Hãng năng lượng Nga Rosneft lần đầu khoan thăm dò tại Việt Nam
Tập đoàn năng lượng Nga Rosneft vừa bắt đầu khoan thăm dò thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hãng chạy dự án khoan khai thác ngoài khơi quốc tế.
Nhân viên hãng năng lượng Rosneft đang làm việc – Ảnh: Reuters
Tờ Russia Today cho hay hãng Rosneft ước tính dự trữ khí tự nhiên vào khoảng 12,6 tỉ mét khối với 0,6 triệu tấn khí ngưng tụ ở lô dầu thứ nhất nằm trong khu vực Nam Côn Sơn. Rosneft sẽ khoan đến độ sâu khoảng 1.380 mét ở khu vực có mực nước biển sâu 162 mét.
Hãng dầu khí Nga cũng có kế hoạch khoan thăm dò một lô khác. Theo Rosneft, kết hợp khoan thăm dò hai giếng dầu trong một chương trình sẽ giúp giảm thời gian làm việc và tối đa hóa hiệu quả dự án thăm dò.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin cho hay đội ngũ được chọn cho dự án này đã thể hiện khả năng của họ ở Nga khi khoan thành công giếng dầu nằm ở gần cực bắc nhất của thế giới, tại Biển Kara. Dự án trên dẫn đến việc phát hiện một mỏ dầu mới là Pobeda.
“Hôm nay, công ty bắt đầu một dự án tương tự với tư cách một nhà điều hành khoan dầu trong vùng biển quốc tế. Tôi tin chắc kinh nghiệm thu được ở Việt Nam sẽ được công ty sử dụng không chỉ trong hoạt động của mình ở vùng biển phía Nam mà còn được tận dụng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án ở vùng sâu xa hơn”, ông Sechin nói.
Tập đoàn Rosneft hiện tham gia vào các dự án sản xuất khí đốt, khí ngưng tụ và thăm dò tại hai khu vực ngoài khơi Việt Nam. Công ty sở hữu 32,67% đường ống Nam Côn Sơn và đảm bảo khoảng 12% nhu cầu năng lượng của Việt Nam bằng khí đốt khai thác theo các giấy phép trong năm qua. Hiện tại, Rosneft đang thực hiện một số hướng hợp tác với tập đoàn PetroVietnam.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
Các tập đoàn năng lượng Nga vừa đồng ý đóng băng sản lượng theo thỏa thuận trước đó giữa Nga và Ả Rập Xê Út trong nỗ lực ngăn đà giảm giá dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với các hãng dầu khí ở Điện Kremlin hôm 1.3 - Ảnh AFP
Theo AFP, mở đầu một cuộc họp với các lãnh đạo ngành dầu khí, Tổng thống Nga cho hay Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã dẫn đầu cuộc thảo luận về việc lập thỏa thuận duy trì sản lượng giữa các quốc gia.
"Như Bộ trưởng báo cáo với tôi, tất cả các bạn đều đồng ý với đề nghị này. Thậm chí có một thỏa thuận triệt để hơn nhưng các bạn không đồng ý", ông Putin nói với các sếp công ty dầu khí. Tổng thống Nga cho hay ý tưởng trên nhằm "điều chỉnh mức sản xuất của Nga tại ngưỡng sản lượng vào tháng 1". Hồi tháng 1, Nga sản xuất với mức kỷ lục kể từ thời hậu Xô Viết là trung bình 10,8 triệu thùng/ngày.
Hôm 16.2, sau cuộc họp có cả sự tham gia của đại diện nước Qatar và Venezuela, Ả Rập Xê Út và Nga - hai trong số các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã đề xuất thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức hạn ngạch trong tháng 1 để hỗ trợ giá cả, với điều kiện các nước sản xuất dầu lớn khác cũng làm điều tương tự. Tin tức này làm dấy lên hi vọng rằng thị trường dầu thô sẽ ổn định sau khi chạm đáy 13 năm trong tuần trước vì lượng cung không suy chuyển.
Dù Iran từ chối hợp tác, giá dầu thế giới vẫn đã và đang phục hồi đáng kể khi được hỗ trợ bởi thông tin về một cuộc họp mới sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây của Nga, thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Qatar, Venezuela và Ả Rập Xê Út.
Sau cuộc họp hôm 1.3 do ông Putin dẫn dắt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận rằng các tập đoàn dầu khí Nga đã đồng ý "hỗ trợ" thỏa thuận đóng băng sản lượng để "giảm bớt biến động" thị trường. Tuy nhiên, "các công ty của chúng tôi không đề xuất cắt giảm sản xuất vì điều đó là không thể trong điều kiện địa chính trị hiện nay", ông Novak nói thêm, theo hãng tin Interfax.
Cũng trong ngày 1.3, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết việc đóng băng hạn ngạch sẽ đẩy giá dầu đi lên từ mức thấp nhất trong 13 năm qua. Chuyện dầu giảm giá đã đẩy Nga, quốc gia đã chật vật vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây về vấn đề căng thẳng ở Ukraine, vào suy thoái kinh tế ở năm thứ hai liên tiếp.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc gọi thầu thăm dò dầu khí gần Hoàng Sa Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa. Vị trí các lô dầu khí mà Trung Quốc kêu gọi thăm dò khai thác ở Biển Đông,...