Hàng ngàn xương cốt được lau rửa trong quá trình tôn tạo nhà thờ xương của Czech
Đối với những người yêu thích lịch sử thời trung cổ, thị trấn Kutna Hora của Séc có hai điểm tham quan tuyệt vời.
Nhà thờ St. Barbara, thường được gọi là nhà thờ lớn vì nhìn rất hoành tráng, và nhà thờ xương Sedlec, ở bên dưới Nhà thờ Nghĩa trang Các Thánh ở bên ngoài thị trấn.
St. Barbara là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc Gothic ở Trung Âu và là một di sản thế giới UNESCO. Nhưng du khách dành sự chú ý nhiều hơn tới nhà nguyện chứa xương của hơn 40.000 người, được sắp xếp theo có chủ đích trang trí. Giờ đây, người ta đang dỡ ra để có thể lau rửa các xương cốt hàng trăm năm tuổi, trong khi nhà thờ trải được tôn tạo.
Nhà thờ xương Sedlec là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất của Cộng hòa Séc. Nằm ngay ở rìa của Kutna Hora, một thành phố của vùng Bohemian từng nổi tiếng với các mỏ bạc, nhà thờ xương thu hút nửa triệu du khách mỗi năm. Nhưng nếu bạn muốn tự chụp ảnh các khúc xương, các bộ hài cốt, bạn cần phải nhanh chân vì kể từ ngày 1 tháng 1, ban lãnh đạo nhà thờ sẽ cấm quay phim chụp ảnh ở đây cũng như ở Nhà thờ St. Barbara gần đó.
Radka Krejci thuộc Tổ chức Giáo xứ Kutna Hora nói: “Chúng tôi chỉ muốn làm cho nơi này trở nên trang trọng hơn và trả lại đặc tính tâm linh ban đầu của nó, và không gây nguy hiểm cho bất cứ ai dùng gậy selfie”.
Bốn khối xương và hộp sọ lớn hình kim tự tháp thường nằm ở các góc của nhà nguyện, một tấm khiên gần lối vào, vòng hoa trang trí các hầm và một đèn chùm lớn đều được dỡ ra và đặt vào các thùng để được chuyển đi trong quá trình tôn tạo nhà thờ. Những nhân viên tôn tạo cho biết họ cũng muốn gia cố các cấu trúc đỡ xương để đảm bảo tuổi thọ cho chúng.
Vit Mlazovsky, nhân viên tôn tạo, cho biết: “Mục đích chính là xây dựng một số giá đỡ nhằm đảm bảo sự ổn định của khối kim tự tháp nhưng không được quá lộ liễu. Chúng tôi không muốn sử dụng bất kỳ vật liệu công nghệ cao nào để đảm bảo tính tương thích và cả sự tôn kính. Công trình cần phải làm từ gạch hoặc gỗ, hoặc sử dụng đồ gốm”.
Vật liệu gốc cũng sẽ được sử dụng trong việc khôi phục phần tòa nhà của nhà thờ.
Kiến trúc sư Jan Ricny cho biết: “Tòa nhà rất đặc biệt và chúng tôi đang cố gắng hết sức để duy trì tính nguyên bản của nó, không thêm hoặc thay đổi bất cứ điều gì”.
Đất sét đóng gói đang được sử dụng để khôi phục các bức tường và mái vòm đổ nát.
Kiến trúc sư Filip Kosek nói: “Quá trình bao gồm việc ép đất sét thành từng lớp mỏng theo từng bước. Đất sét là thứ chúng ta thấy có nhiều quanh đây, được sử dụng để chôn rất nhiều người ở đây khi tòa nhà được dựng lên”.
Các xương này là từ một nghĩa trang là một phần của một tu viện thời thế kỷ 12.
Radka Krejci nói: “30.000 người đã chết trong vụ dịch Thần chết đen và sau đó là có thêm người chết trong Chiến tranh Hussite, v.v. Sau này, nghĩa trang cần phải thu hẹp lại và có một vấn đề với việc cải táng tất cả các bộ xương ở đâu. Đây là lý do tại sao thờ xương được xây dựng”.
Các nhà thờ xương cổ trưng bày xương của những người bị hại trong nhiều cuộc chiến tranh hoặc dịch bệnh phổ biến ở Trung châu Âu, và được coi là nơi chôn cất trang trọng, cũng là nơi mà người sống có thể đến cầu nguyện và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.
Theo VOA
Bộ hài cốt bí ẩn trên núi thầy tu
Nhưng bô hai côt đươc cho là của nữ giới nằm ở ngon nui Athos, Hy Lạp, khiến các nhà khao cô học tò mò, bơi tư thê ky 10, tu viên ở đây đa câm cưa phụ nư.
Nhà nhân chủng học Laura Wynn-Antikas đã dành nhiều thập kỷ cho việc nghiên cứu hài cốt ở Hy Lạp. Công việc khám phá những hầm mộ, nhà nguyện đã mang đến cho TS Laura nhiều bất ngờ.
Một trong số đó là các bộ hài cốt được cho là của nữ giới trong nhà thờ Byzantine tại núi Athos (thuộc tỉnh Macedonia, Đông Bắc Hy Lạp). Athos được mệnh danh là ngọn núi không nữ giới, tập trung toàn bộ thầy tu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng.
Nhà thờ St Athanasios thuộc bán đảo Athos, nơi tìm thấy 7 bộ hài cốt. Ảnh: Guardian.
Trong số những bộ hài cốt được tìm thấy, nhà nhân chủng học phát hiện có một cẳng tay, xương ống chân và một số bộ phận khác mang dáng dấp của phụ nữ. Giả thuyết này xuất hiện từ sự khác biệt trong kích thước của các bộ hài cốt.
Theo nữ tiến sĩ, nếu đây là di hài của phụ nữ thật, nhiều câu chuyện cần được khám phá đằng sau. Bởi từ thế kỷ 10, tu viện tự trị St Athanasios thành lập, chỉ mở cửa cho các thầy tu. Ngọn núi Athos cấm tuyệt đối nữ giới xuất hiện, theo Guardian.
Số xương cốt được tìm thấy có lẫn các cẳng tay, ống chân của phụ nữ. Ảnh: Guardian.
Các tu sĩ Athos truyền tai nhau câu chuyện về vị vua người Serbia. Ông đóng quân và sinh sống cùng vợ tại vùng đất phía Nam bán đảo. Sau khi bị phát hiện, do quy định của Athos, hoàng hậu không được đặt chân xuống lãnh thổ Athos dù chỉ một bước. Tất cả nơi trong tu viện được trải thảm, vợ nhà vua chỉ có thể di chuyển bằng kiệu, xe ngựa hoặc người cõng.
Lệnh cấm có hiệu lực trải dài tới 500 m bờ biển của bán đảo Athos. Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố lệnh cấm này bất hợp pháp nhưng bên trong tu viện vẫn duy trì. Ngay cả trong thời hiện đại, quy định này vẫn được áp dụng, mặc cho nhiều phụ nữ cố gắng phá bỏ.
Nhà nhân chủng học Laura Wynn-Antikas (trái) và nhà khảo cổ Phaidon Hadjiantoniou xem xét các vết tích còn lại trong những bộ hài cốt vừa tìm thấy.
Nhà khảo cổ Phaidon Hadjiantoniou cho biết nếu xác định chính xác di hài là của phụ nữ, đây sẽ là nữ giới đầu tiên được an táng tại bán đảo Athos.
Cũng theo ông Phaidon, quá khứ từng xuất hiện các cuộc xâm lược và mở cửa cho phụ nữ ra vào tu viện. Tuy nhiên, rất ít nữ giới lọt vào vùng đất tự trị này. Chính vì vậy, khi phát hiện một số xương cốt của phụ nữ, Phaidon không khỏi tò mò và liên lạc ngay với Laura.
Bán đảo Athos rộng khoảng 1.035 km2 với 20 tu viện nằm rải rác. Ước tính, Athos là nơi cư trú của 2.500 tu sĩ. Các bộ hài cốt được chôn cất trong lòng đất của nhà nguyện. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy những bộ xương này được mai táng ở nơi khác, sau đó được chuyển tới đây.
TS Laura cho biết ít nhất 7 người được mai táng cùng nhau trong ngôi mộ. Các bộ hài cốt không đầy đủ, thiếu hộp sọ và chỉ có 7 bộ xương hàm, một phần xương mặt. Nguyên nhân các hài cốt được chuyển nơi chôn cất vẫn là câu hỏi lớn với nhóm nghiên cứu.
Toàn bộ hài cốt tìm thấy được bọc trong giấy nhôm, bảo quản bởi hộp cứng và chuyển tới Trung tâm nghiên cứu Demokritos Hy Lạp ở Athens vào mùa thu tới. Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS Yannis Maniatis, sẽ tiến hành xác định niên đại của hài cốt.
Quá trình này có thể mất tới ba tháng, kèm những xét nghiệm ADN để trả lời cho câu hỏi mà hơn 2.500 tu sĩ lẫn nhóm nghiên cứu thắc mắc: Liệu đây có phải hài cốt của một phụ nữ hay không?
Theo news.zing.vn
Truyền thuyết về quái thú đầu gà, thân rắn Sinh vật huyền thoại Basilisk được miêu tả có thân rắn, đầu giống gà, có khả năng giết chết người chỉ với một ánh mắt, hơi thở cực độc... Nhà văn La Mã Pliny the Elder sống vào thế kỷ I nổi tiếng với tác phẩm "Lịch sử tự nhiên" đã miêu tả về các sinh vật huyền thoại có diện mạo kỳ...