Hàng nghìn hộ dân ở Tây Nguyên bị ngập lụt
Cơn mưa lớn kéo dài suốt đêm qua kèm lượng nước từ các hồ đập xả lũ, khiến hàng nghìn hộ dân ở Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum bị ngập sâu.
Đến sáng 17/10, nhiều khu vực ở 3 tỉnh vẫn mưa rất to, mực nước trên các sông suối lên nhanh, các hồ chứa bắt đầu xả lũ, khiến hàng nghìn hộ dân ở hạ nguồn bị ngập cục bộ, cây trồng ngập sâu trong lũ.
Lực lượng chức năng sơ tán những hộ dân bị ngập ở hẻm 11, đường Nguyễn Viết Xuân, TP Pleiku, sáng 17/10. Ảnh: Ngọc Oanh
Ở huyện Phú Thiện, Gia Lai , lượng nước trên các suối đổ về sông Ayun lớn cùng với việc xả lũ công trình thủy lợi Ayun Hạ, một số khu vực dọc sông, vùng ven các suối gây ngập cục bộ ở thôn Dlâm, Kim Môn, Hải Yên, xã Chư A Thai; Ia Ake, thị trấn Phú Thiện.
Hiện, nước đã rút và địa phương xử lý khắc phục, đảm bảo cuộc sống người dân. Ông Bùi Trọng Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Thiện cho biết, mưa lũ không gây thiệt hại nhà cửa, công trình giao thông, thuỷ lợi, song khiến 58 ha cây trồng bị ngã đổ, ngập úng, thiệt hại trên 700 triệu đồng.
Tại huyện Đăk Glei, Kon Tum , mưa lớn làm nước sông Pô Kô dâng cao, cầu treo bắc qua sông nối thị trấn Đăk Glei với các thôn Đông Sông, Đông Thượng đã bị nước lũ cuốn trôi mố cầu. Song khu vực gần cầu còn có hai cây cầu kiên cố khác nên người dân vẫn qua lại được, không bị chia cắt.
Hiện, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, không để người dân đi qua các vị trí bị sạt lở, ngập lụt; đồng thời, huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ di dời người dân, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm.
Cầu treo bắc qua sông Pô Kô nối thị trấn Đăk Glei với thôn Đông Sông, thôn Đông Thượng bị nước lũ cuốn trôi mố cầu. Ảnh: Ngọc Oanh
Video đang HOT
Tuyến đường tỉnh lộ 677 nối xã Đăk Hring, Đăk Pxi đến xã Đăk Côi, huyện Kon Rẫy bị sạt lở ở một số điểm. Tại TP Kon Tum, nước sông Đăk Bla bắt đầu dâng. Mưa lớn kéo dài khiến một số tuyến đường trên địa bàn thành phố bị ngập úng cục bộ, cản trở giao thông.
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, nguy cơ sạt lở, lũ quét tại các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Đăk Glei, Kon Plông.
Bên cạnh đó, từ nay đến rạng sáng mai, mực nước trên các sông Đăk Bla, Đăk Tờ Kan, Pô Kô, Đăk Psi tiếp tục dâng cao, đạt mức báo động 3. Nước lũ sẽ gây ngập lụt ở các vùng trũng thấp thuộc các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Đăk Glei, Kon Plong, Tu Mơ Rông và TP Kon Tum.
Lực lượng chức năng sơ tán người và tài sản ở huyện Ea Súp, Đăk Lăk, chiều 16/10. Ảnh: Ngọc Oanh
Ở Đăk Lăk , tính đến tối 16/10, hơn 150 hộ dân ở huyện Ea Súp và Ea Hleo phải sơ tán (ngập sâu từ 0,5 đến một mét), trên 1.400 ha cây trồng bị ngập. Nước lũ lên nhanh khiến một số xã bị cô lập, đường giao thông xói lở, hư hỏng.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, từ nay tới 18/10, các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và bắc Tây Nguyên mưa 100-300 mm, có nơi trên 300 mm.
Dân khốn đốn vì thủy điện xả lũ cuốn trôi đất, cây trồng chưa đền bù thỏa đáng
5 tháng qua, hàng chục hộ dân, phụ huynh ở thôn 3 (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) liên tục đòi quyền lợi vì thuỷ điện Thượng Kon Tum xả lũ gây thiệt hại về cây trồng.
Cây trồng của người dân chìm trong biển nước vào ngày 11/10/2020. Ảnh: Người dân cung cấp.
Tuy nhiên, phía thủy điện cho rằng đã xả lũ theo đúng quy trình.
Nguồn thu nhập duy nhất bị cuốn trôi
Ông Mai Văn Bình (SN 1969, thôn 3, xã Tân Lập) cho biết, vào ngày 11/10/2020 khi ông và nhiều người dân đang làm rẫy thì nghe tiếng còi báo xả lũ của thuỷ điện Thượng Kon Tum.
Đến chiều cùng ngày ông đi kiểm tra thì phát hiện 1,5 ha cà phê của gia đình bị nước nhấn chìm quá một nửa. Không những vậy 2 sào lúa chuẩn bị đến kì thu hoạch cũng bị cuốn trôi.
"Gia đình tôi có 1,5 ha trồng cà phê thì thuỷ điện xả lũ gây ngập khoảng 80% diện tích. Số lúa đã lên đòng chuẩn bị thu hoạch cũng bị nước cuốn trôi sạch. Trước đây với số diện tích cà phê trên gia đình thu được khoảng 23 tấn tươi, nhưng năm vừa rồi do bị ngâm nước nên cà phê rụng, thối nên chỉ thu được gần 5 tấn.
Không những vậy, do ảnh hưởng của đợt ngập vừa qua, một số diện tích cà phê của gia đình bị chết cành, thối rễ. Không biết, năm nay chúng tôi vớt vát được ít cà phê nào không", ông Bình chia sẻ.
Cũng theo ông Bình, không chỉ mình nhà ông bị ảnh hưởng mà 24 hộ gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Bà Ngô Thị Tin (SN 1954, thôn 3) cho hay, 3 sào lúa là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Tuy nhiên, trong cơn bão số 6 vừa qua, thuỷ điện xả lũ khiến 2,5 sào lúa của gia đình bị cuốn trôi.
"Đầu mùa vụ tôi đầu tư khoảng 7 triệu đồng để mua giống và phân bón chăm sóc 3 sào lúa. Tuy nhiên, chỉ một trận xả lũ của thuỷ điện lúa của gia đình bị "xoá sổ". Tôi già rồi, ngoài mấy sào ruộng thì chẳng làm được gì vì không có ai thuê. Lúa của gia đình giờ mất sạch, ít hôm nữa hết gạo tôi chẳng biết sống sao", bà Tin tâm sự.
Mùa nắng chặn dòng, mùa mưa xả lũ
Trước đó, vào tháng 2/2020, Báo Giáo dục và Thời đại có loạt bài phản ánh về việc thủy điện Thượng Kon Tum chặn dòng, thủy điện Đắk Ne hạn chế xả nước ra môi trường khiến 108 ha cây trồng của người dân thôn 3 (xã Tân Lập) và xã Đắk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) bị ảnh hưởng. Sau đó, thuỷ điện Thượng Kon Tum phải hỗ trợ cho người dân với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Anh Mai Văn Anh (SN 1992, thôn 3) cho hay, anh có 3 người con đang trong độ tuổi đến trường. Hoàn cảnh khó khăn nên ai thuê gì 2 vợ chồng anh đều nhận làm. Ngoài công việc mưu sinh hàng ngày, 2 sào lúa cũng là nguồn thu nhập của 5 miệng ăn mỗi khi vợ chồng thất nghiệp.
"Vừa rồi, thuỷ điện xả lũ đã cuốn trôi gần 1 sào lúa cận ngày thu hoạch của gia đình. Số diện tích lúa trên là mồ hôi, công sức mà vợ chồng chăm sóc để lấy gạo ăn và lo chi phí học tập cho các con.
Tuy nhiên, lúa sắp về kho lại bị nước cuốn trôi hết. Giờ cát và đá cũng lấp đầy ruộng không thể trồng trọt được. 1 sào đất của gia đình coi như bỏ trắng, những vụ mùa sau chúng tôi không biết phải lấy tiền đâu để lo cho các con", anh Anh nói.
Theo ông Mai Văn Bình, sau khi sự việc xảy ra, 25 hộ dân với gần 11 ha bị ảnh hưởng đã làm đơn trình báo lên chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, yêu cầu thuỷ điện Thượng Kon Tum xuống kiểm tra, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân.
Tuy nhiên, phía thủy điện không xuống ngay mà đề nghị người dân quay video và lưu lại hình ảnh. Sau khoảng 2 tháng xảy ra sự việc thuỷ điện mới cử người xuống xem xét, nhưng không chịu nhận trách nhiệm.
"Chúng tôi mong muốn các cơ quan ban ngành kiểm tra, giải quyết triệt để vấn đề này. Bởi, hàng năm cứ mùa nắng thuỷ điện chặn dòng gây khô hạn, mưa xuống lại xả lũ thì bà con không biết tiếp tục canh tác và sinh sống như thế nào", ông Bình nói.
Về vấn đề này, ông Trương Duy Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập thông tin, vào tháng 10/2020, khi cơn bão số 6 đi qua, 25 hộ dân phản ánh về việc thủy điện Thượng Kon Tum xả lũ gây thiệt hại về cây trồng.
Theo ông Đông, sau khi sự việc xảy ra, xã đã mời thuỷ điện đến làm việc. Tuy nhiên, đến lần thứ 3 thuỷ điện mới cử người xuống kiểm tra, xem xét thiệt hại của bà con.
"Sau 3 - 4 lần làm việc bên phía thuỷ điện và người dân vẫn chưa thoả thuận được. Người dân thì cho rằng, trong cơn bão số 6 mưa không nhiều nhưng thuỷ điện xả lũ khiến nước sông dâng cao gây ngập úng, cuốn trôi cây trồng. Tuy nhiên, thuỷ điện Thượng Kon Tum lại cho rằng đã xả lũ theo đúng quy trình", ông Đông nói.
Cũng theo vị Phó Chủ tịch UBND xã, hiện tại sự việc xảy ra đã lâu nên không có cơ sở để xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, xã cũng không đủ năng lực, cơ sở để thẩm tra, xác định.
Ông Đông còn cho hay, phía Thượng Kon Tum cho rằng cây trồng của người dân bị ảnh hưởng không phải lỗi ở thuỷ điện.
Nhưng với 25 hộ gia đình bị thiệt hại thuỷ điện sẽ hỗ trợ tổng cộng hơn 23 triệu đồng để người dân ổn định canh tác. Tuy nhiên, người dân không đồng ý vì cho rằng số tiền bồi thường không thỏa đáng so với việc thuỷ điện xả lũ.
Học sinh Hòa Vang, Đà Nẵng có thể phải tiếp tục ở nhà vì mưa ngập Dù có lịch được trở lại trường học từ ngày mai 18.10, tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài, hơn 160 học sinh, giáo viên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng có thể sẽ phải tiếp tục nghỉ vì ngập lụt. Mưa lớn gây ngập tại xã Hoà Bắc sáng 17.10. Ảnh: HB Đến sáng 17.10, công tác phòng chống...