Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đại học chọn học trường nghề
Nhiều thí sinh đạt điểm thi tốt nghiệp THPT từ 24-26 điểm nhưng từ chối việc học đại học. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hơn 103.000 thí sinh không tham gia xác nhận nhập học đại học (đợt 1) năm 2022.
Xu hướng lựa chọn học nghề để có nhiều lựa chọn việc làm hơn. Ảnh minh họa: TL
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu không có lý do chính đáng, những thí sinh bỏ nhập học coi như từ chối quyền nhập học, cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận. Thay vào đó, một số thí sinh chọn nộp hồ sơ vào học các trường cao đẳng hoặc trực tiếp học nghề.
Theo website congdoan.vn dẫn lời ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, cho hay, năm học 2022 – 2023, gần 600 sinh viên đủ tiêu chí học đại học nhưng quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển vào trường. Trong đó, có những sinh viên đạt từ 25 – 26 điểm trong đợt thi tốt nghiệp THPT.
Về việc năm nay, nhiều thí sinh đỗ đại học nhưng không nhập học, ông Ngọc cho rằng, có thể có nhiều thí sinh trúng tuyển đại học nhưng quyết định học bậc cao đẳng bởi thời gian đào tạo ngắn hơn, tiếp cận việc làm sớm hơn với học phí vừa phải.
Hiện nay, việc đào tạo nghề kỹ thuật cao tại chỗ ở các khu công nghiệp trong cả nước cũng đang phát triển do các tập đoàn lớn trực tiếp đào tạo. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trẻ tại một số doanh nghiệp tăng mạnh mà không cần phải có bằng đại học. Các doanh nghiệp trả mức lương từ 6-7 triệu đồng/tháng thu hút học sinh tốt nghiệp cấp THPT đi làm luôn.
Bên cạnh đó, sau đại dịch covid-19 được kiểm soát, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các quốc gia có dân số già tăng mạnh. Do đó, xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn của các thí sinh. Ngoài ra, các thí sinh này đã định hướng việc đi du học. Một phần, tinh thần khởi nghiệp của nhân lực trẻ khá cao, nhiều thí sinh chọn cách làm kinh tế sớm thay vì tiếp tục con đường học tập.
Thông tin của Bộ GD&ĐT, kết thúc nhập học đợt 1, thống kê có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống (đạt tỷ lệ 81,7%) so với số thí sinh trúng tuyển. Năm 2022, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển là 620.447 thí sinh. Trong đó, số trúng tuyển chính thức là 567.018 (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm), đạt tỉ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. Như vậy, có gần 20% số lượng thí sinh từ chối việc học đại học và chuyển hướng chọn lối đi khác.
Hơn 100.000 thí sinh trúng tuyển đại học bỏ nhập học
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung, 567.018 thí sinh trúng tuyển đợt 1, đạt tỷ lệ 91,4%.
Có 463.440 thí sinh đã hoàn thành xác nhận nhập học (đạt tỷ lệ 81,7%) và 103.578 thí sinh không xác nhận nhập học. Theo quy chế tuyển sinh, nếu không có lý do chính đáng, những thí sinh này coi như từ chối quyền nhập học, cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.
Những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tham gia xét tuyển bổ sung, trừ một số trường hợp được lãnh đạo trường đại học cho phép. Thí sinh không trúng tuyển có thể tham gia xét tuyển bổ sung (từ tháng 10 đến tháng 12) theo hướng dẫn của các trường đại học.
Các bước tra cứu kết quả xét tuyển đại học năm 2022 và xác nhận nhập học online Xác nhận nhập học trực tuyến là thao tác bắt buộc đối với các thí sinh vừa trúng tuyển và mong muốn theo học các ngành đào tạo đại học chính quy năm 2022 tại các trường đại học, Học viện. Đến nay, các trường Đại học, Học viện trên cả nước đều đã công bố kết quả trúng tuyển đại học chính...