên huyện Thường Xuân giúp nhà trường dọn vệ sinh sau khi nước lũ rút.
Tại xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân – là một trong những xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất của địa phương trong đợt lũ vừa qua, HS cũng chưa thể đi học trở lại vì bàn ghế bị hư hỏng.
Ông Cầm Bá Xuân – Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết: “Cả ba trường mầm non, Tiểu học 1 và THCS của xã Lương Sơn đều bị ngập lụt làm hư hỏng bàn ghế. Những ngày qua, huyện đã huy động Đoàn thanh niên làm tốt công tác vệ sinh. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với ngành giáo dục hỗ trợ 180 bộ bàn ghế học sinh và 35 bộ bàn ghế cho giáo viên”.
Thái Bá – Duy Tuyên
Theo dân trí
Báo Thanh Niên đến với đồng bào vùng lở núi
Ngay sau đại họa lở núi làm 17 người chết ở xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái, Báo Thanh Niên đã đến và trao tiền cứu trợ cho các gia đình bị nạn.
Ba ngày sau vụ sạt lở đất, nỗi đau vẫn hằn trên những gương mặt bơ phờ của người dân La Pán Tẩn.
Vẫn chưa tìm được nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở núi ở H.Mù Cang Chải (Yên Bái) - Ảnh: Lê Quân
Ngày 9.9, đại diện Báo Thanh Niên đã trao số tiền hỗ trợ mỗi gia đình có người chết và mất tích 5 triệu đồng, 1 triệu đồng/người bị thương. Chủ tịch H.Mù Cang Chải - Giàng A Tông cảm ơn Báo Thanh Niên đã trao 92 triệu đồng giúp đỡ những gia đình bị nạn.
Theo ông Giàng Chư Ly, Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn, chưa bao giờ ở đây có nhiều đám tang cùng lúc như vậy. Có gia đình cùng lúc mất 3 người thân. Các cháu Hảng Thị Là (17 tuổi) và Hảng Thị Sống (13 tuổi) mất cả cha là ông Hảng Tống Chua, mẹ là Thào Thị Của và anh trai Hảng A Giàng. Khi chúng tôi đến trao 15 triệu đồng tiền hỗ trợ của báo, Là và Sống đang ngồi trước bậu cửa ngôi nhà ọp ẹp, trống hoác. Vợ của anh Giàng tên là Lù Thị Dê (21 tuổi) mếu máo: "Giờ tao là trụ cột cái nhà này. Tao cũng chẳng biết làm thế nào để có thể nuôi chúng nó, nuôi đứa con trong bụng này".
Chị Hờ Thị Trừ, bản Trống Páo Sang, có chồng là anh Lý A Vênh bị nạn, lưng địu đứa con mới sinh hơn một tháng, run run nhận chiếc phong bì bên trong có 5 triệu đồng từ tay PV Thanh Niên, miệng lắp bắp: "Cảm ơn cán bộ nhiều lắm!". "Chồng chết rồi, tao lo lắm! Ba mẹ con sẽ chẳng biết lấy gì mà ăn", chị Trừ nói.
Trong số 20 người gặp nạn, ngoài 2 người bị thương, hiện còn chồng chị Thào Thị Sầu (bản Trống Páo Sang) chưa tìm thấy xác. Có đến 5 đứa con, đứa nhỏ nhất mới 26 ngày tuổi, người góa phụ bất hạnh nói: "Tao chỉ cầu mong sớm tìm thấy chồng thôi"!
Hảng A Già, con trai nạn nhân Hảng A Ninh (bản Trống Páo Sang) khi nhận được tin núi lở đã chạy một mạch về và nhận ra xác bố nhờ vết sẹo ở ngón tay phải của ông.
Chưa tìm được người mất tích
Đến cuối giờ chiều qua 9.9, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được nạn nhân cuối cùng. Đã xác định có tất cả 17 người chết, 1 người mất tích và 2 người bị thương. Theo ông Giàng A Tông, Chủ tịch H.Mù Cang Chải, trong ngày hôm qua các đơn vị tìm kiếm đã nỗ lực hết sức nhưng chỉ tìm thấy một vài mảnh vụn nhỏ của các thi thể bị đất đá nghiến. "Đau lòng lắm nhà báo ạ! Có thi thể chỉ tìm được phần thân, không thấy phần đầu, phần chân, người thì thấy chân, tay nhưng không tìm được phần thân. Anh em còn tìm thấy nhiều", ông Tông nói.
Hơn 1.300 hộ dân Thanh Hóa vẫn ngập trong nước lũ
Ngày 9.9, trên địa bàn Thanh Hóa không mưa nhưng nhiều địa phương vẫn còn bị lũ cô lập, chia cắt. Hiện bên cạnh công tác cứu trợ, bảo đảm cuộc sống của người dân trong vùng ngập lụt, các địa phương ở Thanh Hóa cũng đang dồn sức khắc phục hậu quả do mưa lũ để lại.
Do đê bao sông Cầu Chày đoạn qua xã Xuân Châu, H.Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị tràn, vỡ vào ngày 7.9, nên đã đẩy hơn 1.300 hộ dân ở hai xã Xuân Châu và Quảng Phú, H.Thọ Xuân lâm vào cảnh bị chia cắt, cô lập. Đến nay sau 3 ngày, nước lũ vẫn ngập ngang các ngôi nhà của người dân. Tình trạng này sẽ còn kéo dài trong 5-7 ngày tới vì nước lũ rút rất chậm.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hiện điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng ngập lụt ở Xuân Châu và Quảng Phú đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và chất đốt khi bị nước lũ cô lập tứ bề. Toàn bộ học sinh các cấp ở hai xã này vẫn chưa thể đến trường. Chính quyền và các đoàn thể ở H.Thọ Xuân đang tập trung huy động lực lượng và phương tiện tiếp tế lương thực, nước uống cho đồng bào vùng lũ.
Tại huyện miền núi Lang Chánh, các đơn vị cứu trợ vẫn chưa thể tiếp cận được với các xã vùng cao như Yên Khương, Yên Thắng, Tam Văn, Lâm Phú do tuyến đường lên biên giới bị hư hỏng nặng nề với hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng.
Sáng cùng ngày, đại diện Báo Thanh Niên và Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân có người chết do mưa lũ ở hai huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc. Theo đó, mỗi gia đình có người bị nạn được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Theo TNO
Đê sông Mã có nguy cơ vỡ Dòng nước xoáy sâu vào chân đê khiến từng mảng đất lớn trên cánh đồng trồng ngô của nông dân bị nuốt chửng. Máy xúc, tàu thuỷ, xe tải đang chở vật liệu tới phục vụ công tác kè các đoạn đê sạt lở. Nước đang tiến sát chân đê. Ảnh: Lê Hoàng. Sau cơn bão số 5, lưu lượng nước từ thượng...