Hàng ngàn giảng viên ĐH đi tỉnh làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT 2020
Hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác để làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng giãn cách đo thân nhiệt đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 – ĐÀO NGỌC THẠCH
Sáng sớm nay (7.8), cán bộ giảng viên một số trường ĐH tại TP.HCM bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác làm nhiệm vụ kiểm tra thi tốt nghiệp THPT.
Từ 6 giờ sáng nay, Trường ĐH Sài Gòn đã bố trí 2 xe loại 30-45 chỗ đưa cán bộ, giảng viên của trường tới Đồng Tháp làm nhiệm vụ thi. Những người trong chuyến đi được kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trước khi lên xe.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng đo thân nhiệt trước khi lên xe – ĐÀO NGỌC THẠCH
6 giờ sáng nay, xe chở đoàn công tác Trường ĐH Sài Gòn đã xuất phát từ trường – ĐÀO NGỌC THẠCH
Cũng từ 6 giờ 30 sáng, hơn 40 cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cũng bắt đầu di chuyển xuống Sóc Trăng trong sáng sớm nay. Ngoài việc trang bị nước rửa tay sát khuẩn và 10 khẩu trang/người, trường bố trí xe giường nằm có giãn cách 20 người/xe 45 chỗ. Trường cũng bố trí mỗi cán bộ giảng viên ở riêng từng phòng thay vì 2 người/phòng như các năm trước.
Xịt khuẩn trường học tại TP.HCM, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trong dịch Covid-19
Trường ĐH Luật TP.HCM bố trí xe giường nằm giãn cách cho cán bộ, giảng viên – Đ.N.T
Mỗi cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM được phát 10 khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn trước khi đi làm nhiệm vụ – Đ.N.T.
Cũng trong sáng nay, hơn 30 giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng xuất phát về Hậu Giang để phối hợp cùng Trường ĐH Nam Cần Thơ kiểm tra công tác tổ chức coi thi. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trường ĐH này khuyến cáo thầy cô phải thực hiện khai báo y tế. Ngoài ra, cũng khuyến cáo các giảng viên cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo trong quá trình tiếp xúc.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được phân công làm nhiệm vụ thi tại Hậu Giang – NGỌC DƯƠNG
Trước khi đi, những người được phân công nhiệm vụ đã trải qua tập huấn và đạt yêu cầu bài kiểm tra theo quy định – NGỌC DƯƠNG
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM khuyến cáo cán bộ giảng viên cài ứng dụng Bluezone để nhận được cảnh báo nếu tiếp xúc gần người nhiễm Covid-19 – NGỌC DƯƠNG
Theo phân công của Bộ GD-ĐT, hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH trên cả nước sẽ tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Người được cử đi cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan; không có người thân dự thi năm nay; không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan tới tiêu cực thi cử. Ngoài ra, 100% cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi phải được tập huấn nghiệp vụ và được xác nhận đạt yêu cầu. Trưởng, phó các đoàn kiểm tra của trường đại học phải là lãnh đạo các trường.
Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT quy định cán bộ, giảng viên của trường ĐH chỉ tham gia kiểm tra các khâu của kỳ thi, từ việc in sao đề thi, bảo quản đề thi, đến khâu coi thi, chấm thi… Trong khi các năm trước, các trường ĐH tham gia trực tiếp vào các khâu này.
Bản tin Covid-19 ngày 6.8: Sẽ có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, nhiều bệnh nhân đang nguy kịch
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Coi thi trên sân nhà, dễ gửi gắm
Năm nay, phần lớn giáo viên THPT coi thi chéo nhưng vẫn trên "sân nhà" nên dễ có tình trạng gửi gắm hay dễ dãi với thí sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: dịch COVID-19 bùng phát nên phải thi thành 2 đợt; không có sự tham gia coi thi, chấm thi của cán bộ giảng viên các trường ĐH, CĐ. Chính vì vậy, các chuyên gia về thi, tuyển sinh cho rằng dù đặc biệt lưu ý phát hiện gian lận thi cử bằng công nghệ cao nhưng cũng đừng quên công nghệ thấp.
Khác với kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 - 2019 có sự tham gia sâu, rộng của lực lượng cán bộ, giảng viên ĐH, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giao toàn quyền cho các địa phương và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Do vậy, đội ngũ giám thị coi thi đều là giáo viên các trường THPT của chính địa phương đó, chỉ thực hiện luân chuyển từ trường này sang trường khác.
Việc coi thi trên "sân nhà" diễn ra trong bối cảnh những dư âm gian lận thi cử 2018 chưa hết nóng khiến dư luận băn khoăn, lo lắng, nhất là các chuyên gia đã từng làm nhiều về thi.
Ông Bùi Viết Toàn, Phó trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Hà Nội cho rằng bên cạnh các vi phạm quy chế thi cử liên quan đến yếu tố công nghệ cao, những vi phạm mang tính truyền thống, công nghệ thấp như phao thi, ném lời giải từ ngoài vào phòng thi (với điểm thi gần đường, nhà dân), trao đổi trong phòng thi luôn cần được lưu tâm.
Theo ông Toàn, các tình huống gian lận mà các cán bộ làm thi của các tỉnh dễ "bỏ qua" có lẽ là trao đổi bài. Trong 1 phòng thì sẽ có những thí sinh làm được bài và đó sẽ là "nguồn" chia sẻ cho cả phòng. "Việc mỗi thí sinh một mã đề đã hạn chế được phần nào điều này nhưng nếu có sự "dễ tính" của cán bộ coi thi thì việc các em có cơ hội trao đổi là rất cao.
Ở mức độ cao hơn của trao đổi bài là nhìn bài của nhau. Có thể trao đổi miệng, trao đổi giấy nháp có viết đáp án, đề thi có viết đáp án cho nhau. Một mánh nữa là các em thí sinh sẽ xin thêm giấy nháp ở môn thi đầu tiên, nếu cán bộ coi thi không để ý thì các em sẽ mang vào (vô tình hay hữu ý đều vi phạm)", ông Bùi Viết Toàn thông tin.
Những năm trước, dù có sự tham gia của các trường ĐH nhưng trong quá trình coi thi, có cán bộ coi thi cho hay từng phát hiện trường hợp thí sinh viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì, giấu phao trong ruột bút, thậm chí viết trên móng tay...
Việc viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì là cách làm truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá hiệu quả. Khi học sinh sử dụng phương pháp này, giám thị phải nhìn rất kĩ mới có thể phát hiện được nội dung
.
Ngoài ra theo một số cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm coi thi, chống tiêu cực trong thi cử cần chú ý tới lực lượng giám thị coi thi. Bởi phần lớn giáo viên THPT coi thi chéo nhưng vẫn trên "sân nhà" nên dễ có tình trạng gửi gắm hay dễ dãi với thí sinh.
"Một kỳ thi nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất luôn là kỳ vọng của ngành Giáo dục, dư luận. Tuy để phòng ngừa những vi phạm có thể xảy trong kỳ thi liên quan đến các yếu tố "công nghệ thấp", giám thị coi thi cũng không thể chủ quan", PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh.
Trường ĐH dành chỉ tiêu cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ra sao? Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt để ứng phó Covid-19. Trước sự điều chỉnh của kỳ thi, các trường ĐH có kế hoạch nào cho thí sinh dự thi đợt 2 được tham gia xét tuyển? Cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM tập huấn công tác thanh tra thi tốt nghiệp...