Hàng nghìn bạn trẻ ’săn’ học bổng, chương trình du học Nhật Bản
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Hội thảo Du học Nhật Bản năm 2018 diễn ra với sự tham gia của hơn 80 cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh tham dự. Mở đầu chương trình, các đại biểu đã dành thời gian tưởng niệm nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười.
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Hội thảo Du học Nhật Bản năm 2018 thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh tham dự. Mở đầu chương trình, các đại biểu đã dành thời gian tưởng niệm nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười
Hội thảo do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản ( JASSO) thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản phối hợp với Hội cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (JAV) tổ chức hàng năm, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản, Tổng lãnh sứ quán Nhật Bản TPHCM. Đây là sự kiện du học lớn nhất trong các hoạt động của JASSO và nhận được sự ủng hộ và hợp tác từ các cơ quan hữu quan của cả hai nước, như Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
PGS.TS Ngô Minh Thuỷ – Chủ tịch CLB cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (JAV), Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội cho biết: Trong 10 năm trở lại đây, số lượng học sinh – sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài tăng lên đáng kể với tốc độ nhanh. Theo ước tính, năm 2016, Việt Nam có 110 nghìn học sinh du học tại 47 quốc gia trên thế giới, với chi phí khoảng 3 tỷ USD và con số này đang tăng lên hàng năm. Năm 2017, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng du học sinh Việt Nam tại nước ngoài đã tăng lên 130 nghìn người. Trong tổng số lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài nêu trên, lưu học sinh tại Nhật Bản chiếm tỉ lệ cao nhất, với hơn 61 nghìn người. Số còn lại là lưu học sinh Việt Nam tại hơn 50 quốc gia khác, trong đó quốc gia có số lượng lưu học sinh Việt Nam đến học đông thứ hai sau Nhật Bản là Hoa kỳ với con số hơn 22 nghìn người.
Bà Anazawa Yoko – Trưởng ban Văn hoá Truyền thông Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: Hiện tại số lượng người Việt Nam ở Nhật Bản là 290 nghìn người, tăng 6,5 lần so với 6 năm trước. Trong đó, số lượng thực tập sinh là 130 nghìn người và số lượng lưu học sinh là 80 nghìn người, chiếm phần lớn số người Việt ở Nhật Bản. Hàng năm số lượng người trẻ mong muốn học tập và làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng lên
Đông đảo học sinh, sinh viên và phụ huynh quan tâm cũng như có mong muốn du học tại đất nước Mặt trời mọc đã đến Hội thảo để tham gia các hoạt động giới thiệu, tư vấn
Video đang HOT
Hội thảo năm nay có sự tham gia của hơn 83 trường Đại học, Cao đẳng, uy tín của Nhật Bản như Đại học Osaka, Đại học Thủ đô Tokyo hay Học viện ngôn ngữ NIPPON… và các cơ quan giáo dục Nhật Bản
Tại chương trình, đông đảo học sinh, sinh viên và phụ huynh đã được nghe giới thiệu khái quát về hệ thống giáo dục Nhật Bản, chương trình du học Nhật Bản, các chương trình học bổng chính phủ Nhật Bản; trao đổi các thông tin liên quan đến chương trình đào tạo, tuyển sinh, học bổng…
Bên cạnh đó, tại các gian hàng trưng bày của Hội thảo giới thiệu và cung cấp các tài liệu liên quan đến các điều kiện tuyển sinh, các khoá học, các giáo trình và giới thiệu về các cơ sở đào tạo. Trước Hà Nội, ngày 6/10, Hội thảo đã diễn ra tại TPHCM
Được biết, Hội thảo du học Nhật Bản năm 2017 đã đón 1.664 người đến dự hội thảo ở Hà Nội và 1.603 người đến dự hội thảo ở TPHCM
XUÂN TÙNG
Theo www.tienphong.vn
Học sinh không phải chuột bạch để thí nghiệm
Không chỉ bức xúc vì tiền của đổ xuống sông xuống biển, mà dư luận không chịu nổi kiểu liên tục cải cách giáo dục nên đã phải lên tiếng: Học sinh chứ không phải chuột bạch để thí nghiệm.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 6.6 nóng nhất nghị trường Quốc hội so với các bộ, ngành được chất vấn. Rất nhiều câu hỏi được các đại biểu đưa ra, tới mức "nghẽn mạng" - như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.
Tuy nhiên, điều đáng nói, vẫn là những câu hỏi không mới so với những phiên chất vấn trước đây hoặc ở nhiều diễn đàn khác. Không mới, bởi những "bệnh cũ" vẫn hầu như còn nguyên đó và ở một số mặt, có phần nặng hơn.
Đó là vì sao chất lượng các trường sư phạm vẫn không được nâng lên; các trường đại học cứ đào tạo mặc cho tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ra trường tiếp tục tăng; chất lượng đào tạo nhiều trường đại học giảm đi phải chăng vì đầu vào mở quá rộng, mở trường quá dễ, giáo viên cơ hữu nhiều trường tư chỉ ghi danh hình thức; đạo đức của một bộ phận học sinh và cả thầy cô giáo đi xuống...
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6.6.
Cũng có những chất vấn có nội dung mới một chút, nhưng thật buồn, đó là: Nạn bạo hành trong trường học, đặc biệt với trường mầm non có xu hướng tăng; bệnh thành tích ngày càng trầm trọng: Không còn khái niệm lưu ban, giấy khen không còn ý nghĩa vì hầu hết đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi...
Thậm chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải nhắc Bộ trưởng Nhạ trọng tâm câu hỏi của đại biểu: Vì sao càng cải cách, càng nặng tải hơn?
Tương tự, những cải cách giáo dục kèm theo thay đổi sách giáo khoa liên tục khiến dư luận thực sự "choáng". Có đại biểu chất vấn, Bộ trưởng có cam kết gì để không thay đổi chương trình sách giáo khoa liên tục như vậy?
Đây là câu hỏi khó, bởi trước đó, ở diễn đàn khác, Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, sẽ thúc đẩy chương trình cải cách sách giáo khoa sớm một năm, hy vọng niên khóa 2019 - 2020 sẽ có sách giáo khoa mới cho lớp 1. Đáng nói là, chương trình cải cách này cũng đang có rất nhiều ý kiến trái chiều và không được dư luận tin tưởng.
Tuy nhiên, ông Nhạ vẫn tự tin khẳng định: "Trong nhiệm kỳ của mình, chúng tôi tin rằng việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa phải đạt kết quả".
Sách giáo khoa thay đổi liên tục cùng các chương trình cải cách giáo dục.
Trước những bức xúc, thiếu niềm tin vào ngành giáo dục thể hiện qua những câu chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải nói đến việc "xây dựng lòng tin" (!?).
Có lẽ, cũng không thể khác, xã hội phải kiên nhẫn chờ đợi và cố gắng đặt "lòng tin" vào Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Nhưng, qua những lần cải cách với những nét phác họa đầy hoa lá của những vị bộ trưởng tiền nhiệm, xã hội chỉ thấy, kết quả màu xám vẫn là gam chủ đạo.
Cụ thể, từ phong trào "hai không" với nhiều hy vọng của dư luận đến cải cách chữ viết đầy tranh cãi, rồi cải cách sách giáo khoa hết đợt này đến đợt khác và chương trình đầy tham vọng: Phân ban.
Riêng về phân ban, được cho là tốn kém nhất không chỉ về kinh tế mà tốn nhiều giấy mực tranh luận về nó. Nhưng rốt cuộc, giải pháp có mục tiêu tương đối rõ ràng này cũng phải chấm dứt.
Không chỉ tiền của đổ xuống sông xuống biển, dư luận tới lúc không chịu nổi những lần cải cách này đã phải lên tiếng: Học sinh chứ không phải chuột bạch để thí nghiệm.
Thậm chí, có những giải pháp tốt để giảm dần áp lực thi cử là học sinh tốt nghiệp loại giỏi không phải thi đại học. Nhưng rồi chỉ kéo dài được 3 năm cũng phải chấm dứt. Lý do lãng xẹt: Vì quá nhiều tiêu cực ở địa phương, phần lớn con cháu các vị có chức, có quyền, có tiền, bằng mọi cách để đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi.
Nhưng thay vì kêu gọi cả xã hội vào cuộc chấn chỉnh những tiêu cực đó, ngành giáo dục sớm chấp nhận "đầu hàng".
Vậy, liệu dư luận có đủ kiên nhẫn đặt "lòng tin" vào ông Nhạ?
Điều đó lý giải vì sao ngày càng nhiều người có tiền muốn cho con du học nước ngoài, và lượng học sinh du học từ bậc học phổ thông ngày càng tăng. Theo Bộ trưởng Nhạ, hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu rất lớn, chi phí khoảng 3-4 tỷ USD.
Giải pháp để lôi kéo học sinh học ngay trong nước, ông Nhạ cho biết, Bộ GDĐT đã tham mưu, có chính sách tập trung cho giáo dục cơ bản, chất lượng cao. Điều này trông đợi vào các nhà đầu tư, theo hướng chuẩn quốc tế để tăng đóng góp của tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực với ngân sách. Khi sửa luật tới đây, Bộ rất ưu tiên vấn đề xã hội hóa.
Xã hội một lần nữa lại phải chờ đợi.
Nhưng dư luận vẫn không thể quên, những giải pháp này không có gì đột phá. Còn cách xã hội hóa của chúng ta chưa tạo động lực nào cho giáo dục, trong khi mặt trái của nó đang hoành hành, gây nhiều hệ lụy. Đó là thực tế buồn.
Theo Danviet
Hơn 60 trường ĐH, CĐ của Mỹ sẽ tiếp thị tại Việt Nam Tin từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết, ngày 16/3/2018 tới đây, cơ quan này sẽ khai mạc "Triển lãm du học Hoa Kỳ mùa xuân năm 2018" tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh. Và sau đó sẽ là ở Đà Nẵng vào ngày 19/3/2018, tại khách sạn One Opera. Triển lãm giáo dục...