Hàng ngàn “Mặt trời mơ ước” đã được thắp sáng tại Tri Lễ
Câu chuyện cảm động về 47 thầy giáo không quản gian khổ quyết tâm “cắm bản” để mang con chữ đến cho trẻ em H’mông trên vùng cao Tri Lễ suốt hơn 40 năm vừa qua vừa chính thức bước sáng một trang mới với sự thắp sáng của dự án mang tên “ Mặt trời mơ ước”.
Những trang sách nhàu nát được học trò vùng cao Tri Lễ nâng niu như báu vật
Câu chuyện về 47 thầy giáo vượt khó “cắm bản”
Trường tiểu học Tri Lễ 4 của xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có 6 điểm trường: Mường Lống, Huôi Xái 1, Huôi Xái 2, Nậm Tột, Huôi Mưới 1, Huôi Mưới 2 nằm rải rác trên dãy núi Phà Cà Tún. Điều đặc biệt ở ngôi trường này là không có giáo viên nữ, 47 giáo viên nam là những người âm thầm gieo con chữ ở nơi đây.
Tri Lễ là xã vùng sâu vùng xa và khó khăn nhất của huyện Quế Phong, Nghệ An. Nơi đây 100% là người dân đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống đói nghèo khiến các gia đình không có điều kiện để quan tâm đến việc học của con cái. Mọi cơ sở vật chất của tại các điểm trường đều phụ thuộc vào tuyến trên chuyển xuống cũng như sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm.
Tuy nhiên, đây chưa phải là khó khăn lớn nhất, các thầy giáo của Trường tiểu học Tri lễ 4 còn phải đối diện với rất nhiều gắn liền với từ “không”: Không điện lưới, không sóng điện thoại, không mạng intertnet, không trạm y tế, không chợ, không nhà công vụ…
Ngoài công tác giảng dạy, thiếu điện lưới còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các thầy nơi đây. Hàng ngày thức ăn chủ yếu của các thầy là cá khô, lạc, vừng… Để có thể cải thiện bữa ăn, các thầy phải tranh thủ vào rừng hái măng hay xúc cá dưới khe suối.
Ăn ở khó khăn là thế nhưng gian nan hơn hết thảy là việc… giữ được học trò. Phụ huynh học sinh 100% là đồng bào người Mông, thường xuyên đi nương rẫy 2 – 3 tháng mới về việc nên giữ được các em ngồi trên ghế nhà trường cũng là một thử thách lớn.
Để đảm bảo đủ sĩ số lớp, cứ đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu cùng với từng giáo viên trong trường phân bổ nhau đi vào sâu trong nương rẫy vận động từng bậc phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể đến trường. Chính vì điều đó, mà vài năm trở lại đây ngoài các trường hợp chuyển trường, Trường tiểu học Tri Lễ 4 không có em học sinh nào bỏ học giữa chừng.
Câu chuyện vượt khó đầy cảm động của 47 thầy giáo của Tri Lễ đã truyền cảm lớn cho công động và đã được vinh danh trong chương trình WeChoice cuối năm 2017.
Hàng ngàn “Mặt trời mơ ước” viết tiếp câu chuyện ở Tri Lễ
Dự án “Mặt trời mơ ước – Thắp sáng hy vọng và tương lai cho Tri Lễ” do Samsung vừa mới thực hiện vào trong năm 2018 tại vùng núi Tri Lễ đã viết tiếp câu chuyện cảm động về 47 thầy giáo không quản gian khổ quyết tâm “cắm bản” để mang con chữ đến cho trẻ em H’mông trên vùng cao Tri Lễ (thuộc xã Mường Lống, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Sự kiện “Ngàn Mặt trời mơ ước” vừa mới được thực hiện vào những ngày cuối năm khi 1.000 chiếc đèn đã được trao tận tay những em nhỏ, thầy giáo và người dân Tri Lễ. 1.000 chiếc đèn năng lượng mặt trời không chỉ giúp các em nhỏ có “nguồn sáng di động” phục vụ cho việc học hành, di chuyển mà còn mang ý nghĩa tinh thần lớn lao hơn: 1.000 chiếc đèn như ngàn mặt trời nhỏ mang trong mình những hy vọng, ước mơ, sẽ ngày ngày đồng hành cùng các thầy, các em học sinh trong hành trình tìm kiếm tri thức.
1.000 ngọn đèn và những phần quà ý nghĩa đã được trao tận tay các em nhỏ ngay tại buổi lễ.
Để trẻ em Tri Lễ có điều kiện tiếp xúc và cảm nhận được sự tuyệt vời của công nghệ và gieo mầm những ước mơ, ngay sau hoạt động trao tặng đèn, các em nhỏ được tham gia các hoạt động ngoại khóa ý nghĩa: trải nghiệm công nghệ thực tế ảo qua lăng kính VR, vẽ tranh tô màu với chủ đề: ước mơ, xem phim ngắn “Theo ánh sáng mà đi”, tham gia các trò chơi tập thể…
Những khuôn mặt háo hức, rạng ngời khi được trải nghiệm không gian vũ trụ qua kính thực tế ảo VR.
Không chỉ “bay lên vũ trụ” với kính thực tế ảo VR, các em nhỏ còn được vẽ giấc mơ của mình qua những bức tranh. Ở hoạt động vẽ và tô màu với chủ đề ước mơ, các em học sinh đã được hướng dẫn để “nói” lên những ước mơ của mình thông qua những bức tranh đầy màu sắc. Những bức tranh mơ ước sau đó sẽ được bọc xung quanh những chiếc đèn với hàm ý: nguồn sáng của tri thức sẽ mở đường dẫn lối cho những ước mơ.
Những em học sinh Tri Lễ hào hứng vẽ những ước mơ của mình trên giấy.
Kết thúc một ngày nhiều trải nghiệm mới mẻ, các em học sinh được xem bộ phim với tựa đề “Theo ánh sáng mà đi” được sản xuất riêng cho Tri Lễ, dựa trên câu chuyện quen thuộc trong cuộc sống của mình. “Theo ánh sáng mà đi” là câu chuyện của một cô bé người H’mông khát khao được đi học nhưng không được đến trường vì nhà nghèo và quan niệm học chẳng để làm gì của người lớn.
Nhiều em nhỏ đã nhìn thấy được hình ảnh của mình trong chính bộ phim.
Ngoài sự kiện ý nghĩa này, để tạo môi trường học tập tốt hơn cho thầy trò Tri Lễ, Samsung đang gấp rút hoàn thành một ngôi trường mới tại điểm trường chính (trung tâm Tri Lễ). Một ngôi trường mới khang trang hiện đại hơn, đầy đủ ánh sáng, trang thiết bị dạy học, thư viện với nhiều đầu sách phù hợp, được chọn lọc kỹ lưỡng… sẽ sớm được khánh thành. Đây sẽ là nền tảng để tạo thêm động lực đến trường cho các em, chắp cánh cho những ước mơ và giúp các em tự tin hơn trên con đường tìm kiếm tri thức, kiến tạo tương lai.
WeChoice Awards 2018 nhận được sự nhà tài trợ chính Công ty Điện tử Samsung Vina đã đồng hành cùng với Wedo thực hiện dự án “Mặt trời mơ ước” – Thắp sáng hy vọng và tương lai cho Tri Lễ .
WeChoice Awards 2018 là một giải thưởng thường niên được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh các nhân vật hoạt động trên nhiều lĩnh vực, có thành tích nổi bật, hướng mọi người đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống thông qua những câu chuyện đầy cảm hứng.
Theo Ban tổ chức WeChoice Awards, với các hoạt động ý nghĩa này, chương trình hy vọng các nhà tài trợ sẽ tiếp tục ủng hộ và đồng hành ở những mùa giải tiếp theo.
H.Nguyễn
Theo Dân trí
Quảng Bình: Vượt khó gieo chữ giữa đại ngàn
"Chúng tôi phải đi ròng rã gần một buổi từ điểm trường trung tâm mới vào được bản Ploang. Đi đến nơi thì cũng khóc hết nước mắt vì trơn trượt, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lượt...", cô Phạm Thị Thêm, một giáo viên cắm bản chia sẻ.
"Băng rừng, lội suối" mang con chữ về bản
Trương Mầm non Trường Sơn năm trên đia ban xa Trường Sơn, một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ngôi trường này hiện có 1 điểm chính và 13 điểm lẻ vơi 43 cán bộ, giáo viên va 460 em học sinh, trong đó phần lớn là con em đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều.
Điểm trường Ploang là một trong những điểm trường xa nhất và vừa mới được mở vào đầu năm học 2018 - 2019, nhằm thực hiện chủ trương xóa dần "điểm trắng" về bậc học mầm non tại các thôn, bản. Là một bản vùng cao, nơi có đia hinh phưc tap, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên điêm trương Bloang rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng học...
Nhà văn hóa bản Ploang được sử dụng làm phòng học cho các cháu mầm non.
Do điểm trường này mơi đươc thành lâp nên cô và trò phai dung chung nhà văn hóa bản đê lam nơi hoc tâp va sinh hoat. Nha văn hoa được ngăn ra 2 phòng, một phần làm lớp học của 25 em học sinh thuộc bản Ploang và Rìn Rìn, phần còn lại làm nơi ở của 2 cô giáo.
Để đến được Ploang, mang con chữ Bác Hồ về với tre em dân tộc, những cô giáo của Trường Mầm non Trường Sơn đã vượt qua không ít khó khăn, vất vả, băng qua những triền dốc, khe suối với muôn vàn hiêm nguy luôn thường trực.
Điểm trường Ploang còn là nơi học tập của các em nhỏ tại Rìn Rìn, bản làng cách đó gần 1 giờ đồng hồ đi bộ.
"Chúng tôi phải đi ròng rã gần một buổi từ điểm trường trung tâm mới vào được bản Ploang. Đi đến nơi thì cũng khóc hết nước mắt vì trơn trượt, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lượt. Chỉ cần một trận mưa rừng nặng hạt là các con suối sẽ ngập sâu và chảy xiết, đường về bản càng gian nan, nguy hiểm hơn rất nhiều", cô Phạm Thị Thêm, một giáo viên cắm bản chia sẻ.
Địa hình rưng nui hiêm trơ, đường đi lại khó khăn nên cac cô giao thường xuyên phải xa gia đinh, không ít lần các cô đã bật khóc vì nhớ nhà, nhớ người thân. Trong khi đó sóng điện thoại không có để liên lạc, các cô đành phải nén nỗi buồn giữa đai ngan vì tương lai của các em học sinh vùng cao.
Điểm trường chính của Trường Mầm non xã Trường Sơn, từ đây để đi đến được Ploang phải mất nửa ngày đường.
Và cứ mỗi lần về xuôi, cac cô giao lại cố gắng chuân bi và mang lên bản thật nhiều thức ăn khô, bánh, kẹo và cả những bộ quần áo, bút sách để dành tặng cho những cô, cậu học trò, tạo niềm vui cho các em mỗi ngày đến lớp.
Cô bảo "ra bể nước", trò hiểu là "về đi ngủ"
Cô Trương Thi Trang, một giáo viên cắm bản khác tại Ploang cho biết, từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ lên bản, việc nấu ăn, vệ sinh cá nhân của các cô giáo đều được thực hiện ngay cạnh khe suối và bìa rừng nên rất bất tiện. Thấy vậy, ngươi dân ban Ploang đa giup đơ dưng thêm một căn bếp nấu ăn và phòng vệ sinh. Vơi vât liêu la các cọc tre nứa dân bản chặt trên rừng mang về, bao bọc xung quanh là các tấm bạt giáo viên mua từ dưới xuôi mang lên.
Căn bếp nhỏ của các cô giáo cắm bản tại Ploang.
Ngoai nhưng khó khăn trong vấn đề di chuyên va sinh hoat thi sự bất đồng ngôn ngữ cũng là rào cản rất lớn đối với những cô giáo miền xuôi. Tại điểm trường Ploang, đa không ít lần xảy ra nhưng hiêu nhâm do bât đông ngôn ngư giưa cô va tro.
"Các em mầm non ở đây hầu hết không biết tiếng Kinh, các cháu chỉ hiểu tiếng Vân Kiều. Những ngày mới lên bản, thấy học trò chơi nghịch bẩn, các cô mới nói các con "ra bể nước" rửa tay. Nói xong thì các con bỏ ra về. Sau này mới biết, "bể" trong tiếng Vân Kiều là "đi ngủ". Các cô ở đây cũng phải học từ đồng bào về tiếng của họ để dễ giao tiếp và giảng dạy tốt hơn", giáo Trang tươi cười kể lại.
Các em học sinh chính là niềm động lực lớn lao để các cô giáo cắm bản vượt qua khó khăn, tiếp tục sự nghiệp gieo chữ nơi bản nghèo.
Còn đối với nhiều phụ huynh tại điểm trường Ploang, họ luôn trân trọng và dành tình cảm cho những cô giáo cắm bản, và hơn hết là hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập. Bởi vậy, dù phải cõng con đi bộ băng nui, vượt suối hiêm trơ mới tới được lớp học nhưng từ đầu năm tới nay, rất ít trường hợp học sinh nghỉ học, ngoại trừ những ngày mưa lớn, nước dâng cao không thể đi được.
Các cô giáo của Trường Mầm non Trường Sơn đang cố gắng vượt gian khó để giáo dục trẻ được tốt nhất. Nỗ lực để toàn bộ trẻ em bậc học mầm non tại xa miên nui Trương Sơn đêu đươc đên lơp.
Cô giáo Trần Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Sơn cho biêt, ngoài điểm Ploang, thì trên đia ban xa Trương Sơn còn có điểm Sắt cũng nằm rất xa khu vực điêm trường chính, phải đi bộ cả buổi mới đến được. Những điểm trương khác như Hôi Rấy, Nước Đắng còn phải đi bằng đường sông. Đặc biệt, tại bản Dốc Mây vẫn chưa thể mở được điểm trường lẻ do đường sá vào bản quá xa xôi, hiểm trở, phải đi bộ cả ngày rừng.
Nhà trường cũng đang cố gắng vươt qua mọi kho khăn, mơ thêm điêm trương mơi, đê toan bô cac be tai xa miên nui Trương Sơn đêu đươc đên lơp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Lớp học tình thương của ông Hùng Gần 10 năm nay, căn nhà nhỏ của ông Đoàn Minh Hùng (Địa chỉ: 166 Phan Anh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM) đã trở thành lớp học tình thương cho hơn 100 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để đến trường. Cứ đến 5h chiều hàng ngày, các em nhỏ lại tập trung về...