Hàng nghìn giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng sẽ được hưởng chế độ như giáo viên biên chế
Hàng nghìn giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường mầm non công lập trên cả nước sẽ có cơ hội được trả lương và hưởng các chế độ chính sách như các giáo viên trong biên chế.
ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Ngoài việc hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng tính theo số tháng học thực tế cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, thì hàng ngàn giáo viên mầm non chưa được vào biên chế sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập.
Theo đó, những giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV trở lên (có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 1, trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định) thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV.
Video đang HOT
Ngoài ra những giáo viên hợp đồng này sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc. Quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20.2.2018.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, toàn ngành có 344.994 giáo viên mầm non. Số giáo viên ngoài biên chế là 100.726 người, trong đó khu vực công lập là 53.111 người.
Như vậy, cả nước hiện có trên 50.000 giáo viên trong các cơ sở GDMN công lập vẫn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động chưa được tuyển dụng vào viên chức.
Nhiều năm qua, câu chuyện lương giáo viên không đủ để trang trải cuộc sống tối thiểu đã trở thành vấn đề nhức nhối. Với hệ số khởi điểm là 1,86, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chỉ có mức lương hơn 3,2 triệu đồng. Đồng lương còm cõi, trong khi lại chịu nhiều áp lực, không nhận được sự cảm thông của phụ huynh và xã hội đã khiến không ít giáo viên mầm non bỏ nghề, dù vẫn còn rất yêu trẻ, đam mê với nghề giáo.
Đối với giáo viên trong biên chế đã vậy, giáo viên dạy hợp đồng lại càng cám cảnh hơn. Cùng làm việc trong một môi trường, có cùng trình độ nhưng giáo viên mầm non hợp đồng vẫn chưa nhận được đồng lương tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra. Có nơi, giáo viên hợp đồng không được hưởng chính sách, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp như giáo viên là viên chức.
Vì vậy, khi Nghị định 06/2018/NĐ-CP được ban hành, với những chính sách hỗ trợ cho đối tượng giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng và giáo viên đang công tác ở những trường tư thục, sẽ phần nào động viên những thầy cô – vốn đã chịu nhiều thiệt thòi – có thêm động lực cống hiến.
Theo Laodong.vn
Trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưa
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng
Theo đó, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo một trong những điều kiện có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Mức lương cơ sở hiện hành là 1,3 triệu đồng/tháng từ ngày 1-1-2018 đến ngày 30-6-2018 và tăng lên mức 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2018. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức nhận kinh phí. Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn cho trẻ em) hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em theo quy định của Nghị định.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập, cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, Phòng Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và tổ chức phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20-2-2018.
Theo ANTĐ
Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo Nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định, trẻ em mẫu giáo được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. ảnh minh họa Nội dung trên vừa được quy định tại Nghị định số 6/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy...